Chủ đầu tư phê duyệt điều chỉnh dự toán năm 2024

- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng tổng mức đầu tư xây dựng đã phê duyệt được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 5 Điều 134 Luật Xây dựng và Điểm đ Khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng và Điều 15 điều chỉnh dự toán xây dựng công trình:

(1) Trường hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư trước khi phê duyệt.

(2) Việc điều chỉnh dự toán không vượt dự toán đã phê duyệt nhưng làm thay đổi cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư tự tổ chức điều chỉnh, phê duyệt, báo cáo người quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về kết quả điều chỉnh.

- Tại Điều 5 về nội dung tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư bao gồm chi phí xây dựng, chi phí GPMB, chi phí tư vấn, chi khác và dự phòng; theo quy định tại Điều 11 dự toán xây dựng công trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng (không bao gồm chi phí GPMB).

- Như vậy đối với công trình 2 bước chi phí GPMB khi thực hiện còn dư, cần điều chuyển sang chi phí xây dựng để điều chỉnh thiết kế, không làm tăng tổng mức đầu tư (điều chỉnh cơ cấu các khoản mục trong tổng mức đầu tư) thì thẩm quyền thẩm định, phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư là cơ quan nào (chủ đầu tư hay người quyết định đầu tư)?

(Xây dựng) - Ông Lê Thành (Sơn La) đang triển khai một dự án nhưng gặp phải vướng mắc trong quá trình phê duyệt điều chỉnh tăng chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng. Dự án có thông tin như sau: Công trình dân dụng, cấp 3; dự án nhóm C; nguồn vốn đầu tư công, tổng mức đầu tư 17 tỷ đồng.

Chủ đầu tư phê duyệt điều chỉnh dự toán năm 2024
Chủ đầu tư có quyền duyệt điều chỉnh vượt dự toán.

Đây là dự án 2 bước, trong quyết định phê duyệt dự án của người quyết định đầu tư đã phê duyệt chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng với giá trị khoảng 900 triệu đồng. Nhưng sau khi lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng và được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán bồi thường, giải phóng mặt bằng, giá trị được cấp có thẩm quyền phê duyệt (cụ thể ở đây là UBND tỉnh) là 1 tỷ đồng.

Trong Luật Xây dựng, Nghị định số 10/2021/NĐ-CP và các nghị định có liên quan chưa quy định thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh cơ cấu chi phí trong tổng mức đầu tư, cụ thể trong trường hợp này là phê duyệt điều chỉnh chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng nhưng không làm vượt tổng mức đầu tư.

Ông Thành đề nghị cơ quan có thẩm quyền trả lời nội dung nêu trên.

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư được quy định tại Khoản 2 Điều 134 Luật Xây dựng, Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 134 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi tại Điểm c Khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 thì tổng mức đầu tư của dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công chỉ được điều chỉnh khi điều chỉnh dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng được bổ sung tại Điểm đ Khoản 18 Điều 1 Luật Xây dựng số 62/2020/QH14.

Dự toán xây dựng công trình thuộc các dự án này được điều chỉnh theo các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 135 Luật Xây dựng.

Trường hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư đã phê duyệt thì theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP, chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt. Việc thẩm định dự toán điều chỉnh làm căn cứ để phê duyệt thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP.

Chi tiết câu hỏi

Khoản 4, Điều 15 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định, trường hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư đã phê duyệt, chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt. Khoản 4, Điều 135 Luật Xây dựng quy định, dự toán xây dựng được phê duyệt của dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp: "a. Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 1, Điều 61 của Luật này; b. Được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt; c. Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng". Như vậy, có 2 trường hợp điều chỉnh dự toán vượt dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải thực hiện phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng. Một là, điều chỉnh dự toán do "điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 1, Điều 61 của Luật Xây dựng". Hai là, điều chỉnh dự toán do "được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt". Căn cứ Luật Xây dựng, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP và Nghị định số 10/2021/NĐ-CP, có 2 cách hiểu và áp dụng quy định về thẩm quyền của cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư trong việc điều chỉnh dự toán vượt dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, như sau: - Cách hiểu và áp dụng pháp luật thứ nhất: Việc điều chỉnh dự toán với lý do thứ 1 thì chủ đầu tư được quyền phê duyệt và không phải báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt, với lý do theo quy định tại Khoản 24, Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, việc điều chỉnh dự toán do đã được thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư điều chỉnh, dự án đầu tư điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh dự toán theo lý do thứ 2 thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt. Nếu hiểu theo cách này thì chưa bảo đảm tuân thủ quy định tại Khoản 4, Điều 15 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP vì quy định không có hướng dẫn cụ thể áp dụng như trên. - Cách hiểu và áp dụng pháp luật thứ hai: Việc điều chỉnh dự toán trong các trường hợp (với lý do thứ 1 hoặc lý do thứ 2 hoặc cả 2 lý do trên) mà làm vượt dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo cấp có thẩm quyền trước khi phê duyệt vì: Theo quy định tại Khoản 1, Điều 84; Khoản 4, Khoản 6, Điều 78 Luật Xây dựng; theo Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-VPQH thì dự toán là một phần của thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; dự toán điều chỉnh là một phần của thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở và Chính phủ (Nghị định) sẽ quy định chi tiết việc phê duyệt điều chỉnh thiết kế, dự toán. Theo Khoản 4, Điều 15 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP của Chính phủ: "4. Trường hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư đã phê duyệt, chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt". Tôi xin hỏi, trong các cách hiểu và áp dụng quy định về pháp luật nêu trên thì cách hiểu và áp dụng nào là đúng quy định?

Trả lời

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Điều 82 Luật Xây dựng, chủ đầu tư có trách nhiệm thẩm định, duyệt bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở (gồm cả dự toán xây dựng) làm cơ sở phê duyệt, trừ trường hợp người quyết định đầu tư có quy định khác tại quyết định đầu tư xây dựng.

Dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt của dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công chỉ được phép điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại Khoản 4, Điều 135 Luật Xây dựng. Chủ đầu tư phê duyệt dự toán xây dựng điều chỉnh theo quy định tại Điểm đ, Khoản 2, Điều 85 Luật Xây dựng.

Trường hợp điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo Điểm a, b, Khoản 4, Điều 135 Luật Xây dựng và dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư đã phê duyệt thì theo quy định tại Khoản 4, Điều 15 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP, chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt.

Việc thẩm định dự toán điều chỉnh làm căn cứ để phê duyệt thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP.

Ai có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền phê duyệt dự án điều chỉnh.

Tổng mức đầu tư được điều chỉnh khi nào?

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 134 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi tại Điểm c Khoản 64 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14) thì tổng mức đầu tư của dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công chỉ được điều chỉnh khi điều chỉnh dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng.

Điều chỉnh dự toán gói thầu khi nào?

Trường hợp giá trị cao hơn đó làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm được duyệt thì phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu; nếu hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt không còn phù hợp thì phải điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu.

Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án là gì?

Chủ trương đầu tư là quyết định của cấp có thẩm quyền về những nội dung chủ yếu của chương trình, dự án đầu tư, làm căn cứ để lập, trình và phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư, quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công.