Cách chuyền bóng xa

Trong đá bóng – môn thể thao vua được rất nhiều người yêu thích có rất nhiều kỹ thuật hay và cần cầu thủ phải luyện tập thường xuyên. Một trong những kỹ thuật đó chính là cách sút bóng bổng. Nếu bạn đạt được kỹ thuật này chuẩn xác chắc chắn những trận đấu bóng sẽ trở nên hấp dẫn và lợi thế hơn rất nhiều.

Thực hiện đá bóng bổng

Vì sao nên tập luyện kỹ thuật sút bóng bổng?

Nếu bạn đam mê môn thể thao vua và thường xuyên theo dõi các trận đấu bóng, bạn sẽ không ít lần được chứng kiến những pha sút bóng bổng đầy mãn nhãn của các cầu thủ nổi tiếng thế giới. Cho dù bạn không thể thực hiện được những pha sút bóng bổng đỉnh cao đến như thế nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể học hỏi và thực hiện kỹ thuật này tốt. Với những pha sút bóng bổng sẽ đem lại rất nhiều lợi ích:

  • Tạo lợi thế về khoảng cách: Những đường chuyền bổng của bóng sẽ giúp quả bóng đi lên không trung vượt quá chiều cao của cầu thủ đội bạn. Tất nhiên khi quả bóng di chuyển trên cao sẽ không thể bị ai ngăn cản hay giành bóng. Muốn quả bóng vượt qua được hàng rào của các cầu thủ đội bạn, việc di chuyển bóng bổng sẽ rất nhanh và hiệu quả.
  • Lực của quả bóng mạnh hơn; để có thể sút bổng quả bóng, cầu thủ sẽ phải lấy đà tạo lực lên bàn chân tác động lên quả bóng nên quả bóng không chỉ di chuyển trên cao mà còn có lực di chuyển mạnh. Đường bóng di chuyển sẽ xoáy và căng hơn đương nhiên thủ môn team bạn sẽ gặp phải khó khăn rất lớn khi đứng trước đường bóng hiểm hóc và khó đoán định hướng đi này.
  • Ghi bàn từ xa: có nhiều trường hợp trước phòng tuyến phòng thủ dày đặc của đội bạn, sẽ rất khó để bạn có thể tiếp cận gần khung thành. Trong những tình huống này, cách đá bóng bổng sẽ phát huy tác dụng của nó vượt qua được phòng tuyến của đội bạn, giúp ghi bàn từ xa vô cùng đẹp mắt. Trong những trận đấu bóng đá khi team bạn thủ quá chặt, những pha tấn công từ xa này sẽ tạo nên bước đột phá.

Mặc dù kỹ thuật đá bóng có rất nhiều và nhưng kỹ thuật đá bóng bổng là một trong những kỹ thuật giúp đem lại rất nhiều lợi thế cho trận đấu của bạn. Nhớ chọn cho mình đôi giày bóng đá chính hãng phù hợp nhất.

Đá bóng bổng đem lại nhiều ưu thế

Một số nguyên tắc cần lưu ý trong cách sút bóng bổng

Trước khi chia sẻ cách sút bóng bổng chúng tôi muốn bạn đọc ghi nhớ những nguyên tắc bắt buộc trong kỹ thuật bóng đá này ngay dưới đây. Bạn sẽ không thể thực hiện được kỹ thuật đá bóng bổng nếu bỏ qua, xem nhẹ những nguyên tắc này nhé:

  • Đặt chuẩn xác chân trụ: với kỹ thuật sút bóng bổng, chân trụ mặc dù không phải tiếp xúc trực tiếp với trái bóng nhưng lại quyết định phần lớn lực sút cũng như sự chính xác của quả bóng. Nếu bạn đặt chân trụ không chuẩn, tỉ lệ bóng bị sai đến 50% rồi.
  • Vị trí của chân trụ với quả bóng quyết định bóng đi bổng hay đi sệt: có thể nói kỹ thuật sút mạnh và kỹ thuật sút bóng bổng được thực hiện gần như nhau nhưng sẽ khác nhau ở khoảng cách của chân trụ tới quả bóng. Khi chân trụ ở khoảng cách xa với quả bóng sẽ tăng biên độ của chân sút với quả bóng và giúp đường bóng đi bổng. Ngược lại chân trụ gần với quả bóng sẽ giúp quả bóng đi sệt.
  • Khi thực hiện cách sút bóng bổng để đảm bảo sự an toàn cho cầu thủ hãy ngả người 1 chút ra phía sau, để khi kết thúc cú sút, cầu thủ không bị mất thăng bằng.
  • Mũi chân của chân trụ chỉ đi đâu sẽ quyết định hướng sút bóng, vì thế hãy đặt chân trụ có mũi chân hướng về vị trí mong muốn và sút bóng nhé.
  • Bóng chỉ đi bổng khi bàn chân tiếp xúc với phần dưới của quả bóng, còn nếu tiếp xúc phần trên bóng sẽ đi sệt và tiếp xúc phần giữa bóng bay song song mặt đất. Vì thế muốn bóng đi bổng, bạn cần chạm chân vào 1/3 quả bóng sát với mặt đất. Nếu muốn thực hiện cách sút bóng bổng xoáy chỉ cần chạm phần má chân trong vào 1/3 quả bóng sát với mặt đất nhé.

Khi đã ghi nhớ kỹ những nguyên tắc kể trên bạn hãy bắt đầu luyện tập kỹ thuật này nhé. Khi bạn đã hiểu được nguyên tắc của nó, việc thực hiện chỉ còn ở sự kiên trì luyện tập của bạn mà thôi.

Kỹ thuật cách sút bóng bổng như thế nào

Sút bóng bổng tưởng đơn giản nhưng làm thế nào để đường bóng di chuyển trên cao mà vẫn đảm bảo chính xác mới là khó khăn của các cầu thủ. Tuy nhiên chỉ cần thực hiện theo đúng kỹ thuật các bước dưới đây chắc chắn bạn sẽ thành công.

Bước 1: Chạy lấy đà

Ý nghĩa của việc chạy lấy đà sẽ giúp cho lực sút từ chân vào quả bóng mạnh hơn, bóng di chuyển nhanh hơn. Chắc chắn bạn đứng nguyên 1 chỗ và sút bóng sẽ không thể hiệu quả bằng việc bạn lấy đà từ cách đó 1 khoảng. Tối thiểu bạn nên chạy lấy đà khoảng 3 đến 6 bước chân. Những bước chân lấy đà sẽ được tăng dần khoảng cách và bước đà cuối cùng sẽ lớn hơn cả.

Bước 2: Vị trí của chân trụ với quả bóng

Để thực hiện cách sút bóng bổng bạn cần đặt vị trí chân trụ cách quả bóng 1 khoảng 2 bước chân. Nếu bạn để chân quá gần, bóng sẽ đi sệt. Khi chân trụ ở xa quả bóng, sẽ giúp cho biên độ giữa chân sút và quả bóng lớn hơn và đương nhiên lực bay của quả bóng cũng lớn hơn.

Bước 3: Thực hiện trụ vững

Sau khi đã hạ chân trụ ở vị trí hợp lý với quả bóng, nhanh chóng bạn cần phải dồn toàn bộ lực toàn thân vào chân trụ này sao cho thật vững. Khi đá bóng, chân trụ thường là chân không thuận để chân thuận thực hiện sút bóng sẽ chuẩn xác hơn. Trụ vững rất quan trọng giúp cho bạn có được sự thăng bằng cũng như tạo điều kiện để chân sút bóng hoạt động tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm: Kỹ thuật của Messi - Rê bóng qua người và sút bóng đẳng cấp

Bước 4: Tạo biên độ giữa chân sút với quả bóng càng lớn càng tốt

Khi đã trụ vững, bạn đưa chân sút bóng về phía sau tạo ra biên độ lớn với quả bóng. Sau đó bạn đưa chân về phía trái bóng và khi đầu gối nằm ở vị trí vuông góc với trái bóng sẽ thực hiện sút.

Bước 5: Sút bóng

Như đã nói ở trên, muốn bóng đi bổng lúc sút bóng bạn cần biết cách lựa chọn cho điểm tiếp xúc giữa bàn chân và trái bóng đúng. Nếu chân tiếp xúc với phần dưới của trái bóng sẽ giúp bóng đi bổng. Nếu trái bóng tiếp xúc với mu bàn chân sẽ đi thẳng còn tiếp xúc với má trong của bàn chân sẽ đi theo đường vòng cung.Trái bóng đi bổng và đi theo đường vòng cung hay còn gọi là cách sút bóng bổng bằng má trong  vô cùng hiểm hóc và rất khó đối với thủ môn đội bạn.

Bước 6: Giữ thăng bằng

Khi thực hiện xong cú sút, bạn cần nhanh chóng đưa cơ thể về trạng thái giữ thăng bằng để tiếp tục di chuyển chuẩn bị thật tốt ứng biến với tình huống bóng tiếp theo. Chắc chắn với những người mới thực hiện cách sút bóng bổng lần đầu sẽ rất dễ ngã trên sân trong tình huống này.

Có thể nói, kỹ thuật cách sút bóng bổng đối với 1 cầu thủ chuyên nghiệp là bắt buộc còn đối với các cầu thủ nghiệp dư càng thuần thục bao nhiêu càng dễ đem đến những trận đấu bóng hoàn hảo bấy nhiêu. Hãy dành thời gian tập luyện nhiều hơn với kỹ thuật này bạn nhé. Thethaovip.com.vn sẽ liên tục cập nhật những kỹ thuật đá bóng mới nhất, hấp dẫn nhất cho bạn đọc.

Hướng dẫn chi tiết các kỹ thuật đá bóng sút bong chuyền bóng.

1. Tầm quan trọng của các kỹ thuật đá bóng.

Một câu nói rất nỗi tiếng của HLV rất nỗi tiếng Scolari nhiều lần giúp đội tuyển bóng đá Brazil vô địch bóng đá Thế giới có một phát biểu mang tính định hướng trong công tác huấn luyện bóng đá rát hay ” THỂ LỰC THÌ VÔ CÙNG QUAN TRỌNG, NHƯNG KỸ THUẬT LẠI CÀNG QUAN TRỌNG HƠN”.

Đúng vậy, như chúng ta biết kỹ thuất đá bóng [gồm có chuyền bóng, sút bóng, sục bóng, dích bóng, tạt bóng, cứa bóng, đệm bóng, vole, ngã bàn đèn, móc bóng, đánh gót….] là kỹ thuật cơ bản quan trọng nhất của một cầu thủ bóng đá, ngay cả dẫn bóng, nhận bóng, đệm bóng đều là kỹ thuật đá bóng một cách mềm mại. Chính vì tầm quan trọng của các cú sút, đường…nen trung tâm huấn luyện đào tạo giảng dạy bóng đá cho trẻ em, người lớn Nam Việt với đội ngũ HLV là các giảng viên Trường ĐH TDTT TpHCM, muốn phân tích giới thiệu các kỹ thuật sút đá bóng cho mọi người tham khảo.

Giảng viên, HLV Trịnh Đình Dương và học trò tuyển thủ Quốc Gia Trần Minh Vương

2. Phân loại kỹ thuật bóng đá.

Kỹ thuật bóng đá có 2 loại:

+Kỹ thuật không bóng:

-Đi bộ, chạy, nhảy, di chuyển, động tác giã, kỹ thuật không bóng của thủ môn.

+Kỹ thuật có bóng:

-Đá bóng, nhận bóng, dẫn bóng, đánh đầu, động tác giã, ném biên, tranh cướp bóng, kỹ thuật có bóng của thủ môn.

Trong đó riêng kỹ thuật đa bóng chính của cầu thủ hay dùng là:

-Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân, kỹ thuật sút bóng bằng mu chính diện, kỹ thuật chuyền bóng bằng mu trong, động tác đá bóng bằng má ngời, kỹ thuật đá bằng mủi bàn chân, kỹ thuật đánh gót, kỹ thuật ngã bàn đèn, xục bóng, lốp bóng…các kiễu đá khác.

3. Phân tích chi tiết các kỹ thuật đá bóng cơ bản nhất của các cầu thủ bóng đá.

BÀI PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ĐÁ BÓNG BẰNG LÒNG BÀN CHÂN CÁC SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ TRƯỜNG ĐH TDTT TP.HCM CHUẨN BỊ ĐI THỰC TẬP ĐỌC THAM KHẢO NHÉ.


1. Phân loại:– Kỹ thuật có bóng .

2. Tác dụng: 

– Dùng để chuyền bóng ở các cự ly trung bình và ngắn [ cự ly ngắn 5-15m, trung bình 15-25m].– Đây là một kỹ thuật phản xoáy vì thế thường dùng để kết thúc cầu môn từ những quả tạt.

3. Ưu điểm:

– Diện tiếp xúc giữa chân và bóng tương đối lớn, nên đá bóng đi thẳng và chính xác, động tác dể học dễ sử dụng.

4. Nhược điểm:

– Do kết cấu động tác lúc chân đá bóng đánh ra trước tới một mức độ hợp lý nhất định, thì đầu gối và mủi bàn chân phải xoay ra phía ngoài cơ thể, làm cho sự đánh chân đá bóng bị hạn chế. Do đó bóng đá đi không căng và không xa. – Nhược điểm lớn nhất là dễ bị đối thủ phán đoán được hướng đi của bóng.

5. Kết cấu kỹ tuật động tác đá bóng bằng lòng bàn chân: [ chia làm 5 giai đọan].

– Chạy đà: Chạy thẳng hướng định đá, chạy nhanh dần, bước cuối cùng dài để giảm quán tính chạy đà,tạo thuận lợi cho vung chân lăng và các động tác kế tiếp. – Đặt chân trụ: Đặt chân trụ bắt đầu từ gót chuyển qua cả bàn, mủi chân trụ đặt thẳng hương định đá bóng, đặt trong khoảng mép trước và mép sau của bóng, cách hông bóng khoảng 10-15cm. Đầu gối chân trụ hơi khuỵu, trong tâm rơi về phía chân trụ, tày cùng phía chân trụ nâng lên và đưa ngang để dử thăng bằng, trong khi mắt nhìn vào bóng. – Vung chân lăng: Khi chân trụ đặt xuống đất thì chân đá tiếp tục lăng về sau, đùi duổi cẳng chân co để tạo lực, khi đưa về trước gần tiếp xúc với bóng thì đầu gối và bàn chân xoay ra ngoài tới khi sắp chạm bóng thì bàn chân đá xoay ngang 90 độ, gan bàn chân nằm trên mặt phẳng của mặt đất, mủi chân hơi cong lên, cổ chân phải lên gân cứng cố đinh. Tốc độ chuyển động của bàn chân khi vung về trước tăng dần. [Có 2 cách vung chân: Cách vung chân bằng cách bộc phát đùi kéo cẳng chân và sau khi tiếp xúc bóng thì di chuyển tiếp về phía trước, loại này thời gian tiếp xúc bóng dài, cự ly của vung chân lớn, nên bóng bay đi nhanh. Ngược lại, nếu bóng chỉ bay đi hoàn toàn vào sự vung của cẳng chân, dung lực bộc phát đá vào bóng rồi dừng lại không đá tiếp ra trước thì thời gian tiếp xúc bóng ngắn nên lực tác động tương đối bé và bóng đi không mạnh. – Tiếp xúc: Diện tiếp xúc bóng của bàn chân là tam giác phía trong của bàn chân [xương cùng ngón cái, mắt cá trong và gót]. Bàn chân hướng thẳng về mục tiêu định đá bóng tới để cho lòng bàn chân tiếp xúc đúng tâm sau của quả bóng, như vậy lực sẽ đi qua tâm của bóng làm cho bóng đi thẳng và mạnh. Nếu muốn cho bóng đi bổng thì thân người ngả về phía sau chân đá tiếp xúc vào phần dửa dưới của bóng, làm lực tác động theo chiều từ dưới lên trên làm cho bóng bay bổng. – Kết thúc: Theo quán tính của chân đá, sau khi tiếp xúc bóng chân đá tiếp tục đưa về phía trước để phát huy hết lực. Khi bóng rời chân, động tác chân vẩn còn vung về trước và lên cao một chút, sau đó cầu thủ xoay cổ chân và đùi trở về tư thế bình thường sau đó hạ xuống, bước thêm một hai bước để giảm quán tính chạy đà rồi dừng lại.

BÀI PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ĐÁ BÓNG BẰNG MU GIỮA BÀN CHÂN
1. Phân loại:
– Kỹ thuật có bóng .
2. Tác dụng: 
– Dùng để chuyền bóng, phá bóng, đặc biệt là sút bóng vào cầu môn ghi bàn thắng ở các cự ly ngắn, trung bình và xa [ cự ly ngắn 5-15m, trung bình 15-25m, xa 30m trở lên].
3. Ưu điểm:
– Nhờ biên độ vung của chân đá bóng rộng và tốc độ nhanh, cho nên lực của cú sút rất mạnh, bóng đi thẳng căng, độ chính xác cao và rất uy lực.– Đây là kỹ thuật tự nhiên của động tác, cho phép cầu thủ đá quả bóng dài, ngắn, căng, nhẹ, cao, thấp, mà không ảnh hưởng nhiều đến kỹ thuật chạy của anh ta.

4. Nhược điểm:
– Nhược điểm lớn nhất là ít biến hóa trong đường đi của bóng, không kịp thời thực hiện được các ý đồ chiến thuật .


5. Kết cấu kỹ tuật động tác đá bóng bằng mu giữa bàn chân:

– Chạy đà: Chạy thẳng hướng định đá, chạy nhanh dần, bước cuối cùng dài để giảm quán tính chạy đà, tạo thuận lợi cho vung chân lăng và các động tác kế tiếp. – Đặt chân trụ: Đặt chân trụ bắt đầu từ gót chuyển qua cả bàn, mủi chân trụ đặt thẳng hương định đá bóng, đặt trong khoảng mép trước và mép sau của bóng, cách hông bóng khoảng 10-15cm. Đầu gối chân trụ hơi khuỵu, trong tâm rơi về phía chân trụ, tày cùng phía chân trụ nâng lên và đưa ngang để dử thăng bằng, trong khi mắt nhìn vào bóng. – Vung chân lăng: Khi chân trụ đặt xuống đất thì chân đá tiếp tục lăng về sau, đùi duổi cẳng chân co để tạo lực, khi đưa về trước gần tiếp xúc với bóng thì cổ chân duổi căng và dử cứng hướng mu giữa vào tâm sau của bóng. Ban đầu chân lăng về phía trước, chủ yếu theo trục của khớp hông, khi đùi gần tới phương thẳng đứng thì trục chuyển động chủ yếu lại là khớp gối, tuy đùi vẫn tiếp tục chuyển động, nhưng cẳng chân “bật” mạnh về trước với lực bột phát. – Tiếp xúc: Vị trí tiếp xúc của bàn chân với bóng là phần xương sống của bàn chân, hay bề mặt trên của xương bàn chân kể từ các ngón tới khớp cổ chân [bao gồm bề mặt các xương hộp, xương sên, xương chêm và một phần của 4 đốt đầu 4 xương bàn chân]. Bàn chân hướng thẳng về mục tiêu định đá bóng tới để cho mu giữa bàn chân tiếp xúc đúng tâm sau của quả bóng, như vậy lực sẽ đi qua tâm của bóng làm cho bóng đi thẳng và chính xác. 

– Kết thúc: Theo quán tính của chân đá, sau khi tiếp xúc bóng chân đá tiếp tục đưa về phía trước để phát huy hết lực, sau đó hạ xuống, bước thêm một hai bước để giảm quán tính chạy đà rồi dừng lại.

DẠY KỸ THUẬT ĐÁ BÓNG BẰNG MU NGOÀI BÀN CHÂN

Thuần thục kỹ thuật đá bóng bằng mà ngoài rất quan trọng, đây là kỹ thuật trùng với bước chạy nên rất thuận lợi thực hiện kỹ thuật đá bóng, dấu được ý đồ chuyền bóng, cầu thủ phải có kỹ thuật điêu lyện hoặc tập luyện từ rất sớm mới thực hiện được kỹ thuật sút bóng bằng mà ngoài

1. Phân loại:– Kỹ thuật có bóng .

2. Tác dụng: 


– Dùng để chuyền bóng ở các cự ly ngắn, trung bình và xa [ cự ly ngắn 5-15m, trung bình 15-25m, xa 30m trở lên], đá phạt, đá phạt góc, đặc biệt là sút bóng vào cầu môn ghi bàn thắng.

 3. Ưu điểm:
– Một ưu điểm lớn của kỹ thuật này là cầu thủ có thể đá bóng mạnh để bóng đi vòng cung mà mà không phải dừng bước chạy của mình.

– Nhờ động tác vung chân gọn, ra chân nhanh, có thể tận dụng sự thay đổi linh hoạt của đầu gối và khớp mắt cá để thay đổi hướng và tính chất của bóng bay đi. Nó còn có tính bí mật nhất định và biến hóa trong đường đi của bóng, kịp thời thực hiện được các yếu tố chiến thuật.
4. Nhược điểm:

– Nhược điểm lớn nhất của Kiểu đá nay là tương đối khó, đòi hỏi thời gian tập luyện nhiều và tập luyện sớm, tập luyện công phu, mới thực hiện nhuần nhuyễn được.
5. Kết cấu kỹ tuật động tác đá bóng bằng mu ngoài bàn chân:

– Chạy đà: Chạy thẳng hướng định đá, tần số bước chạy ngắn, tốc đọ tang dần, bước cuối cùng dài để giảm quán tính chạy đà, biên độ tay không rộng và chân bước sẵn sang để điều chỉnh chuẩn bị cho giai đoạn đặt chân trụ được tốt. 
– Đặt chân trụ: Đặt chân trụ bắt đầu từ gót chuyển qua cả bàn, mủi chân trụ đặt thẳng hương định đá bóng, đặt trong khoảng mép trước và mép sau của bóng, cách hông bóng khoảng 15-20cm. Đầu gối chân trụ hơi khuỵu, trong tâm rơi về phía chân trụ, tày cùng phía chân trụ nâng lên và đưa ngang để dử thăng bằng, trong khi mắt nhìn vào bóng. 
– Vung chân lăng: Khi chân trụ đặt xuống đất thì chân đá tiếp tục lăng về sau, đùi duổi cẳng chân co để tạo lực, khi đưa về trước gần tiếp xúc với bóng, chân đá – từ hông xuống dưới quay vào trong, mủi chân chúc xuống dưới và gót chân nâng lên, khớp cổ chân duổi căng và dử cứng hướng mu ngoài vào tâm sau của bóng.
– Tiếp xúc: Cầu thủ đá xiên góc vào vào mặt bên của trục dọc bóng, Vị trí tiếp xúc của bàn chân với bóng là bề mặt trên của xương ngón chân út và áp út. Đối với bóng là tâm sau của bóng, lưu ý: Chạm bóng càng xa trục dọc thì bóng đi càng xoáy và sức bóng đi càng yếu.
– Kết thúc: Theo quán tính của chân đá, sau khi tiếp xúc bóng, chân đá tiếp tục đưa về phía trước để phát huy hết lực, sau đó hạ xuống, bước thêm một hai bước để giảm quán tính chạy đà rồi dừng lại.              
Web:bongdanamviet.vn – 0902002728

VIDEO HƯỚNG DẪN CHI TIẾT KỸ THUẬT ĐÁ BÓNG BẰNG MU NGOÀI

4. Cách dạy một kỹ thuật đá bóng cơ bản từ đầu cho người mới học tập đá bóng

– 16 Tháng Hai, 20200

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TPHCM

TRUNG TÂM DẠY BÓNG ĐÁ TRẺ EM NAM VIỆT UY TÍN CHẤT LƯƠNG

Trong phạm vi của bài biết chúng tôi muốn giới thiệu bài viết: Hướng dẫn kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân.

Để bé, hoặc những người mới học đá bóng biết cách đá bóng bằng mu trong thì HLV, Thầy cô giáo phải tuần tự dạy theo cách sau.

NGHE RÕ – NHÌN RÕ – XÚC GIÁC – CẢM GIÁC VẬN ĐỘNG – HIỄU RÕ

1,NGHE RÕ: Thầy Cô giáo dùng phương pháp lời nói:

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ĐÁ BÓNG BẰNG MU TRONG BÀN CHÂN cho học viên nghe rõ.1. Phân loại:– Kỹ thuật có bóng .2. Tác dụng:– Dùng để chuyền bóng ở cự ly trung bình và xa [cự ly trung bình 15-25m, xa 25m trở lên]– Các quả tạt cánh từ hai biên.– Sút cầu môn, đá phạt, đặc biệt là đá những quả bóng có đường vòng cung lớn [banane].3. Ưu điểm:– Đây là một kỹ thuật tự nhiên của bản năng, từ khi mới sinh ra tới khi bắt đầu tập luyện bóng đá, hầu hết mọi người đều thích đá kỹ thuật này, vì vậy việc hình thành động tác và cảm giác bộ phận tiếp xúc mu trong đã có từ trước, rất thuận lợi cho việc học tập.– Ngoài ra do hướng chạy đà, vị trí đặt chân trụ củng tương đối linh hoạt, kết hợp với biên độ vung chân lăng đa dạng, nên kỹ thuật này có thể đá bóng bay theo nhiều quỹ đạo khác nhau, đặc biệt là quỷ đạo bóng đi hình vòng cung lớn là đặc trưng của kỹ thuật đá này.– Dấu được ý đồ chuyền bóng, mang tính chiến thuật cao.4. Nhược điểm:– Do đặc điểm tiếp xúc của mu trong hơi nhỏ và ở phía bên trong bàn chân nên tếp xúc hơi khó, vì thế đá bóng đi có độ chính xác không cao.– Nhược điểm thứ 2 là do yêu cầu của kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân phải chạy đà xiên một góc 45 độ, chạy theo hình vòng cung, đặc biệt biên độ vung chân lăng phải lớn nên mất rất nhiều thời gian khi đá bóng.

5. Kết cấu kỹ tuật động tác đá bóng bằng mu trong bàn chân: [ chia làm 5 giai đọan].

5 giai đoạn đá bóng

– Chạy đà: Do đặc điểm tiếp xúc bóng bằng mu trong, [xương cùng ngón cái tới mắt cá trong] nên chạy lấy đà của kiểu đá này chếch với hướng định đá bóng chừng 45 độ, thân người hơi ngã về phía trong, đường chạy đà hơi vòng cung, chạy nhanh dần, bước ngắn, tần số cao để dễ điều chỉnh bước cuối cùng khi đặt chân trụ. Bước cuối khi chuẩn bị đặt chân trụ phải dài để giảm quán tính chạy đà, giúp cơ thể không lao về trước, tạo thuận lợi cho vung chân lăng và các động tác kế tiếp.– Đặt chân trụ: Đặt chân trụ bắt đầu từ gót chuyển qua má ngoài rồi tới mủi bàn chân, mủi chân trụ đặt thẳng hương định đá bóng, đặt ngang với mép sau của bóng, cách hông bóng khoảng 20-25cm. Đầu gối chân trụ hơi khuỵu, trong tâm rơi về phía chân trụ, tư thế thân người nghiêng về phía chân trụ và hơi ngả về phía sau, tày cùng phía chân trụ nâng lên và đưa ngang để dử thăng bằng, trong khi mắt nhìn vào bóng.– Vung chân lăng: Do đường chạy đà hơi vòng và lệch 45 độ cho nên động tác vung chân lăng của của kỹ thuật này củng hơi khác. Khi vung chân về sau đùi hơi mở ra do ảnh hưởng của các cơ duổi dạng và xoay đùi ra ngoài. Đường vung chân về sau hơi chếch về phía chân trụ. Để giử thăng bằng cho cơ thể, tay đối diện với chân lăng củng đánh mạnh về sau, thân người ngã vặn đối lập với hướng vung chân tạo cho tư thế cơ thể căng ra như hình cánh cung. Động tác vung chân về trước có quỹ đạo ngược chiều với hướng vung chân về sau lúc này bàn chân duổi hết và hơi bẻ ra ngoài, chuẩn bị cho giai đoạn tiếp xúc bóng. Động tác vung chân về trước làm cho đùi hơi khép lại và khi đùi gần tới phương thẳng đứng thì đường chuyển động của thân gần như thẳng hàng với hướng sút bóng. Tốc độ chuyển động của bàn chân khi vung về trước tăng dần, mu bàn chân thẳng căng, ngón chân khép lại, mủi bàn chân hướng ra ngoài.– Tiếp xúc: Vị trí tiếp xúc của chân với bóng là tam giác phía trong của bàn chân [xương cùng ngón cái, mắt cá trong và gót], tiếp xúc vào tâm sau của bóng. Nếu muốn cho bóng đi bổng thì chân đá tiếp xúc vào phần giữa dưới của bóng, làm lực tác động theo chiều từ dưới lên trên làm cho bóng bay bổng.

– Kết thúc: Theo quán tính của chân đá, sau khi tiếp xúc bóng chân đá tiếp tục đưa về phía trước để phát huy hết lực. Khi bóng rời chân, động tác chân vẩn còn vung về trước và lên cao một chút, sau đó cầu thủ xoay cổ chân và đùi trở về tư thế bình thường sau đó hạ xuống, bước thêm một hai bước để giảm quán tính chạy đà rồi dừng lại.

2.NHÌN RÕ: Thầy cô giáo dùng phương pháp trực quan, thị phạm cho học viên nhìn rõ động tác đá bóng bằng mu trong.

Video Thầy Trịnh Đình Dương đang thị phạm kỹ thuật đá bóng bằng mu trong

Nếu không thị phạm được là một thiệt thòi lớn cho học viên, thì chiếu video

3.XÚC GIÁC: Hai giai đoạn quan trọng nhất của kỹ thuật đá bóng đó là đá bóng và tiếp xúc. Quý Thầy cô phải cho học trò tập đặt chân trụ và tiếp xúc trước, trước tiên là tiếp xúc.

Viedo học viên lớp bóng đá người lớn nam việt đang tập tiếp xúc và đặt chân trụ

4.CẢM GIÁC VẬN ĐỘNG: Quý Thầy Cô cho học viên thực hiện tại chổ, 1 bước chạy đá, đá lực nhẹ, khoảng cách nhắn, 1 bước đặt chân trụ, đá từ dễ đến khó, cho người học có cảm giác vận động đúng.

Video học viên trung tâm dạy bóng đá người lớn nam viêt thực hiện chạy đá đá bóng.

5.HIỄU RÕ: Qúy Thầy Cô quan sát học viên tập luyện, khi phát hiện sai, lỗi, Thầy cô dùng lại, phân tích, thị phạm lài, dùng phương pháp hỏi đáp, lặp lại để cho người tập hiểu đúng toàn bộ động tác.

Trên đây là bài viết mà trung tâm dạy bóng đá người lớn, trẻ em nam việt muốn giới thiệu cách dạy một kỹ thuật đá bóng. nếu các bạn muốn trao đổi vui lòng gọi 09020027228. hoặc truy cập váo bongdanamviet.vn hoặc youtube: trung tâm bóng đá nam việt xem thêm video

Trên đây là bài viêt phân tích, hướng dẫn chi tiết các kỹ thuật đá bóng cơ bản: chuyền bóng bằng lòng, sút bóng bằng mu giữa, chuyền bóng bằng lòng, đá bóng bằng mu ngoài…Qua bài viết Trung tâm dạy bóng đá cho trẻ em, người lớn nam việt hi vong là tài liệu tham khảo hữu ích cho mọi người.
Wed: bongdanamviet.vn – 0902002728

  • HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁC KỸ THUẬT ĐÁ BÓNG SÚT BONG CHUYỀN BÓNG

Video liên quan

Chủ Đề