Xây dựng hệ thống vận hành doanh nghiệp

Tại Sao Một Số Dân Sales Lại Thành Công Hơn Những Người Khác Dù Không Có Vẻ Gì Thông Minh Hay Chăm Chỉ Hơn?

Bằng cách liên tục thực hiện những nguyên tắc này, cuối cùng bạn sẽ vươn tới được vị trí của một nhà vô địch trong lĩnh vực sales Nhiều năm trước, khi tôi bắt đầu sự nghiệp bán hàng của mình, tôi đã phải vật lộn trong nhiều tháng, hiếm khi kiếm được đủ tiền […]

Quản lý hiệu quả là điều kiện tiên quyết để tạo nên sự thành công và duy trì sự bền vững của doanh nghiệp. Hệ thống quản lý doanh nghiệp là gì? Các bước xây dựng hệ thống này như thế nào? Trang bị các kiến thức này để xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp tối ưu, phù hợp. 

Hệ thống quản lý doanh nghiệp là gì?

Hệ thống quản lý doanh nghiệp là các chính sách, quy tắc, hướng dẫn, quy trình và thủ tục được sử dụng trong toàn bộ doanh nghiệp nhằm triển khai, thực hiện, phát triển chiến lược kinh doanh và tất cả các hoạt động quản lý liên quan.

Mỗi phương pháp quản lý có thể dẫn đến các tư duy và nhận thức khác nhau về hệ thống quản lý doanh nghiệp.

  • Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000
  • Hệ thống kiểm soát nội bộ
  • Hệ thống sản xuất tinh gọn  
  • Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

Cách xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp tối ưu 

Hệ thống quản lý doanh nghiệp bao gồm hoạt động quản lý như xây dựng cơ chế quản trị, cơ cấu tổ chức, quản lý tài trình, nguồn lực, hành chính và vận hành doanh nghiệp. 

Xây dựng quy chế quản trị

Xây dựng quy chế quản trị nội bộ doanh nghiệp là bước đầu tiên cần làm để xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp. Quy chế quản trị nội bộ là các văn bản được doanh nghiệp ban hành nội bộ để điều hành và kiểm soát công ty. Ngoài ra, quy chế này cũng quy định các hoạt động và quản lý tài chính của doanh nghiệp.

Quy chế quản trị đóng vai trò là nền tảng, là khung cho các bước xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp tiếp theo được hoàn thiện. Các quy chế nội bộ được ban hành thường bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

  • Trình tự, thủ tục về triệu tập và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông.
  • Trình tự, thủ tục ứng cử, đề cử, bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm các thành viên Hội đồng quản trị.
  • Trình tự, thủ tục tổ chức họp Hội đồng quản trị.
  • Trình tự, thủ tục lựa chọn, miễn nhiễm, bổ nhiệm cán bộ quản lý.
  • Quy trình, thủ tục phối hợp hoạt động giữa Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành và Ban kiểm soát.
  • Quy định về đánh giá các hoạt động, khen thưởng, kỷ luật
  • Quy trình, thủ tục thành lập các tiểu ban Hội đồng quản trị.

Xây dựng cơ cấu tổ chức

Đây là bước tiếp theo nhà quản lý cần thực hiện để hoàn thiện cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Các công việc cụ thể mà nhà quản lý cần thực hiện bao gồm:

  • Phác thảo sơ đồ cơ cấu tổ chức phù hợp với doanh nghiệp.
  • Xây dựng bộ tài liệu mô tả bộ phận, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.
  • Phác thảo phân công trách nhiệm giữa các phòng ban, bộ phận của doanh nghiệp.

Xây dựng quản trị tài chính

Ngay sau khi thiết lập cơ cấu tổ chức thì việc xây dựng hệ thống quản trị tài chính cần được thực hiện ngay lập tức. Bởi nó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Quản trị tài chính bao gồm quản trị nguồn vốn, từ tiền mặt, vốn, tài sản cho đến các chi phí phát sinh khác] nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xây dựng nên các quy định, quy trình, hướng dẫn về tạm ứng, thanh quyết toán, thu hồi và theo dõi công nợ...

Quản lý sản xuất kinh doanh

Hoạt động sản xuất bao gồm các hoạt động nhập hàng, kiểm soát, bán hàng, quản lý hàng tồn kho, tiếp nhận và xử lý thông tin của khách hàng. Các hoạt động này vận hành trơn tru, suôn sẻ thì kinh doanh mới mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tối ưu, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã ứng dụng các phần mềm, nền tảng công nghệ. 

Quản lý nguồn lực

Vốn và nhân sự là 2 nguồn lực quan trọng mà doanh nghiệp cũng cần quản lý chặt chẽ. Vốn ở đây không chỉ bao gồm tiền mặt mà còn là cơ sở vật chất, tài sản cố định của doanh nghiệp. Về vốn và các tài khoản cố định, doanh nghiệp cần đưa ra các quy định quản lý máy móc, thiết bị cũng như bảo dưỡng, sửa chữa máy móc. Về nhân sự, bạn cần đưa ra các quy định tuyển dụng, bồi dưỡng và đào tạo nhân sự. 

Quản lý hành chính

Khâu cuối cùng để hoàn thiện hệ thống quản lý doanh nghiệp là xây dựng quản lý hành chính. Đây là toàn bộ các hoạt động tổ chức, phối hợp, điều hành và quản lý thông tin trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo mọi việc hoạt động suôn sẻ. Ban quản trị cần xây dựng các quy định, quy trình, hướng dẫn quản lý thông tin, tài liệu cho doanh nghiệp.

Xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp tốt sẽ giúp mọi hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru, tạo năng suất và đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. Trên đây là các bước hướng dẫn xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp phổ biến. Các bước này có thể linh hoạt thay đổi, bổ sung tùy theo mô hình kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Trong mọi lĩnh vực, nếu tổ chức/doanh nghiệp muốn hoạt động trơn tru, hiệu quả và tiết kiệm chi phí thì việc xây dựng quy trình vận hành doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Các thông tin bổ ích về quy trình vận hành doanh nghiệp sẽ được CyberSign giải đáp qua bài viết dưới đây.

Quy trình vận hành doanh nghiệp là gì?

Quy trình vận hành là gì?

Quy trình vận hành được hiểu là tập hợp các nguyên tắc, nhiệm vụ nhân viên cần tuân thủ thực hiện theo lộ trình/tuần tự nhất định nhằm đạt được mục tiêu chung mà doanh nghiệp đề ra.

Quy trình vận hành cũng có thể thay đổi theo tính chất công việc hoặc các dự án khác nhau để phù hợp và thích nghi với sự biến động của môi trường xung quanh.

Tầm quan trọng của quy trình vận hành doanh nghiệp

Quy trình vận hành có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. Có thể kể đến:

  • Giúp nhân viên xác định rõ công việc cần làm và trình tự thực hiện
  • Cấp quản lý phân công lao động rõ ràng
  • Cải thiện sự hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp
  • Tăng lợi thế cạnh tranh

Quy trình vận hành doanh nghiệp được xây dựng đảm bảo chất lượng, năng suất và tiến độ công việc, tạo ra môi trường làm việc chuẩn mực, chuyên nghiệp. Qua đó doanh nghiệp được hưởng các lợi ích như: 

  • Hiệu suất làm việc tăng lên
  • Nhân viên năng động và làm việc hiệu quả hơn
  • Giảm thiểu các vấn đề phát sinh khi quy trình đã được chuẩn hóa theo một trình tự nhất định.
  • Tiết kiệm chi phí và thời gian.

Phân loại quy trình trong doanh nghiệp

Quy trình trong doanh nghiệp có thể chia thành 4 nhóm như sau:

  • Quy trình quản lý vận hành
  • Quy trình quản lý khách hàng
  • Quy trình đổi mới
  • Quy trình về xã hội/điều tiết cơ quan quản lý nhà nước

Công việc xây dựng quy trình vận hành doanh nghiệp tốn thời gian do đòi hỏi nhiều kỹ năng và công sức thực hiện.

Theo năm tháng, quy mô doanh nghiệp tăng lên, số lượng nhân sự và khối lượng công việc cũng tăng lên. Do vậy, doanh nghiệp nếu không có quy trình vận hành thì sẽ đe dọa đến tiến độ công việc và kết quả mục tiêu đề ra. 

Quy trình vận hành doanh nghiệp

Các bước tạo dựng và kiểm soát quy trình vận hành doanh nghiệp hiệu quả

Bước 1: Xác định nhu cầu trong quy trình vận hành doanh nghiệp

Bước đầu tiên, bước nền tảng khi xây dựng quy trình vận hành doanh nghiệp chính là xác định nhu cầu để xây dựng quy trình vận hành doanh nghiệp.

Xác định nhu cầu là yếu tố đầu tiên bởi vì doanh nghiệp xác định đúng nhu cầu mới có thể thiết lập, xây dựng quy trình vận hành phù hợp với quy mô tổ chức. Các cấp lãnh đạo sẽ phân tích, nghiên cứu, đánh giá lại hạng mục đảm bảo quy trình vận hành được thực hiện kịp thời.

Những nhu cầu cơ bản khi xây dựng quy trình vận hành doanh nghiệp có thể là thiết lập lại hệ thống, nâng cấp trang thiết bị sử dụng trong quy trình vận hành, cơ cấu lại bộ máy quản lý hoặc nhân sự,… 

Bước 2: Thiết lập các mục tiêu cho quy trình vận hành doanh nghiệp

Bất kỳ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào cũng cần xây dựng, hệ thống mục tiêu cụ thể, rõ ràng và phù hợp. 

Quy trình làm việc được thiết lập các mục tiêu còn giúp doanh nghiệp nâng hiệu suất làm việc, công việc hoàn thành đúng tiến độ. Ngoài ra, mục tiêu còn là nền tảng cho mọi quyết định cũng như tiến trình quản lý của tổ chức, doanh nghiệp.

Bước 3: Xác định đối tượng thực hiện quy trình vận hành

Sau khi đã thiết lập các mục tiêu cụ thể, bước kế tiếp bạn phải xác định các đối tượng thực hiện theo các chỉ tiêu như sau:

  • Ai là người sẽ làm và tuân thủ quy trình vận hành công việc được đề ra?
  • Phạm vi được áp dụng quy trình như thế nào? [công ty, phòng ban, bộ phận hay từng cá nhân cụ thể]
  • Thời gian quy trình được thực hiện trong bao lâu sẽ phải nâng cấp?
  • Khu vực địa lý, chi nhánh, vùng kinh doanh nào của các tổ chức/công ty/doanh nghiệp được áp dụng quy trình?

Bước 4: Xây dựng bản mô tả các bước của quy trình

CyberSign giới thiệu cho quý bạn đọc một công thức được sử dụng nhiều nhất trong quy trình vận hành doanh nghiệp phổ biến hiện nay đó là mô hình 5W – H – 5M.

Công thức sẽ hỗ trợ doanh nghiệp hệ thống lại, đưa ra các phương pháp điều phối, kết hợp nguồn lực hợp lý. Từ đó đẩy nhanh tiến độ hoàn thành của mục tiêu chung. Đặc biệt những nhà quản lý hay lãnh đạo cần nắm rõ các nhiệm vụ cơ bản mà nhân sự phải làm để đốc thúc và giao việc nhanh chóng nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Mô hình 5W – H – 5M được tóm tắt như sau:

Công thứcChú giải
5WWhat: Công việc tại đây là gì?Why: Tại sao phải thực hiện công việc và mục tiêu là gì?Who: Ai là người chịu trách nhiệm và thực hiện công việc này?Where: Vị trí, địa điểm, nơi thực hiện công việc ở đâu?

When: Khi nào bắt đầu thực hiện và hoàn thành công việc?

HHow: Cách thức thực hiện như thế nào?
5MMan: Nguồn lực nhân sựMoney: Nguồn lực tài chínhMaterial: Nguồn lực về cung ứngMachine: Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc

Method: Cách thức thực hiện công việc

Bước 5: Xây dựng hệ thống quy tắc, điều lệ, hướng dẫn thực hiện quy trình chung

Khi doanh nghiệp đã thiết lập xong bản mô tả các quy trình, các nhà quản lý hoặc lãnh đạo cần hệ thống lại các quy tắc, điều lệ, hướng dẫn quy trình chung.

Việc xây dựng hệ thống quy tắc, điều lệ, hướng dẫn giúp nhân sự nắm rõ, thực hiện đúng theo quy định, hướng dẫn đề ra và cấp lãnh đạo theo dõi, quản lý quy trình dễ dàng.

Bước 6: Lựa chọn phương pháp kiểm soát quy trình làm việc hợp lý

Nhà lãnh đạo, cấp quản lý cần phải lựa chọn một phương pháp kiểm soát tiến độ hoàn thành công việc theo quy trình, quản lý dễ dàng và điều chỉnh cho phù hợp. Các cách kiểm soát quy trình bao gồm: thông qua tài liệu Excel, bố trí thêm người quản lý và giám sát, kiểm tra thường xuyên, khảo sát ý kiến nhân viên,… 

Tuy nhiên, việc kiểm soát quy trình như trên chỉ áp dụng đối với các tổ chức/doanh nghiệp có quy mô lớn và có nguồn lực tài chính. Đối với các doanh nghiệp/tổ chức có quy mô vừa và nhỏ, việc bố trí thêm người quản lý, tổ chức hoạt động khảo sát nhân viên là điều không cần thiết và tốn kém chi phí. Vậy làm sao để các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện và kiểm soát tốt quy trình vận hành một cách hiệu quả?

Bước 7: Vận hành doanh nghiệp dễ dàng cùng CyberSign

Bắt nhịp với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, CyberLotus đã nghiên cứu và phát triển thành công Phần mềm ký số văn bản & hợp đồng điện tử CyberSign. Phần mềm tiên tiến, hiện đại giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng xây dựng và quản lý quy trình vận hành doanh nghiệp, cùng các tính năng vượt trội như sau:

  • Xây dựng quy trình tạo lập, ký duyệt văn bản nhanh chóng
  • Khởi tạo hệ thống tổ chức, phân quyền người dùng nội bộ doanh nghiệp
  • Quản lý cây tổ chức giúp sắp xếp người dùng là nhân sự trong tổ chức, doanh nghiệp một cách khoa học
  • Quản lý chức danh nhằm định nghĩa các chức danh cho người dùng, phù hợp với mô hình quản lý của tổ chức, doanh nghiệp

Phần mềm hỗ trợ “đắc lực” cho cấp lãnh đạo, nhà giám sát doanh nghiệp kiểm soát, thực hiện các công việc tuần tự trên phần mềm dễ dàng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí. Hãy Dùng thử ngay hôm nay.

Lời kết

Hy vọng bài viết của CyberSign đã giúp quý bạn đọc xây dựng quy trình vận hành doanh nghiệp hiệu quả. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tổng đài 1900 2038 để được tư vấn và giải đáp kịp thời.

—————————

CÔNG TY CỔ PHẦN CYBERLOTUS

Tổng đài CSKH: 1900 2038

Hotline: 024.32.0000.77

Website: //cybersign.vn/

Email:

Video liên quan

Chủ Đề