Cách gửi thông báo đăng ký chế độ kế toán năm 2024

Việc thay đổi chế độ và hình thức kế toán là nhu cầu của nhiều doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh. Để phù hợp với mô hình quản lý, khối lượng công việc kế toán phát sinh việc chuyển đổi là cần thiết. Ketoangiare.net giới thiệu đến bạn các mẫu công văn đăng ký chuyển đổi hình thức và chế độ kế toán DN đang áp dụng qua bài viết dưới đây.

Năm 2017 DN được phép lựa chọn 1 trong 2 hình thức, chế độ kế toán:

- Chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (thay thế QĐ 15/2006/QĐ-BTC) áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp bắt đầu từ năm tài chính 2015.

- Chế độ kế toán theo TT 133/2016/TT-BTC (thay thế QĐ 48/2006/QĐ-BTC) áp dụng cho doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, siêu nhỏ bắt đầu từ năm tài chính 2017.

- Doanh nghiệp đang áp dụng chế độ kế toán này muốn chuyển sang áp dụng chế độ kế toán khác thì sẽ phải làm công văn thông báo chuyển đổi chế độ kế toán gửi lên cơ quan thuế.

Căn cứ: Điều 3 của TT 133

"Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính. Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư này thì phải thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan Thuế."

\=> Doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn đăng ký áp dụng chế độ kế toán theo TT 200 => Làm công văn thông báo tới cơ quan thuế

Doanh nghiệp đang áp dụng chế độ kế toán theo TT 200 muốn chuyển về áp dụng theo TT 133 (hoặc ngược lại) thì vẫn phải thực hiện gửi thông báo đến cơ quan thuế như trên.

*Mẫu công văn thông báo các bạn tải về theo link dưới đây:

1.Tải công văn áp dụng thông tư 133/2016/TT-BTC áp dụng cho DN nhỏ và vừa tại đây:goo.gl/irhFLA

2.Tải công văn chuyển chế độ kế toán từ TT 200 sang TT 133 tại đây:goo.gl/FtCVkD

3.Tải công văn chuyển hình thức, chế độ kế toán từ QĐ 48 sang TT 200 tại đây:goo.gl/Npj5CJ

LƯU Ý:

- Doanh nghiệp áp dụng theo chế độ kế toán nào thì phải áp dụng nhất quán đến hết năm tài chính.

- Việc áp dụng các hình thức ghi sổ kế toán, các mẫu biểu phải phù hợp theo quy định với chế độ kế toán đã đăng ký.

Ketoangiare.net vừa chia sẻ với bạn bài viết Mẫu Công Văn Đăng Ký Thay Đổi Hình Thức Và Chế Độ Kế Toán. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ nắm và biết cách vận dụng cho chính xác. Chúc các bạn sức khỏe và thành công.

Công văn đăng ký hình thức kế toán không thể thiếu khi doanh nghiệp khi đi vào hoạt động. Việc đăng ký hình thức kế toán với chế độ kế toán phải phù hợp với loại hình, ngành nghề của doanh nghiệp và phải đúng mẫu quy định.

Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán được sử dụng để ghi chép, tổng hợp số liệu từ chứng từ gốc. Các số liệu được sắp xếp theo trình tự và phương pháp ghi chép nhất định.

Chế độ kế toán là những quy định, hướng dẫn về kế toán đối với một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể được ban hành bởi cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền.

Do đó, chế độ kế toán sẽ quy định về hình thức kế toán của doanh nghiệp tùy vào từng loại hình kinh doanh, quy mô của doanh nghiệp. Khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần phải đăng ký hình thức kế toán với cơ quan thuế.

Các chế độ kế toán được áp dụng hiện nay

Tùy vào loại hình, ngành nghề kinh doanh và quy mô doanh nghiệp tiến hành đăng ký các chế độ kế phù hợp. Cụ thể:

Chế độ kế toán theo Thông tư 132/2018/TT-BTC.

Thông tư 132/2018/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ. Bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế và phương pháp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.

Chế độ kế toán áp dụng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.

Áp dụng cho các đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.

Chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Áp dụng với đối tượng là các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Thường sẽ áp dụng cho các doanh nghiệp lớn.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được áp dụng quy định của Thông tư này nếu phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình. Tuy nhiên cần phải có công văn đăng ký và thực hiện kế toán nhất quán trong năm tài chính.

Chế độ kế toán theo Thông tư 107/2017/TT-BTC.

Áp dụng cho cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập. Trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp. Áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành; tổ chức, đơn vị khác có hoặc không sử dụng ngân sách nhà nước.

Chế độ kế toán theo Thông tư 177/2015/TT-BTC.

Áp dụng với các đối tượng là bảo hiểm tiền gửi (BHTG) tại Việt Nam. Bao gồm cả Trụ sở chính của BHTG Việt Nam và các đơn vị trực thuộc BHTG Việt Nam.

Mẫu công văn đăng ký hình thức kế toán

Công văn đăng ký hình thức kế toán không thể thiếu khi doanh nghiệp khi đi vào hoạt động.

Mẫu công văn đăng ký hình thức kế toán như sau. Tải mẫu

Cách gửi thông báo đăng ký chế độ kế toán năm 2024

Hiện nay, nhiều công cụ giúp cập nhật quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh doanh. Trong đó có phần mềm kế toán Kaike. Phần mềm giúp cập nhật thông tin thường xuyên về các quy định kế toán. Không chỉ hỗ trợ kế toán mà còn giúp giám đốc nắm bắt kịp thời pháp luật liên quan lĩnh vực này.

Xem thêm: Những việc kế toán cần làm khi công ty mới thành lập

Sử dụng phần mềm kế toán Kaike Free

Hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ tham gia chuyển đổi số kế toán, GMO thực hiện chương trình tặng miễn phí phiên bản Kaike Free

TRẢI NGHIỆM NGAY