Câu tục ngữ Tiên học lễ, hậu học văn có ý nghĩa giúp chúng ta cần phải

Giải thích ý nghĩa câu nói Tiên học lễ hậu học vănBài làm 1:Mở bài:Khi đi học, dù ở sân trường hay trong lớp học, ta đều thấy xuất hiện một câu thànhngữ Tiên học lễ,hậu học văn”. Trong cuộc sống,đạo đức là thói quen cần rèn luyệnđể trở thành con người.Một số người bảo học hành là nhất nhưng trước tiên ta cầnphải luyện tập thói quen lễ phép trước cả.Thân bài:Tiên học lễ, hậu học văn có hai vế song song với nhau, đi đôi với nhau nhằm bổsung cho nhau,làm cho nội dung câu hoàn thiện hơn.Tiên là đầu tiên,là trước. Lễ chính là lễ phép hay còn gọi là đạo đức. Tiên học lễ cóý khuyên ta rằng chúng ta cần phải luyện tập phéo tắt,ứng xử,hành động thế nàocho đúng mực,phù hợp với chuẩn mực xã hội.Hậu có nghĩa là sau, văn chính là các bài học văn hoá, các kiến thức học ở nhàtrường và từ ngoài xã hội. Hậu học văn có ý khuyên rằng sau khi học được cáchứng xử,phép tắt thì sẽ bắt đầu học các kiến thức,chia sẻ bài học với bạn bè.Câu tục ngữ có ý khuyên chúng ta rằng trước khi ta muốn học hỏi những kiến thứcnhững bài học văn hoá sự sống ta cần phải có thói quen luyện tập đạo đức,lễphép,hành động với mọi người sao cho phù hợp với lứa tuổi.Không có thái độ quý trọng người lớn tuổi,không có sự tôn trọng với ngườinghèo,những người đã nuôi nấng ta lớn lên dù có học giỏi hay có tài đến đâu thìđều không có ý nghĩa.Người có nhân cách tốt thì xã hội mới quý trọng được.Một tấm gương cao cả về đạo đức đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác là mộtcon người vĩ đại,một nhà cách mạnh lớn.Trước khi trở thành người như vậy Bác đãrèn luyện đạo đức cá nhân,tu dưỡng tâm chí.Khi trên những bục khán đài, bác đãnói đã tuyên truyền về đạo đực của mình cho các cán viên cán bộ,đề cao tinh thầnkhác quan,đạo đức,Là học sinh của trường học, ta cần phải rèn luyện đạo đức, phép tắt. Gặp thầy côngười lớn khoanh tay chào đoàng hoàng,không có thái độ cười cợt.Không nói tụcchữi thề. Đạo đức là nguồn gốc con người,những việc làm tốt sẽ là thói quen đếnkhi ta trưởng thành,làm một người có ích cho xã hội.Kết bài:Không có gì cao đẹp hơn đạo đức và phẩm hạnh ở con người. Hãy không ngườngtu dưỡng đạo đức và văn hoá ứng xử cho bản thân. Đồng thời cũng không ngừngnỗ lực học tập tốt. Chính tri thức sẽ là nguồn sức mạnh giúp ta hoàn thiện bản thân.Có vậy ta mới trưởng thành và có ích cho xã hội.Bài làm 2:Mở bài:Cha ông ta đã từng dạy rằng phải biết kính trọng lễ nghĩa và để con cháu mìnhngày một rèn luyện nhiểu hơn để được đạo lý đó nên cha ông ta mới có câu :”Tiênhọc lễ Hậu học văn”. Chắc c âu này quá thân thuộc với chúng ta rồi vì mỗi khichúng ta bước vào ngôi trường ta đang học thì chúng ta đã nhìn thấy dòng chữ nàyhiện trước mặt chúng ta.Thân bài:Câu tục ngữ “Tiên học lễ hậc học văn” lúc nào cững đi song với nhau. Hai câu nàygiúp bổ sung ý nghĩa cho nhau và làm cho câu hoàn thiện và có nội dung nhất định.Tuy đây chỉ là một câu ngắn gọn thôi nhưng hàm chưa rất nhiều ý nghĩa sâu xanhằm khuyên răng con người trên đời.Tiên học lễ có nghĩa là con người phải học lễ nghĩa đầu tiên trước để rèn luyện bảnthân. Còn Hậu học văn có nghĩa là sau khi học lễ nghĩa xong rồi mới học tới vănchương, kiến thức trong cuộc sống để nhắc chúng ta rằng đừng đề cao chuyện họchành hơn lễ nghĩa vì có đạo đức con người mới hoàn hảo được chứ con người cóhọc thứ mà không co đạo đức tốt thì cũng không thể bằng người khác tuy họckhông giỏi nhưng họ có phẩm chất tốt hơn những người học giỏi. Chúng ta pải biếtcư sử với mọi người một cách điềm đạm, lễ độ và phải biết kính trọng mọi ngườivà cha mẹ mình.Mọi người phải lấy nó làm nền tảng cho sự khởi đầu của mình và làm cho xã hộingày càng tốt đẹp hơn chứ nếu không chúng ta chẳng là gì cả.Lúc trước, tôi cũng từng đặt việc học lên hàng đầu nhưng tôi lại không biết kínhtrọng mọi người nên tôi lại suy nghĩa lại những việc mình đã làm và hối hận kínhtrọng ba mẹ và cư xử lễ độ hơn trước và nhờ vậy mọi người yêu quý tôi hơn và từđó tôi có động lực để học tập nhiều hơn nữa.Kết bài:Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đốivới mội người cúng ta, Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người.Như Bác Hồ nói “Có tài mà không có đức là người cô dụng. Có đức mà không cótài thì làm việc gì cũng khó.”

    

Nguồn : //www.youtube.com/watch?v=b_HTnx9IjLg&feature=youtu.be

     Từ xưa đến nay, lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được, không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ vẫn khuyên chúng ta trước khi học những kiến thức văn hóa thì cần phải rèn luyện kiến thức đạo đức, rèn luyện lễ nghĩa. Mỗi lần bước vào một ngôi trường, chúng ta vẫn thường thấy đập vào mắt là dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?

 “Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ bao gồm hai vế song song với nhau, sóng đôi nhau nhằm bổ sung ý nghĩa cho nhau, để hoàn thiện một nội dung nhất định. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng có nội dung sâu xa nhằm khuyên răn con người ở trên đời.

    Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội.


  Vế thứ hai là “hậu học văn”. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. NHư vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.

    Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.


    Câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Bởi rằng nếu một người có học vấn uyên thâm, được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công nhận những cống hiến. Nhưng ngược lại người đó lại không biết cách ứng xử với mọi người, không coi cha mẹ ra gì, không coi quê hương ra gì. Như vậy thứ anh ta có được là kiến thức nhưng thứ anh ta không có được chính là lễ nghĩa. Một trong những điều làm nên nhân cách, phẩm chất của con người đó.

    Khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không có nhân phẩm. Dù kiến thức có sâu rông bao nhiêu thì cũng không có ý nghĩa gì hết.


    Lễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Người có nhân phẩm tốt con hơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Như chúng ta đã biết đất nước cần những người tài, nhưng đất nước cần hơn những người có tâm, có tình vì dân vì nước chứ không phải có tài nhưng vô tâm và thất đức.

    Mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa của mình hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏi kiến thức bên ngoài, trau dồi theo tháng năm để thành người tài.

    Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người. Như Bác Hồ nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc  gì cũng khó”.

    Nguồn : //thuvienvanmau.com/giai-thich-cau-tuc-ngu-tien-hoc-le-hau-hoc-van.html

Đơn giản là vì câu Tiên học lễ, hậu học văn không có nguồn gốc từ Hán ngữ và cũng không phải là câu xuất phát từ quan điểm chữ “lễ” của Khổng Tử. Theo sách Từ Hải, Lễ [礼] vốn nghĩa là kính thần rồi dần chuyển nghĩa thành kính trọng ai đó, về sau dùng để “chỉ các quy phạm đạo đức và các chuẩn mực xã hội” [Luận ngữ].

Chữ lễ [礼] không phải do Khổng Tử nghĩ ra và cũng không xuất phát từ Nho gia, bởi vì trước đó, “lễ” đã manh nha từ thời Tam Hoàng Ngũ đế, đến thời Nghiêu-Thuấn thì trở thành lễ nghi qua “ngũ lễ”: cát lễ [吉礼], hung lễ [凶礼], tân lễ [宾礼], quân lễ [军礼] và gia lễ [嘉礼]. Khổng Tử thời Xuân Thu chỉ là người kế thừa, phát huy chữ lễ đến mức tột đỉnh của Nho gia: “khắc kỉ phục lễ” [克己复礼], để rồi trong thiên Nhan Uyên của Luận ngữ, Khổng Tử viết: “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động”, nghĩa là: “Không hợp với lễ thì đừng nhìn, không hợp với lễ thì đừng nghe, không hợp với lễ thì đừng nói, không hợp với lễ thì chẳng nên làm”. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đã sử dụng Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí để làm nền tảng chuẩn mực cho đạo đức. Lễ chính là “tâm khiêm tốn nhường nhịn” [từ nhượng chi tâm/辭讓之心], “tâm biết đúng sai” [thị phi chi tâm/是非之心], lễ là một trong những phẩm hạnh đạo đức của con người. Về sau, Tuân Tử còn coi trọng “lễ” hơn cả Mạnh Tử [qua trước tác Lễ luận]. Tuân Tử sử dụng “lễ” và “hình” để trị nước…

Đó là vài nét về chữ lễ ở Trung Quốc thời xưa, còn ở Việt Nam hiện nay thì sao?

Có quan điểm cho rằng nên bỏ khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn vì câu này là sản phẩm của nền giáo dục Nho giáo, khiến người dưới phải phục tùng, giữ “lễ” với người trên, trở nên thụ động và không còn tư duy phản biện. Việc loại bỏ câu này giúp giải phóng sức sáng tạo…

Quan điểm trên đã vấp phải sự phản đối của nhiều người, bởi vì, hiện nay chữ “lễ” không còn được hiểu là phục vụ cho giai cấp phong kiến và Nho giáo, mà chính là “lễ nghĩa, đạo đức, những phép tắc ứng xử đúng đắn, tốt đẹp trong gia đình và ngoài xã hội. Lễ thực chất là học làm Người”. Câu Tiên học lễ, hậu học văn có ý nghĩa là “trước hết phải rèn luyện đạo đức, tu dưỡng nhân cách của bản thân; sau đó mới học đến những kiến thức văn hóa, nâng cao vốn hiểu biết”.

Vậy, câu Tiên học lễ, hậu học văn xuất hiện vào thời nào? Có nhà nghiên cứu khẳng định là vào thời Chu Văn An [1292 - 1370], nhưng chưa có cứ liệu nào chứng minh được điều này. Câu Tiên học lễ, hậu học văn có lẽ là do những nhà Nho người Việt nghĩ ra, xuất hiện từ giai đoạn nửa đầu thế kỷ 19 [thời nhà Nguyễn], đặc biệt là được treo trong những trường tiểu học và trung học tại miền Nam Việt Nam. Điều này được ghi nhận trong quyển Vietnam and the Chinese Model A Comparative Study of Vietnamese and Chinese Government in the First Half of the Nineteenth Century của Alexander Woodside [Harvard University. Council on East Asian Studies, 1988, tr.343].

Có người cho rằng “dù hiểu chữ lễ theo nghĩa tốt thì cũng không nên duy trì “khẩu hiệu” này, không nên đặt “lễ” [đạo đức] trước “văn” [tri thức], vì hai thứ đều cần như nhau, không trước không sau”. Dĩ nhiên, quyết định bỏ hay giữ câu Tiên học lễ, hậu học văn thì còn tùy thuộc vào giới có thẩm quyền. Song cần lưu ý, nếu vẫn giữ câu này thì không nên coi chỉ là lời nói suông, mà cần phải là phương châm định hướng giáo dục.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề