Câu thơ hay như người con gái đẹp Ở đâu đi đâu cũng lấy được chồng

Câu thơ hay như người con gái đẹp Ở đâu, đi đâu cũng lấy được chồng (Sổ tay thơ_Chế Lan Viên) Với những trải nghiệm trong quá trình đọc và học văn em có suy nghĩ gì về ý kiến trên

Phương pháp giải:

phân tích, tổng hợp

Giải chi tiết:

1. Giới thiệu vấn đề

2. Giải quyết vấn đề

2.1 Giải thích ý kiến của nhà thơ Chế Lan Viên:

- Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ và tác phẩm thơ chính là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ.

- Điều quan trọng làm cho tên tuổi nhà thơ, khiến cho bài thơ sống mãi không chỉ là ở tư tưởng, ở nội dung hay câu chữ.Tất cả sẽ là vô nghĩa nếu nó nằm trong bài thơ dở. Thơ hay, đó là mục đích tối hậu, là cái duyên chinh phục của thơ: “ Câu thơ hay như người con gái đẹp - Ở đâu đi đâu cũng lấy được chồng”. ( Chế Lan Viên, “Sổ tay thơ”).

- Và muốn trở thành cô gái đẹp ấy, nhà thơ phải luôn tìm tòi, đổi mới, có cá tính sáng tạo và phong cách. Đó chính là lí do mà Chế Lan Viên muốn nói với mọi người : “Đừng làm những câu thơ khuôn mình theo văn phạm – Như cây quá thẳng chim không về”.

+ “Những câu thơ khuôn mình theo văn phạm”: là những câu thơ rập khuôn, mờ nhạt, không tạo được tiếng nói riêng, giọng điệu riêng”.

+ Nhà thơ đã có một so sánh, liên tưởng rất độc đáo: “Như cây quá thẳng chim không về”. Giống như một bài thơ cứng nhắc, nhạt nhẽo, sẽ không tạo được tiếng nói đồng điệu giữa những tâm hồn ở người nghệ sĩ - độc giả, sẽ không để lại nơi người đọc những ấn tượng khó quên, sẽ không mang đến cho cuộc đời một cái gì mới, một cái gì riêng biệt chưa từng có. Điều đó giống như một sự tự sát trong văn học, một sự lặp lại chính mình tối kỵ trong thơ.

=> Là một nhà thơ tài hoa và độc đáo bậc nhất của thế kỉ XX trong văn học Việt Nam, ý kiến trên của Chế Lan Viên không chỉ thể hiện quan niệm, mà còn là trách nhiệm, sứ mệnh của nhà thơ nói riêng và của người nghệ sĩ nói chung trước văn hoá dân tộc.

=> Sứ mệnh của người nghệ sĩ là phải không ngừng đổi mới mình, phải là người ''không nhai lại'', phải có ''cái tạng riêng'', có ''cách sút bóng riêng'' trong ''Cái sân cỏ Trang Thơ nghìn thuở giống nhau'' (Đá bóng) . Nhiều khi nhà thơ phải biết vượt qua văn phạm cứng nhắc, vượt qua những “xác chữ” để vương tới vẻ đẹp “phi lý” của thơ: “Cuộc đời cần đẻ ra nhiều hình thức/ Dù là ngọc thì cũng nhiều viên ngọc/ Chứ phải đâu cứ xanh xanh vĩnh viễn một màu”.

2.2. Chứng minh

+ Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã thể hiện được “điều mới mẻ” và “lời nhắn nhủ” của riêng nhà thơ trên cơ sở “vật liệu mượn ở thực tại”.

+ Vật liệu mượn ở thực tại” trong tác phẩm là hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ với nhiều khó khăn, gian khổ và tinh thần chiến đấu, đời sống tình cảm của những người lính trên tuyến đường Trường Sơn.

+ Điều mới mẻ: Nhà thơ đã khám phá ra vẻ đẹp riêng của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ từ chính những khó khăn, gian khổ của hiện thực: Phong thái ung dung, tự tin và tinh thần dũng cảm, hiên ngang, bất chấp bom đạn, coi thường gian khổ, hiểm nguy, luôn hướng về phía trước. Tâm hồn trẻ trung, sôi nổi, nét tinh nghịch đáng yêu của những người lính trẻ; niềm lạc quan phơi phới vượt lên hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Trong gian khổ, tình đồng chí, đồng đội được thể hiện cũng thật vô tư, tinh nghịch mà chân thành. Trái tim mang tình yêu Tổ quốc là sức mạnh thôi thúc tinh thần, ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam, tình yêu đó mạnh hơn tất cả đạn bom, cái chết. (So sánh với hình ảnh người lính trong thời kì chống Pháp)

 => Vẻ đẹp của họ có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa cái vĩ đại phi thường với cái giản dị đời thường.

+ Điều mới mẻ thể hiện trong nghệ thuật của bài thơ: nhan đề lạ, sáng tạo ra một hình ảnh thơ độc đáo, giọng điệu và ngôn ngữ thơ rất đặc sắc, rất gần vời lời nói thường ngày, đậm chất văn xuôi; sự đối lập giữa cái không và cái có... để thể hiện chân thực và sinh động vẻ đẹp của những người lính.

+ Lời nhắn nhủ (Đây cũng là tư tưởng chủ đề của tác phẩm): hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ mãi là biểu tượng đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Họ chính là những con người đã góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc, sức mạnh và tinh thần chiến đấu của họ đã khẳng định một chân lí của thời đại: sức mạnh tinh thần có thể chiến thắng sức mạnh vật chất.

3. Tổng kết

Nêu vai trò của bản lĩnh (Ngữ văn - Lớp 7)

2 trả lời

Đó là một truyền thống qui báu của ta (Ngữ văn - Lớp 7)

1 trả lời

Câu nói sử dụng biện pháp tu từ nào (Ngữ văn - Lớp 7)

1 trả lời

Nêu vai trò của bản lĩnh (Ngữ văn - Lớp 7)

2 trả lời

Đó là một truyền thống qui báu của ta (Ngữ văn - Lớp 7)

1 trả lời

Câu nói sử dụng biện pháp tu từ nào (Ngữ văn - Lớp 7)

1 trả lời

Phương pháp giải:

phân tích, tổng hợp

Giải chi tiết:

1. Giới thiệu vấn đề

2. Giải quyết vấn đề

2.1 Giải thích ý kiến của nhà thơ Chế Lan Viên:

- Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ và tác phẩm thơ chính là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ.

- Điều quan trọng làm cho tên tuổi nhà thơ, khiến cho bài thơ sống mãi không chỉ là ở tư tưởng, ở nội dung hay câu chữ.Tất cả sẽ là vô nghĩa nếu nó nằm trong bài thơ dở. Thơ hay, đó là mục đích tối hậu, là cái duyên chinh phục của thơ: “ Câu thơ hay như người con gái đẹp - Ở đâu đi đâu cũng lấy được chồng”. ( Chế Lan Viên, “Sổ tay thơ”).

- Và muốn trở thành cô gái đẹp ấy, nhà thơ phải luôn tìm tòi, đổi mới, có cá tính sáng tạo và phong cách. Đó chính là lí do mà Chế Lan Viên muốn nói với mọi người : “Đừng làm những câu thơ khuôn mình theo văn phạm – Như cây quá thẳng chim không về”.

+ “Những câu thơ khuôn mình theo văn phạm”: là những câu thơ rập khuôn, mờ nhạt, không tạo được tiếng nói riêng, giọng điệu riêng”.

+ Nhà thơ đã có một so sánh, liên tưởng rất độc đáo: “Như cây quá thẳng chim không về”. Giống như một bài thơ cứng nhắc, nhạt nhẽo, sẽ không tạo được tiếng nói đồng điệu giữa những tâm hồn ở người nghệ sĩ - độc giả, sẽ không để lại nơi người đọc những ấn tượng khó quên, sẽ không mang đến cho cuộc đời một cái gì mới, một cái gì riêng biệt chưa từng có. Điều đó giống như một sự tự sát trong văn học, một sự lặp lại chính mình tối kỵ trong thơ.

=> Là một nhà thơ tài hoa và độc đáo bậc nhất của thế kỉ XX trong văn học Việt Nam, ý kiến trên của Chế Lan Viên không chỉ thể hiện quan niệm, mà còn là trách nhiệm, sứ mệnh của nhà thơ nói riêng và của người nghệ sĩ nói chung trước văn hoá dân tộc.

=> Sứ mệnh của người nghệ sĩ là phải không ngừng đổi mới mình, phải là người ''không nhai lại'', phải có ''cái tạng riêng'', có ''cách sút bóng riêng'' trong ''Cái sân cỏ Trang Thơ nghìn thuở giống nhau'' (Đá bóng) . Nhiều khi nhà thơ phải biết vượt qua văn phạm cứng nhắc, vượt qua những “xác chữ” để vương tới vẻ đẹp “phi lý” của thơ: “Cuộc đời cần đẻ ra nhiều hình thức/ Dù là ngọc thì cũng nhiều viên ngọc/ Chứ phải đâu cứ xanh xanh vĩnh viễn một màu”.

2.2. Chứng minh

+ Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã thể hiện được “điều mới mẻ” và “lời nhắn nhủ” của riêng nhà thơ trên cơ sở “vật liệu mượn ở thực tại”.

+ Vật liệu mượn ở thực tại” trong tác phẩm là hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ với nhiều khó khăn, gian khổ và tinh thần chiến đấu, đời sống tình cảm của những người lính trên tuyến đường Trường Sơn.

+ Điều mới mẻ: Nhà thơ đã khám phá ra vẻ đẹp riêng của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ từ chính những khó khăn, gian khổ của hiện thực: Phong thái ung dung, tự tin và tinh thần dũng cảm, hiên ngang, bất chấp bom đạn, coi thường gian khổ, hiểm nguy, luôn hướng về phía trước. Tâm hồn trẻ trung, sôi nổi, nét tinh nghịch đáng yêu của những người lính trẻ; niềm lạc quan phơi phới vượt lên hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Trong gian khổ, tình đồng chí, đồng đội được thể hiện cũng thật vô tư, tinh nghịch mà chân thành. Trái tim mang tình yêu Tổ quốc là sức mạnh thôi thúc tinh thần, ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam, tình yêu đó mạnh hơn tất cả đạn bom, cái chết. (So sánh với hình ảnh người lính trong thời kì chống Pháp)

 => Vẻ đẹp của họ có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa cái vĩ đại phi thường với cái giản dị đời thường.

+ Điều mới mẻ thể hiện trong nghệ thuật của bài thơ: nhan đề lạ, sáng tạo ra một hình ảnh thơ độc đáo, giọng điệu và ngôn ngữ thơ rất đặc sắc, rất gần vời lời nói thường ngày, đậm chất văn xuôi; sự đối lập giữa cái không và cái có... để thể hiện chân thực và sinh động vẻ đẹp của những người lính.

+ Lời nhắn nhủ (Đây cũng là tư tưởng chủ đề của tác phẩm): hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ mãi là biểu tượng đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Họ chính là những con người đã góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc, sức mạnh và tinh thần chiến đấu của họ đã khẳng định một chân lí của thời đại: sức mạnh tinh thần có thể chiến thắng sức mạnh vật chất.

3. Tổng kết