Cách xem máy tính mình là máy gì năm 2024

Cách xem dòng máy Laptop rất đơn giản nhưng cũng không phải ai cũng biết cách thực hiện. Vậy trong bài viết ngày hôm nay, IPL sẽ chia sẻ cho bạn cách để có thể xem dòng máy cho Laptop dễ dàng.

Dòng máy Laptop là một thông tin vô cùng quan trọng để người dùng hiểu rõ hơn về thiết bị của mình. Hầu hết, người dùng chỉ tập trung vào các thông tin như dung lượng, bộ hớ, cấu hình cũng như thương hiệu mà quên mất đi chúng ta cũng nên xem dòng máy.

Khi biết rõ về dòng máy, bạn sẽ dễ dàng trong việc lựa chọn các linh kiện phù hợp với dòng Laptop của mình. Hoặc trong trường hợp thiết bị có vấn đề, bạn có thể báo cho kỹ thuật biết dòng máy là dòng nào để họ có thể bảo trì máy tính cũng như khắc phục thiết bị dễ dàng hơn.

Cách xem máy tính mình là máy gì năm 2024

Có rất nhiều cách để chúng ta có thể xe dòng máy Laptop, dưới đây, IPL sẽ chia sẻ cho bạn các cách để bạn áp dụng vô cùng nhanh chóng và tiện lợi.

Hiện nay, các hãng Laptop đều cung cấp cho khách hàng thông tin sản phẩm thông qua nhãn dán ngay bên dưới đáy của thiết bị. Do đó, nếu các nhãn dán không quá cũ, bạn vẫn có thể xem được dòng máy, nhà sản xuất và cả số Seri ngay bên trên.

Ngoài ra, nhãn này còn cung cấp thêm một ố thông tin cơ bản khác nữa. Nếu như thiết bị của bạn đã dùng lâu và nhãn dán bị rách hoặc có thể là do bạn đã thay đổi vỏ máy thì bạn vẫn có thể xem được dòng máy theo cách dưới đây.

Cách xem máy tính mình là máy gì năm 2024

\>> Xem thêm: Cách vô hiệu hóa bàn phím Laptop

Nếu như trong trường hợp bạn đã thay vỏ máy hay nhãn dán đã quá mờ và bạn không thể nhìn thấy được các thông tin cần thiết, bạn có thể thực hiên thao tác sau để xem thông tin dễ dàng.

Bước 1: Nhấn Windows + R > Nhập CMD > Chọn OK.

Cách xem máy tính mình là máy gì năm 2024

Bước 2: Nhập wmic csproduct get name > Chọn Enter.

Cách xem máy tính mình là máy gì năm 2024

Bước 3: khi lệnh chạy xong, bạn sẽ nhìn thấy Model mainboard laptop của mình bên dưới chữ Name.

Bước 1: Bạn nhấn Esc hoặc Delete ngay khi khởi động máy. Vì tùy thuộc vào dòng máy của bạn mà cách truy cập qua BIOS hoàn toàn khác nhau, bạn nên xem trước để biết thiết bị của mình truy cập vào BIOS bằng phím nào nhé!

Cách xem máy tính mình là máy gì năm 2024

Bước 2: Nhấn phím mũi tên trên bàn phím để di chuyển sang Tab Information.

Bạn sẽ nhìn thấu ngay tên mã Laptop, nhà sản xuất và có cả số Serial của thiết bị.

Trên đây là tổng hợp các cách giúp bạn có thể xem được dòng Laptop của mình đang sử dụng là gì. Và bạn có thể yên tâm vì dù cho bạn thiết bị của bạn có cũ quá thì vẫn có thể xem được dòng máy của mình. Hy vọng bài viết trên đây sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn. Chúc bạn thực hiện thành công!

Khi muốn mua một chiếc máy tính mới, Laptop để học tập, hay muốn nâng cấp cấu hình máy để chạy nhanh hơn, hoặc muốn kiểm tra thông tin máy tính hiện tại có đáp ứng đủ yêu cầu chạy các phần mềm, Game nào đó hay không… đó là những tình huống mà bạn bắt gặp thường ngày.

Cách xem máy tính mình là máy gì năm 2024

Để kiểm tra các thông số cấu hình một chiếc máy tính PC, hay Laptop, Notebook,… rất đơn giản, cách xem thông tin máy tính chỉ cần nhớ một vài thao tác, vì vậy những bạn nào đang cảm thấy “mù tịt” về chuyện này hãy để HnamMobile giúp bạn tìm hiểu cách xem thông tin máy tính nhé

Mục lục bài viết []

  • 1.
  • 2.
  • 3.
  • 4.
  • 5.
  • 6.

Sử dụng lệnh msinfo32

Nếu bạn đang dùng laptop/PC chạy Windows 8.1 hoặc Windows 10 thì có thể sử dụng cách này. Rất đơn giản, chỉ cần nhấn tổ hợp phím “Cửa sổ Windows +R”. Sau đó 1 hộp thoại hiện ra các bạn gãy gõ “msinfo32” để toàn bộ thông tin máy tính hiện ra. Ngoài thông số về cấu hình, các bạn còn có thể xem được nhiều thông tin khác về phần cứng, phần mềm đang chạy trên máy..

Cách xem máy tính mình là máy gì năm 2024

Ngay sau đó cửa sổ System Information được hiện ra. Tại đây bạn có thể xem được rất nhiều các thông tin khác nhau như: Hệ điều hành máy tính đang chạy là bản 32 bit hay 64 bit, nhà sản xuất, bộ vi xử lý, Ram, tên hệ thống,.. Bạn có thể vào menu bên trái để xem thêm các thông tin chi tiết về phần mềm và phần cứng.

Cách xem máy tính mình là máy gì năm 2024

Sử dụng Computer Properties

Cách kiểm tra thông tin máy tính thứ 2 đó là sử dụng Properties trong máy tính. Cách này áp dụng được cho tất cả các hệ điều hành từ Windows XP cho đến Windows 10.

Nếu bạn đang dùng máy tính chạy Windows 8 trở lên hãy tìm đến biểu tượng “This PC” -> nhấn chuột phải -> chọn “Properties”.

Cách xem máy tính mình là máy gì năm 2024

Hộp thoại System Properties xuất hiện, đến đây là bạn có thể xem những thông tin của cấu hình máy tính như sau: Thông số CPU, RAM, hệ điều hành đang dùng (Win 7, Win 8 hay Win 10), trạng thái bản quyền Windows.

Như theo hình 2 bên dưới bạn sẽ thấy:

- CPU: Intel(R) Pentium(R) CPU N3700.

- RAM: 8GB.

- Hệ điều hành: Windows 10.

Cách xem máy tính mình là máy gì năm 2024

Sử dụng lệnh dxdiag

Mặc dù cách này khá cổ điển nhưng nó vẫn đem lại hiệu quả cho người dùng và còn cho chúng ta nhiều thông tin hơn. Để kiểm tra cấu hình máy tính bạn hãy mở cửa sổ Run bằng tổ hợp phím “cửa sổ + R” > gõ lệnh “dxdiag” > nhấn “Enter”.

Cách xem máy tính mình là máy gì năm 2024

Với lệnh Dxdiag, hệ thống sẽ hiển thị cho các bạn các thông tin tương tự như cách 2 và có thêm 1 số thông tin khác về: màn hình, âm thanh, các thiết bị nhập liệu, hỗ trợ,…

Cách xem máy tính mình là máy gì năm 2024

Kiểm tra thông tin máy tính bằng phần mềm CPU-Z

Các bước để cài đặt phần mềm CPU-Z để kiểm tra thông tin máy tính

  • Tải phần mềm CPU-Z về và cài đặt.
  • Sau đó mở phần mềm lên bạn sẽ thấy có rất nhiều tab và mỗi tab sẽ cho bạn biết chi tiết thông số của máy tính.
  • Chỉ cần để ý đến tab CPU và bạn sẽ thấy được tên CPU, tốc độ chạy và đặc biệt bạn sẽ biết thông số Cores và Threads

Ưu điểm của CPUZ là cực kỳ gọn nhẹ, nhưng lại cung cấp các thông tin cấu hình rất chi tiết.

Ví dụ: Như nhìn vào khung đỏ ở hình 2 ta sẽ thấy Cores 4 Threads 8 biểu thị CPU có 4 nhân 8 luồng xử lý.

Cách xem máy tính mình là máy gì năm 2024

Mỗi tab của phần mềm CPU-Z là các thông số cấu hình.

Tab CPU: Gồm thông tin về tên CPU Intel Core , có tốc độ 2.00GHz. Tiếp đến, bên góc phải phía dưới có thông số Cores 4 Threads 8 biểu thị CPU có 4 nhân 8 luồng xử lý.

Tab Caches: Cung cấp thông tin về xung nhịp, bộ nhớ đệm của vi xử lý trên máy của bạn

Tab Mainboard: những thông tin về bo mạch chủ trên máy tính như tên hãng (Manufacturer), mẫu (Model), phiên bản BIOS (Version),…

Tab Memory: Thông tin của RAM ở tab Memory bao gồm dung lượng RAM, loại RAM và tốc độ RAM như hình dưới đây:

Tab SPD: Dung lượng bộ nhớ trên máy của bạn và tốc độ xử lý

Tab Graphics: Thông tin về card màn hình máy tính

Tab Bench: Đo, kiểm tra cấu hình máy tính của bạn xem đạt được ngưỡng sức mạnh đến đâu. Nếu bạn chỉ có nhu cầu xem cấu hình máy tính thì không nên sử dụng tính năng này vì nó có thể gây hại đến máy tính.

Tab About: Thông tin về phiên bản CPU-Z mà chúng ta đang sử dụng, tác giả, trang chủ của phần mềm CPU-Z, hệ điều hành Windows đang sử dụng, DirectX.

Kiểm tra thông tin máy tính bằng công cụ Everest Ultimate Edition

Everest Ultimate Edition là một phần mềm hàng đầu trong lĩnh vực xem thông tin phần cứng chi tiết, danh sách được sắp xếp theo bố cục hiển thị rõ ràng. Chỉ 1 cú nhấp chuột là bạn đã có thể biết được tên phần cứng, phiên bản, hãng sản xuất và nhiều hơn thế. Everest Ultimate Edition nổi bật hơn cả bởi tính năng nhận diện hơn 100.000 thiết bị và liên tục được cập nhật hàng ngày. Công cụ mang tới cho bạn giải pháp để xem chi tiết thông tin phần cứng và chẩn đoán hệ thống chính xác.

Cách xem máy tính mình là máy gì năm 2024

Các tính năng của công cụ để xem thông tin về máy tính:

- Thông tin phần cứng cấp thấp: 47 trang

- Phần mềm và hệ điều hành thông tin: 45 trang

- Thông tin liên quan đến an ninh: 6 trang

- DirectX thông tin bao gồm cả tính năng tăng tốc Direct3D

- Mô-đun chẩn đoán đơn giản hóa xử lý sự cố

- 10 mô-đun chuẩn để đo lường FPU, CPU và bộ nhớ hoạt động

- Kết quả tham khảo điểm chuẩn để so sánh hiệu suất đo để các hệ thống khác

- Cache & Memory Benchmark Suite

- Đĩa cứng, ổ đĩa quang và ổ đĩa flash điểm chuẩn với sự hỗ trợ RAID

- Thời gian hoạt động và thời gian chết thống kê với các lỗi quan trọng truy cập

- Màn hình chẩn đoán để kiểm tra khả năng của màn hình CRT và màn hình LCD

- Hệ thống ổn định thử nghiệm với giám sát nhiệt nhấn mạnh FPU, CPU, bộ nhớ, bộ nhớ cache và đĩa

- Giám sát phần cứng để theo dõi nhiệt độ hệ thống và điện áp trên khay hệ thống, OSD, Vista Sidebar hoặc bàn phím Logitech

- Nhiệt độ, điện áp và dữ liệu RPM fan hâm mộ đăng nhập vào HTML và CSV file log

- Quá nóng, sụt giảm điện áp, điện áp và làm mát có lỗi phát hiện mới!

- High Definition Audio và OpenAL chi tiết card âm thanh mới!

- AMD Stream và thông tin thiết bị NVIDIA CUDA GPGPU mới!

- Liên kết website: CNTT cổng thông tin, phần mềm và trình điều khiển tải

- Nhà sản xuất liên kết: thông tin sản phẩm, trình điều khiển và BIOS tải

- Cơ sở dữ liệu thông tin phần cứng trong hơn 104.000 thiết bị thông tin ép xung

Kết luận

Bạn có thể bắt gặp các công cụ khác cũng hỗ trợ kiểm tra thông tin máy tính tuy nhiên với mục đích dễ dàng nhất cho người dùng. Bài viết chỉ như mẹo bỏ túi, rất gọn nhẹ nhưng đảm bảo đầy đủ những gì bạn cần. Hi vọng với những cách làm này sẽ giúp ích cho bạn trong việc kiểm tra thông tin máy tính.