Cách đánh giá một bức tranh năm 2024

Hội họa ngày nay là kết quả của bao nhiêu kinh nghiệm đời trước nên không thể bỏ qua bất kỳ một giai đoạn tiến triển hay kỹ thuật của một môn phái nào. Thêm vào đó, dù không học cầm chổi sơn bút vẽ, ta cũng cần biết qua loa họa sĩ dùng bút chổi theo những phương pháp nào thì mới thông cảm được cho họ. Dĩ nhiên ta không cần phải đi sâu vào chi tiết như một người học vẽ, chỉ cần biết một số tối thiểu những lề lối chính yếu để hướng dẫn và bổ túc sự nhận xét chủ quan.

Những lề lối này nhiều khi không được ngày nay áp dụng nữa song đã đưa các họa sĩ thời trước đến nhiều kiệt tác mà thức giả giờ đây còn ca tụng. Vậy nên những điều đó dù có lỗi thời với người sáng tác lo tìm con đường mới nhưng vẫn cần thiết cho những ai muốn hiểu họa phẩm có tiếng của Le Tintoret, Rubens, Corot hay Seurat…

Theo các giáo sư hội họa và một số đông họa sĩ: phương diện kỹ thuật bức họa là sự kết hợp theo đường lối nào đó có những yếu tố được thể hiện: nét vẽ, màu, ánh sáng. Vì vậy ta cần xét riêng về mỗi yếu tố cũng như về cách sắp đặt, trình bày để bao quát toàn thể và thấu đáo tinh thần. Nghĩa là khi nhìn, ta vẫn phải vận dụng cả lý trí chứ không chỉ những thụ động theo cảm xúc.

Nét vẽ

Viễn họa (perspective)

Vật càng xa mắt trông càng nhỏ đi nên các đường ở hình thể sẽ chạy hun hút về một tụ điểm (point principal) trên một vạch chân trời (horizon) cao ngang tầm mắt khán giả.

Vậy nên khi xem tranh, ta phải lựa chỗ đứng lùi ra cách tranh vừa đủ xa, khiến chân trời cao bằng mắt và tụ điểm trúng thằng vào giữa mắt.

Cách đánh giá một bức tranh năm 2024

Trong bức họa Refectoire des Frères của Magnasco, những đường của ở thẳng trước mặt, mắt thấy sao cứ vẽ thẳng vậy. Những đường hai bên tường và đường bàn tiệc chạy chéo cả về tụ điểm chung, ở gần vạch thành cửa sổ, thẳng dây đèn xuống: tụ điểm ở đây là điểm trung tâm của mặt tranh, nơi gặp nhau của đường nối chéo góc.

Cách đánh giá một bức tranh năm 2024

Phòng ăn của các giáo huynh - Refectoire des Frères của Magnasco

Tuy nhiên điều kiện viễn họa mà các họa sĩ cổ điển coi là cốt yếu lại không được chú trọng lắm từ hậu bán thế kỷ XIX. Nhiều danh họa đã từ bỏ lề lối trên, nhường sự thể hiện bề sâu cho các nhà điêu khắc nặn khối. Nhóm Ấn tượng cần ánh sáng và không khí với khói mây mờ ảo hơn là không gian của hình học. Gauguin, Matisse vẽ hình phẳng dẹt, hướng về ý nghĩa tượng trưng và màu sắc. Seurat vã bằng các nét màu lấm chấm rất nhỏ, rồi sự hỗn hợp lung linh cũn cho cảm tưởng sâu xa. Cézanne dùng đường chạy ngang để chỉ phương xa, đường đứng dọc để vạch cao sâu, chia bức họa ra nhiều khoảng với màu biến chuyển, chỉ muốn gợi ra cảm tưởng sâu xa chứ không muốn vẽ sâu xa theo ý nhà kỷ hà học nữa. Nhóm lập thể lại mổ xẻ các khối vật với tham vọng trình bày cả bề trong lẫn bề ngoài mặt này mặt khác.

Các tỉ lệ cân đối

Họa sĩ từ thời cổ đã băn khoăn tìm kiếm tỉ lệ cân đối, rồi phỏng theo các nghệ thuật tiền tiến như kiến trúc, điêu khắc hoặc rút kinh nghiệm quan sát những mẫu mực kích thước cần thiết để thể hiện sự đẹp cho hợp với ý nguyện chung.

Về con người:

  • Mặt thì phải trái xoan hoặc hình trứng và chia bốn phần đều nhau (từ đỉnh đầu đến hết chân tóc trước trán - từ đó đến ngang kẽ mắt - từ mắt đến hết múi - từ đầu mũi đến hết cằm: phần này lại chia 3 đợt: miệng phải nằm giữa đợt 1 và đợt 2).
  • Bàn tay phải dài bằng ¾ đầu, nghĩa là bằng mặt - bàn chân dài bằng đầu; cẳng chân hoặc 2 cẳng xoạc ra dài bằng ½ người, thân người dài bằng 3,5 đầu; cổ, bắp tay nổi thớ thịt, bụng cẳng chân to tròn bằng nhau. Thân trẻ em lúc mới sinh dài bằng ⅓ khi trưởng thành; khi lên ba tuổi thì bằng ½, lên bảy bằng ⅔…

Xét tỉ lệ bàng nghĩa là 13/8, (√5+1)/2 hay 1,618, các họa sĩ thấy đúng với nhiều bộ phận: nếu người cao 1m30 thì từ chân đến rốn là 80cm; nếu cao 1m618 thì cánh tay đến đầu ngón tay là 1,...

Các họa sĩ đều nhận rằng nếu bức họa có kích thước theo tỉ lệ vàng thì dễ chia các phần không đều nhau mà trông gọn mắt nhất, khiến sự phân phối cảnh vật được điều hòa trên toàn diện: áp dụng tỉ lệ đó (1,618 hoặc (√5+1)/2) người ta thấy khi chia bức tranh ra hai phần lớn nhỏ thì phần nhỏ so với phần lớn cũng bằng tỉ lệ phần lớn so với toàn diện.

Có nhiều cách để đi tới kích thước như vậy

  1. Cách 1: Vẽ hình vuông ABCD, kéo vạch chéo BO, O nằm giữa CD. Hạ OB vòng xuống đến E: OB=OE. Dựng EF và nối BF: EC/CD=CD/ED. Hình chữ nhật AFED rất gọn mắt tuy chia 2 phần không đều nhau ABCD và BFEC. Các cảnh vật định vẽ sẽ phân phối ra hai phần đó, tránh được sự phân đôi ở giữa bởi nếu chia ở giữa sẽ có sự cân đối hai bên quá máy móc.
  2. Cách 2: Cách này của họa sĩ Serusier. Một khung tranh ABCD. Hạ AD xuống D’, rồi lập thành hình vuông AA’D’D. Hạ BC xuống C’, rồi lập thành hình vuông B’BCC’. 2 hình vuông đó sẽ đè lên nhau 1 phần. Kéo những vạch chéo góc của mối hình vuông và của hình chữ nhật lớn. Những vạch chéo đó sẽ như một màng lưới bao bọc những nét chính của cảnh vật định vẽ, khiến các nét đều tuân theo một định hướng riêng không loạc choạc lung tung, thì toàn thể bức vẽ mới nhất trí

Ngoài ra người ta cũng căn cứ vào tỉ lệ vàng mà tính sẵn ra những kích thước tranh, để họa sĩ dễ chia bức họa cho tương xứng: Fibonacci đã lập một hàng con số: 1, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144,... Mỗi số dưới là tổng của 2 số trên. So với số trên và so với số dưới, mỗi con số cũng theo sát tỉ lệ vàng. Do đó người ta đã đóng sẵn những khung cho họa sĩ như khung căng với mặt vải 89 x 144; hoặc nếu không sẵn thì họa sĩ tự đo lấy.

Tuy nhiên lối thực hiện sự cân xứng như trên có tính quá cơ xảo nên từ cuối thế kỷ trước, nhiều họa sĩ đã không theo.

Nhịp điệu

Nét vẽ của họa sĩ biểu lộ rất nhiều biến chuyển tâm lý nên muốn đồng cảm với họ, ta cần theo dõi được những hướng, những chiều, những cử động hay đường ngắn, dài, ngang, dọc, gãy hay tròn, lặn vào màu hay hiện ra ánh sáng, tỏ hay mờ, tùy từng bức tranh và tùy từng họa sĩ.

Người xem muốn nhận ra, cần tìm ở những phần chính yếu trong tranh, một vài nét rõ rệt nhất mà dò hướng.

Một cách nữa để tìm được rung động của họa sĩ, đó là khi có định hướng rồi, họa sĩ thuận tây đưa nét bút theo những đường chủ động. Những đường đó giá thử vẽ hẳn ra được, thì chạy về một hướng, vòng vèo, cong ra uốn vào. Người xem phải dò nét bút mà tưởng tượng ra. Phương pháp này thường dành cho các vị họa sĩ khi thưởng thức với nhau.

Hướng chung còn chưa đủ, còn phải cho tương ứng để đồng điệu hoặc cho tương phản để chế hóa nhưng phản hay ứng của mỗi nét đều nhằm mục đích phù hợp với toàn thể. Lý do thật đơn giản: nếu chỉ một vật lẻ loi, một hình trơ trọi hay một thứ nét thì còn thành đâu điệu gì nữa. Cong tròn phải có ngay thẳng, nếu không tất mềm yếu lả lướt, cũng như ngắn phải có dài, không thì tủn mủn cứng cỏi, bóng phải có sáng kẻo u tối nặng nề; hay nói theo quan niệm phương Đông thì là đã có Âm phải có Dương. Vì vậy, hễ thấy một đường thẳng, ta cần tìm xem còn đường thằng nào ở chỗ khác sánh nhịp không.