Cách chăm cây lưỡi hổ ra hoa

Phải công nhận một điều là cây cảnh lưỡi hổ là loài cây dễ trồng nhất trong tất cả các loại cây cảnh, vứt góc nào cũng sống, phòng khách, phòng ngủ, ban công cũng chơi, gầm cầu thang hay xó cửa cũng chẳng nề hà,...

Tưới nước cũng được mà quên tưới một tí cũng chẳng hề hấn gì, bón phân thì càng tốt mà chẳng bón phân vẫn sống ngon lành. Dễ tính là vậy, thế nhưng mấy ai biết được rằng, loại cây cảnh này lại cực kỳ khó nở hoa.

Đặc biệt, trong phong thủy còn có quan niệm cho rằng, nếu cây cảnh lưỡi hổ nhà bạn nở hoa điều đó cũng đồng nghĩa với việc gia đình bạn sẽ gặp nhiều may mắn, điềm lành, tài lộc đang tới gõ cửa.

Hoa của cây cảnh lưỡi hổ mọc xung quanh thân cây.

Ngày nay, việc trồng cây cảnh là thú vui của nhiều gia đình. Trong đó, có 1 số loại cây cảnh như lưỡi hổ có thế và lá đẹp, thế nhưng có trồng cả chục năm, chúng ta cũng chẳng bao giờ thấy chúng ra hoa. Tuy nhiên, đến một ngày đẹp trời cây cảnh đó nở hoa cũng đồng nghĩa với việc gia chủ trồng chúng cũng sắp gặp điềm lành. Thế nhưng, nếu chờ đợi "ngày đẹp trời" đó thì cũng chẳng biết đến bao giờ. Thay vì chờ đợi, tại sao chúng ta không thử bắt tay vào chăm sóc cây cảnh lưỡi hổ đúng cách để chúng được ra hoa?

Theo đó, một số loại lưỡi hổ ra hoa màu trắng và có mùi thoang thoảng như hoa oải hương. Một số loại lưỡi hổ khác lại ra những chùm hoa đỏ tươi. Thậm chí, một số cây lưỡi hổ mẹ không có cuống mà trực tiếp ra hoa từ gốc cây thành từng chùm lớn.

Hoa của cây cảnh lưỡi hổ thường nở vào ban đêm và khép lại vào ban ngày. Hương thơm của nó càng nồng nàn và rõ rệt hơn sau khi trời tối.

Hoa của cây cảnh lưỡi hổ cũng khá bề chứ không nhanh tàn. Chúng có thể nở hoa trong khoảng một vài tuần đến một tháng. Sau khi cây cảnh lưỡi hổ này ra hoa đã tàn cũng cần cắt tỉa các cuống hoa từ gốc để bảo toàn năng lượng cho cây sinh trưởng và phát triển.

Bài viết dưới đây sẽ mách bạn biến điều khó có thể thành có thể, giúp cây cảnh lưỡi hổ dù có khó ra hoa đến đâu cũng sẽ hé cánh, trổ bông.

Trồng và chăm sóc cây cảnh lưỡi hổ thế nào để chúng ra hoa?

Lưỡi hổ là nằm trong hàng ngũ cây cảnh đặt nội thất đẹp, dễ trồng và có ý nghĩa phong thủy sâu sắc.

Loại cây cảnh này còn được mệnh danh là "máy lọc không khí tự nhiên" bởi tác dụng thanh lọc không khí cực kì tuyệt vời của chúng.

Cây gây ấn tượng bởi những chiếc lá dày và có hình dạng như lưỡi của con hổ đầy mạnh mẽ và trang nhã. Thế nhưng ít ai biết rằng cây cảnh lưỡi hổ còn có thể ra hoa và hoa rất đẹp, giàu ý nghĩa.

Lưỡi hổ là loại cây cảnh dễ trồng và dễ chăm nhất. Kể cả khi bạn bận rộn không có nhiều thời gian chăm sóc thì chúng vẫn sẽ tươi tốt quanh năm. Thế nhưng nếu muốn cây cảnh lưỡi hổ ra hoa thì cần có sự trồng và chăm sóc đặc biệt. Lưỡi hổ có ra hoa hay không sẽ phù thuộc vào các yếu tố:

1. Cần đặt cây cảnh này ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Nếu để trong nhà thì nên đặt chúng ở cửa sổ, gần ngoài trời để nhận được ánh sáng trực tiếp. Tốt nhất là nên đặt chúng ở cửa sổ hướng Đông.

Theo phong thủy khi cây cảnh nở lưỡi hổ hoa thì gia chủ thường gặp nhiều may mắn trong năm đó. Đối với người chơi hoa thì cây lưỡi hổ nở hoa lại có một vẻ đẹp đầy quyến rũ và nó làm nổi bật hẳn không gian xung quanh.

2. Giai đoạn vàng cần chăm sóc để cây cảnh lưỡi hổ ra hoa đó là khoảng thời gian cây ở giai đoạn rễ bám. Đất trồng để cây phát triển tốt nhất là trong môi trường đất thoáng khí, tơi xốp và thoát nước tốt. Đặc biệt đất trồng lưỡi hổ phải khô ráo, không được bị ẩm hay úng nước. Bạn nên cân nhắc việc sử dụng giá thể trồng kiểng lá chuyên dụng để trồng cây cảnh lưỡi hổ.

3. Để lưỡi hổ ra hoa bạn tuyệt đối phải nhớ không nên tưới nhiều nước cho cây cảnh này. Khi đất trong chậu cảnh khô hẳn, bạn mới nên tưới nước từ phía dưới chậu lên cao dần. Lưu ý lưỡi hổ là loại cây cảnh sợ dư nước nên các bạn không cần tưới thường xuyên. Vào mùa lạnh hay mùa mưa, bạn cũng chỉ cần tưới nước 1 lần/1 tháng cho chậu cảnh trong gian vườn của mình.

Khi cây cảnh được tưới ít nước và được giữa trong điều kiện ánh sáng tốt, cây cảnh sẽ phát triển nhanh chóng từ đó lấp đầy chậu cây. Khi rễ của chúng không còn chỗ nào để phát triển và chậu cây bị lấp đầy bởi rễ cũng sẽ là lúc cây cảnh ra hoa để tự nhân giống.

Những cây cảnh lưỡi hổ được trồng lâu năm thì mới ra hoa.

4. Lưu ý, cây lưỡi hổ mới trồng thì sẽ không ra hoa. Cây cảnh này chỉ ra hoa ở những cây lưỡi hổ đã được trồng lâu năm. Vì vậy, nếu muốn trồng lưỡi hổ ra hoa hãy luôn nhớ trồng một cây cảnh đã được một vài năm.

5. Cây cảnh lưỡi hổ khá giống với xương rồng bởi đặc điểm không cần tốn nhiều công chăm sóc. Bạn cũng không cần bón phân cho chậu lưỡi hổ thường xuyên.

Theo đó vào mùa xuân và mùa hè, bạn nên bón phân cho chúng với mật độ một tháng một lần bằng phân giàu potasse. Các bạn cũng có thể sử dụng phân bón là phân chuồng hoặc phân khoáng cũng rất tốt.

Đặc biệt vào mùa xuân khi rễ cây đã đầy cả chậu các bạn nên tiến hành thay chậu để cây tiếp tục sinh trưởng và phát triển.

Ánh sáng là một trong những điều kiện tiên quyết để cây cảnh lưỡi hổ nở hoa.

5. Tránh để cây trong bóng râm trong thời gian dài. Bạn hãy luôn đảm bảo rằng cây cảnh lưỡi hổ của mình được phơi nắng trực tiếp tối thiểu 3-4 giờ mỗi ngày.

6. Tránh để cây cảnh lưỡi hổ gần nguồn điện AC hoặc gần lò sưởi. Hãy đảm bảo rằng chúng sẽ không bị thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Nếu chăm sóc cây cảnh lưỡi hổ đúng cách như vậy. Hằng năm cây sẽ ra hoa vào tháng 9 đến tháng 2.

Thân cây phát triển có thể rất cao và có đầy đủ các cụm hoa nhỏ, hình ống, màu sắc của hoa phụ thuộc vào tùy từng loại lưỡi hổ khác nhau.

Cây cảnh lưỡi hổ bị bệnh thì cần xử lý như thế nào?

Để hoa cây cảnh lưỡi hổ ra đẹp thì cần giúp chúng sạch bệnh đồng thời theo dõi chúng có dấu hiệu các triệu chứng sau không:

Nếu thấy đốm nâu trên lá, thối ở gốc đồng nghĩa với việc chúng đang bị dư nước.

Nếu thấy lá cây cảnh lưỡi hổ bị thâm đen và mềm, điều đó chứng tỏ cây đang được trồng trong môi trường nhiệt độ quá thấp.

Nếu thấy ngọn lá khô, từng mảng nâu rải rác, điều này có nghĩa là ánh nắng chiếu vào qua cửa kính chứ không phải ánh sáng trực tiếp. Cây cảnh của bạn đang rất cần được đi "tắm nắng".

Nếu thấy lá cây cảnh bị nhạt màu hay mất sự pha trộn tức là chúng đang bị thiếu ánh sáng.

Còn nếu thấy lá con quá mềm thì có nghĩa là bạn đang bón phân cho cây cảnh quá nhiều, giảm bớt trong một thời gian.

Chăm cây cảnh lưỡi hổ vừa nhẹ nhàng, thoải mái vừa ra hoa đẹp, mang lại nhiều may mắn. Ngắm cây cảnh lưỡi hổ nở hoa cũng khiến tâm trạng thoải mái và bình yên. Đặc biệt khi loại cây cảnh này nở hoa còn dự báo điềm lành, may mắn và tài lộc sẽ đến. Chúc mọi người trồng cây cảnh lưỡi hổ nở hoa thành công!

Cây Lưỡi hổ là môt trong những cây có hình dáng khỏe khoắn, thường được chọn làm quà tặng cho người thân, bạn bè với hàm ý cầu bình an và tài lộc nhất là khi chúng ra hoa, vì thế bạ nên có một chậu cây lưỡi hổ ra hoa trong nhà để có may mắn hơn.

Xem thêm: Cây phát tài hợp với tuổi nào? Mệnh gì?

Cách trồng cây lưỡi hổ ra hoa

Để lưỡi hổ ra hoa bạn cần có cách trồng cây lưỡi hổ đáp ứng các điều kiện sau:

Đất trồng: Lưỡi hổ là loại cây khá dễ trồng, do đó bạn có thể sử dụng hỗn hợp đất như sau: hai phần đất cỏ kết hợp 1 phần đất mùn, đất lá mục và cát đổ vào chậu cảnh đảm bảo đất cũng giúp cho loại cây cảnh đường viền này tốt hơn.

Cây lưỡi hổ để bàn

Chọn giống: Với kỹ thuật nhân giống, người trồng có thể chọn cách tách bụi lấy những đoạn thân hoặc rễ có mầm hoặc giâm bằng lá. Tuy nhiên có thể thực hiện giâm lá từ mùa xuân đến mùa hè và chọn một chậu cảnh thấp, rộng cho vào đó hỗn hợp đất. Bên cạnh cách trên, bạn có thể chọn một lá non khỏe và có màu đẹp để cắt ngang sát gốc. Lưu ý nên cắt thành khúc dài 5cm và để tự liền sẹo. Sau đó chôn các khúc lá khoảng ½ vào chậu. Trong khoảng thời gian này các bạn nên tưới ít nước và đặt chậu cảnh ở nơi có nhiều ánh sáng và nhiệt độ cao như vậy cây lưỡi hổ ra hoa sẽ nhiều và đẹp hơn.

Trồng cây lưỡi hổ

Xem thêm: Cây Phát tài bán ở đâu Hà Nội?

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ ra hoa

Mỗi người có cách chăm sóc cây lưỡi hổ riêng sao cho cây phát triển tốt nhất tuy nhiên đều đáp ứng các điều kiện sau:

Tưới nước: Khi đất trong chậu cảnh khô hẳn, người trồng nên tưới nước từ phía dưới chậu lên cao dần. Lưu ý lưỡi hổ là loại cây sợ dư nước nên các bạn không cần tưới thường xuyên. Vào mùa lạnh hay mùa mưa, bạn cũng chỉ cần tưới nước 1 lần/1 tháng cho chậu cảnh trong gian vườn của mình.

Cây lưỡi hổ trang trí nội thất

Bón phân: Cây lưỡi hổ khá giống với xương rồng bởi đặc điểm không cần tốn nhiều công chăm sóc. Bạn cũng không cần bón phân cho chậu lưỡi rồng thường xuyên. Theo đí vào mùa xuân và mùa hè, bạn nên bón phân cho chúng với mật độ một tháng một lần bằng phân giàu potasse. Các bạn cũng có thể sử dụng phân bón là phân chuồng hoặc phân khoáng cũng rất tốt. Đặc biệt vào mùa xuân khi rễ cây đã đầy cả chậu các bạn nên tiến hành thay chậu để cây tiếp tục sinh trưởng và phát triển. Một lưu ý nhỏ là khi thay chậu bạn cần chọn loại đất dành cho xương rồng và 1/3 cát to và chú ý đến việc thoát nước cho chậu cảnh. Cần nhớ rằng cây lưỡi rồng cần rất ít nước và dễ bị úng.

Cây lưỡi hổ trang trí nội thất đẹp

Xem thêm: Tìm hiểu ý nghĩa cây phát tài núi

Các dấu hậu cây lưỡi hổ bị bệnh

Để hoa cây lưỡi hổ ra đẹp thì cần giúp chúng sạch bệnh đồng thời theo dõi chúng có dấu hiệu các triệu chứng sau không:

– Đốm nâu trên lá, thối ở gốc: dư nước.

– Lá bị thâm đen và mềm: nhiệt độ quá thấp.

– Ngọn lá khô, từng mảng nâu rải rác: ánh nắng chiếu vào qua cửa kính.

Cây lá màu có Lá nhạt màu hay mất sự pha trộn: thiếu ánh sáng.

– Lá con quá mềm: bón phân quá nhiều, giảm bớt trong một thời gian.

Để cây lưỡi hổ ra hoa đẹp bạn cần đáp ứng các yêu cầu để cây phát triển tốt, đồng thời cần phải giúp cây không bị bệnh giúp có được chậu cây đẹp như ý.

comments

Video liên quan

Chủ Đề