Căn cứ để xây dựng kế hoạch Tiếng Việt lớp 5

PHÒNG GD – ĐT MANG YANG

TRƯỜNG TH AYUN SỐ 1

 

                    Số: 01/KH-TCTV

                                                            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

            Ayun, ngày    tháng 9 năm 2021

KẾ HOẠCH

TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ

NĂM HỌC 2021-2022

Căn cứ công văn số 727QĐ-UBND ngày 11/8/2021 của UBND tỉnh Gia Lai về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ Công văn số 234/PGDĐT-TH, ngày 06 tháng 09 năm 2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Mang Yang về nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2021-2022;

Căn cứ công văn 201/ PGDĐT-TH ngày 06/8/2021 của Phòng GD&ĐT Mang Yang về hướng dẫn xây dựng Kế hoạch tăng cường Tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng thiểu số, năm học 2021-2022”;

Căn cứ tình hình thực tế trường TH Ayun số xây dựng kế hoạch Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc năm học 2021-2022 như sau:

Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đối với giáo dục tiểu học theo Chương trình Giáo dục phổ thông, đặc biệt là chất lượng giáo dục môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh vùng sâu, vùng xa còn yếu tiếng Việt; bảo đảm cho học sinh đạt được yêu cầu cần đạt của môn học; giúp các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học. Bồi dưỡng thái độ và lòng yêu thích môn tiếng Việt, tinh thần và ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Kịp thời ứng phó với tình hình dịch covid-19 bùng phát.

2. Nhiệm vụ:

Giúp học sinh nắm chắc ý nghĩa của ngôn ngữ Việt, hiểu đúng nghĩa của từ ngữ thường gặp trong các văn bản thông qua các môn học chính khoá cũng như các phân môn tiếng Việt theo tài liệu hướng dẫn.

Giáo viên phát huy tính linh hoạt, sáng tạo trong việc kết hợp giảng dạy tăng cường tiếng Việt phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình.

Bám sát nội dung hướng dẫn và phương pháp, biện pháp, hình thức giảng dạy tăng cường tiếng Việt để thực hiện giáo dục có hiệu quả.

3. Nội dung, hình thức giảng dạy:

a. Nội dung:

Thực hiện việc tăng cường dạy học Tiếng Việt thông qua việc lồng ghép vào từng tiết dạy, từng môn học. Đảm bảo cuối năm học sinh đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt; học sinh tự tin trong trong học tập, giao tiếp bằng tiếng Việt.

Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, xây dựng thư viện thân thiện như: xây dựng thư viện trong lớp học, thư viện ngoài trời [thư viện xanh]; xây dựng Câu lạc bộ học sinh nói, viết tiếng Việt giữa các khối lớp, các điểm làng; xây dựng góc ngôn ngữ tiếng Việt; tổ chức giao lưu tiếng Việt giữa các lớp, các khối lớp, .. theo chủ đề : “ Chúng em nói Tiếng Việt ”.

Thực hiện sử dụng Tài liệu Em nói tiếng Việt ở lớp 1.

b. Hình thức, đối tượng thực hiện:

* Đối với trạng thái bình thường[vùng xang]

Thực hiện tăng cường tiếng Việt qua các phân môn tiếng Việt [Tập đọc, chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn] và các môn học khác như: Toán, Đạo đức, TNXH.

Đối tượng tổ chức thực hiện: Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn từ lớp 1 đến lớp 5.

Tổ chức tăng cường 2 buổi chiều/tuần[4tiết/tuần, chiều thứ 3 và chiều thứ 5] để thực hiện.

* Đối với trạng thái[vàng, đỏ]

  • Lập phiếu bài tập giao cho học sinh.
  • Tập trung vào 2 môn Toán Tiếng Việt căn cứ vào đối tượng HS cung cấp  kiến thức cốt lõi, căn bản của từng bài, chủ đề
    1. Thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/TTg-CP

2.1 Hình thức dạy học[Học sinh nghỉ nhà]

  • Lập phiếu bài tập giao từng cho học sinh 2lần/tuần thu sửa bài cho HS.
  • Tập trung vào 2 môn Toán Tiếng Việt căn cứ vào đối tượng HS cung cấp kiến thức cốt lõi, căn bản của từng bài, chủ đề

4. Biện pháp tổ chức thực hiện:

Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân đối với công tác tăng cường dạy học Tiếng Việt cho các em chính là nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số.

Huy động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số học sinh, phân luồng học sinh, dạy phân hóa theo đối tượng .

Chỉ đạo giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học tăng cường tiếng Việt phù hợp với đặc điểm của học sinh;

Chỉ đạo giáo viên kết hợp cùng các cùng với Đội TNTP, VT tổ chức thực hiện tốt các hoạt động vui chơi, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian, hát dân ca, chúng em nói tiếng Việt, Xây dựng câu lạc bộ Phát thanh măng non…các hoạt động phong trào của ngành… tổ chức.

Chuyên môn, tổ khối trưởng, kết hợp cùng GV có trách nhiệm lên kế hoạch, triển khai và thường xuyên theo dõi tình hình giảng dạy của mỗi giáo viên để có biện pháp giúp đỡ: phụ đạo cái yếu, cái chưa đạt của từng học sinh.

Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm triển khai các nội dung giảng dạy tăng cường tiếng Việt trong tổ mình phụ trách.

Đầu năm học giáo viên dạy các lớp tổ chức rà soát, căn cứ vào chất lượng khảo sát đầu năm và kết quả học tập năm trước từ đó mỗi giáo viên chủ động có kế hoạch dạy học cụ thể, phù hợp với đối tượng học sinh; Chú ý dạy học tích hợp môn Tiếng Việt vào các môn học khác và tất cả các hoạt động giáo dục; chú trọng việc rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh; khuyến khích học sinh giao tiếp bằng tiếng Việt ở mọi lúc, mọi nơi: trong giờ học, giờ ra chơi, chào cờ, sinh hoạt lớp, làm cho học sinh luôn mạnh dạn, tự tin, thường xuyên nói tiếng Việt trước đám đông.

Giáo viên thể hiện đầy đủ các yêu cầu, nội dung giảng dạy tăng cường tiếng Việt tại giáo án của từng bài học có liên quan và thực hiện sử dụng tài liệu Em nói Tiếng việt cho học sinh lớp 1.

Xây dựng thư viện thân thiện, thư viện góc lớp, trang trí lớp học, tạo môi trường và tăng cường văn hóa đọc, tổ chức ngày hội “văn hóa đọc” cho học sinh; tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, trò chơi, giao lưu tiếng Việt cho học sinh.

Nhà trường thành lập Ban giao khoán chất lượng đầu năm học khảo sát từng đối tượng học sinh về khả năng đọc, viết và giao khoán chỉ tiêu cho giáo viên. Cuối năm sẽ khảo sát lại đảm bảo không có học sinh không biết đọc, biết viết  và lấy làm căn cứ để xét thi đua lớp học, giáo viên và xếp loại cuối năm.

Trên đây là kế hoạch thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số năm học 2021-2022 của trường TH Ayun số 1.

Nơi nhận:                                                                                                                                                                                                              KT/ HIỆU TRƯỞNG

- Phòng GD&ĐT [B/c];                                                                                                                                                                                        PHÓ HIỆU TRƯỞNG        

- Website Trường TH Ayun số 1;                                                                                                                                                                                     [Đã kí]

 - Lưu: VT, CM.                                                                                                                                                                        Nguyễn Ngọc Tâm           

Video liên quan

Chủ Đề