Cấu trúc nhân cách bao gồm máy thành tố

Cấu trúc nhân cách      Cấu trúc nhân cách được hiểu là những yếu tố tương đối ổn định trong tâm lý con người, và cách mà các yếu tố này liên kết với nhau, tác động qua lại với nhau và chi phối hành vi của con người.

Doanhoa1 Doan                                                                                          , CEO at Viettel Telecom                                                                                             at Viettel Telecom                                                            3 years ago

Nguyễn Việt Thắng                                                                                                                                                                                    5 years ago

Doanhoa1 Doan                                                              , CEO at Viettel Telecom                                                                                             at Viettel Telecom                                                           3 years ago Doanhoa1 Doan                                , CEO at Viettel Telecom                                                               at Viettel Telecom

Nguyễn Việt Thắng 5 years ago Nguyễn Việt Thắng

Cấu trúc nhân cách

  1. 1. KHÁI NIỆM VÀ CẤU TRÚC NHÂN CÁCH Nhóm 1
  2. 2. KHÁI NIỆM VÀ CẤU TRÚC NHÂN CÁCH I. Khái niệm CON NGƯỜI CÁ NHÂN CÁ TÍNH NHÂN CÁCH Con người là một thực thể sinh vật, XH, VH. Là con người, nhưng con người cụ thể của cộng đồng, một thành viên của xã hội. Cái đơn nhất có một không hai, không lặp lại trong tâm lý hoặc sinh lý của cá thể động vật hoặc cá thể người. Bao gồm phần xã hội, tâm lý của cá nhân với tư cách thành viên của một xã hội nhất định, là chủ thể của cả quan hệ người- người, của hoạt động có ý thức và giao lưu.
  3. 3. II. Cấu trúc nhân cách - Cấu trúc nhân cách được hiểu là những yếu tố tương đối ổn định trong tâm lý con người, và cách mà các yếu tố này liên kết với nhau, tác động qua lại với nhau và chi phối hành vi của con người.
  4. 4. -Để dễ thao tác các nhà nghiên cứu đề xuất luận điểm cấu trúc nhân cách dưới dạng những mô hình cấu trúc nhân cách. Gồm 4 mô hình tiêu biểu:
  5. 5. 1. Mô hình tranh ghép Để mô tả nhân cách các nhà nghiên cứu đề xuất một kiểu tranh ghép từ các khái niệm  các nét nhân cách. Nét nhân cách được xem xét như một chất lượng ổn định hay một khuynh hướng cư xử theo một cách nhất định trong các tình huống khác nhau. Những ví dụ phổ biến về nét nhân cách là: tính xung động, tính trung thực, tính nhạy cảm, tính e thẹn. Đại diện: gordon allport, raymond cattell, hans eysenck là ba đại diện nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu các nét nhân cách.
  6. 6. 1] Đóng mở: Hướng ngoại hướng nội 9] cả tin  đa nghi 2] duy lý  phi lý 10] thực tế - mơ mộng 3] không ổn định về cảm xúc - ổn định 11] thẳng thắn_ ranh mãnh 4] quy thuận  lãnh đạo 12] tự tin  hay lo sợ 5] nghiêm túc  cạn nghĩ 13] bảo thủ - thích thử nghiệm 6] có tính toán, tháo vát - thực hiện tận tâm 14] phụ thuộc người khác - độc lập 7] thận trọng  tìm kiếm phiêu lưu 15] không điều khiển được có thể điều khiển được 8] thô lậu - nhạy cảm 16] thư thả -căng thẳng. G.Allport,R.Cattell và H. Eysenck phân biệt 16 cặp nét nhân cách bao gồm:
  7. 7. Dựa theo 16 cặp nét nhân cách này có thể vẽ được chân dung tâm lý của từng con người cụ thể. - R.Cattell sau này còn đề cập đến loạt 16 cặp nhân tố cấu Thành  được coi là nét đặc trưng của nhân cách gồm các nhân tố được ký hiệu: A, B, C, E, F, G, H, I, L, M, N, O, Q1, Q2, Q3 và Q4.
  8. 8. 2. Mô hình kiểu nhân cách - Ở một mức độ phân tích khác, cấu trúc nhân cách được mô tả nhờ vào luận điểm kiểu nhân cách. - Kiểu nhân cách được mô tả dưới dạng một tập hợp nhiều nét khác nhau tạo thành một phạm trù độc lập với các giới hạn phân định rõ ràng. - Do lẽ con người có nhiều nét khác nhau, thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nên họ được mô tả như là thuộc về một kiểu nhất định. - Đại diện: w.H.Sheldom, E.Kretschmer, C.G.Jung đi theo hướng nghiên cứu này.
  9. 9. 2.1. C. G. Jung - Jung chia con người làm 2 phạm trù: hướng nội và hướng ngoại. Người có nhân cách hướng nội là người thường tìm vào thế giới nội tại cho những tư tưởng, cảm xúc, ảo tưởng, mơ ước, khao khát của mình. Người có nhân cách hướng ngoại tìm cảm giác cho những cảm xúc , ước mơ, khao khát thế giới bên ngoài 2.2. E.Spranger Ông dựa trên định hướng giá trị của cá nhân, nói đến 6 kiểu nhân cách: người lý thuyết, người chính trị, người kinh tế, người thẩm mỹ, người vị tha và người tôn giáo.
  10. 10. 2.3. P.Drucker Ông phân biệt: người tâm linh, người trí tuệ, người tâm lý, người kinh tế và người hùng. 2.4. C.Horney - Theo định hướng giá trị trong quan hệ người - người, phân biệt: người nhường nhịn, người công kích và người hờ hững. Ngoài ra, trong các tư tưởng cổ đại về nhân cách cũng đã thấy tồn tại kiểu tư duy này. Chẳng hạn thuyết Ngũ hành phân biệt các kiểu người : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong đó mỗi kiểu có hai loại vượng và suy, hay Hypocrat phân biệt các kiểu người theo khí chất của họ
  11. 11. . Hỏa Mộ c Thủy Kim Thổ
  12. 12. 3. Mô hình tầng bậc - Một số nhà lý luận đưa ra những cấu trúc được xây dựng đặc biệt phức tạp và cặn kẽ trong đó các bộ phận cấu trúc liên kết với nhau bởi vô số con đường. - Đại diện: s.Freud, eric berne. S. Freud - ông đề xuất gồm 3 tầng: id [cái nó], ego [cái tôi] và super ego [cái siêu tôi] Cái nó [id]: được hình thành bởi các ham muốn sinh vật, đòi hỏi phải được thỏa mãn trực tiếp, hoạt động theo nguyên tắc khoái cảm[ bao gồm các bản năng vô thức: ăn uống, tình dục, tự vệ,] Cái tôi[ego]: là những hoạt động, ý thức của con người trong cuộc sống hiện thực, đáp ứng đòi hỏi của xã hội, có vai trò dung hòa cái nó và cái siêu tôi.
  13. 13. Ông dùng hình ảnh tảng băng trôi minh họa cho mô hình này.
  14. 14. ERICK BERNE Ông phân biệt các tầng trong nhân cách gồm 3 trạng thái của cái tôi cá nhân: cha mẹ [P] - người lớn [A] - trẻ con [E] - Cái tôi cha mẹ: những sơ đồ hành vi của cá thể lặp lại sơ đồ của cha mẹ. - Cái tôi người lớn: trạng thái cái tôi đánh giá khách quan hiện thực - Cái tôi trẻ con:  tàn dư của thời thơ ấu.
  15. 15. 4. Mô hình các thành phần nội dung Nhiều nhà lí luận đề xuất những hệ thống tổ chức đơn giản, với một số lượng giới hạn các bộ phận và chỉ một số các liên hệ giữa chúng. Các đại diện tiêu biểu: Nhiều nhà lý luận khác, ngược lại, lại đề xuất những hệ thống tổ chức đơn giản hơn, với một số lượng giới hạn các bộ phận và chỉ một số các liên hệ giữa chúng. A.G.Kovaliev [ 1970] xem nhân cách như một liên kết của những kiểu cấu trúc phức hợp sau: + Xu hướng theo định nghĩa tính định hướng [ hệ thống nhu cầu, hứng thú, lý tưởng]. + Khí chất [tiểu cấu trúc các thuộc tính tự nhiên]. + Năng lực [hệ thống các thuộc tính trí tuệ, ý chí và xúc cảm].
  16. 16. khí chất, giới tính, lứa tuổi, bệnh lý, 1.Tiểu cấu trúc có nguồn gốc sinh học trí nhớ, cảm giác, tư duy, cảm xúc 2.Tiểu cấu trúc về các đặc điểm của quá trình tâm lý tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, năng lực3.Tiểu cấu trúc về vốn kinh nghiệm Nhu cầu, hứng thú, niềm tin4. Tiểu cấu trúc xu hướng nhân cách K.K.Platonov cố gắng kiên kết mô hình tầng bậc và mô hình các thành phần nội dung trong một giả định khá phức tạp. Theo ông cấu trúc nhân cách bao gồm 4 tiểu cấu trúc khác nhau đồng thời cũng là những trình độ của nhân cách. Đó là
  17. 17. - K.K.Platonov đã xác định các tiểu cấu trúc trên dựa theo các tiêu chí sau: Mối quan hệ di truyền - tập nhiễm sự gần nhau ở bên trong của các nét nhân cách, cho phép hợp nhất các tổ hợp thuộc tính vào một tiểu cấu trúc. Mỗi tiểu cấu trúc phải có các hình thức hình thành riêng và có khả năng tác động riêng.
  18. 18. Phẩm chất [ Đức ] Năng lực [ Tài ] Các phẩm chất xã hội [đạo đức chính trị ] : thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, lập trường, thái độ chính trị, thái độ lao động. Phẩm chất cá nhân [đạo đức, tư cách] gồm các nết, các thói, các thú [ham muốn]. Phẩm chất ý chí : tính mục đích, tính kiên trì, tính quả quyết Cung cách ứng xử: Tác phong, lễ tiết, tính khí. Năng lực xã hội hoá: Khả năng thích ứng, khả năng sáng tạo, cơ động, mềm dẻo, linh hoạt trong toàn bộ cuộc sống xã hội. Năng lực khách thể hoá: Khả năng thể hiện tính độc đáo, đặc sắc, khả năng thể hiện cái riêng, cái bản lĩnh của cá nhân. Năng lực hành động: Khả năng hành động có mục đích, chủ động, tích cực, hiệu quả. Khả năng giao tiếp: Khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ với người khác. Ở Việt nam khi bàn về nhân cách phần lớn các nhà nghiên cứu sử dụng mô hình Đức [các phẩm chất đạo đức]  Tài [các năng lực của nhân cách].
  19. 19. Tóm lại: Cấu trúc của nhân cách khá phức tạp bao gồm nhiều thành tố có mối quan hệ qua lại chế ước lẫn nhau tạo nên bộ mặt tương đối ổn định nhưng cũng rất cơ động. Nhờ có cấu trúc nhân cách như vậy mà cá nhân có thể làm chủ được bản thân, thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt cao với tư cách là chủ thể đầy sáng tạo

Share Clipboard        Name*        Description          Others can see my Clipboard CancelSave

Chủ Đề