Cây nhãn được trồng ở những quốc gia nào

Tháng 12/2019, quả vải thiều tươi của Việt Nam đã được Chính phủ Nhật Bản phê duyệt cho phép nhập khẩu chính thức. Tuy nhiên, Nhật Bản chưa cho phép nhập khẩu chính thức quả nhãn tươi của Việt Nam.

“Hội nghị trực tuyến kết nối cung cầu, tiêu thụ nhãn và nông sản tỉnh Hưng Yên năm 2021” do UBND tỉnh Hưng Yên phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng tổ chức đã diễn ra vào sáng ngày 15/7/2021.

Hội nghị là cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh doanh, đầu tư, xúc tiến tiêu thụ, phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu cho quả nhãn và các nông sản tiêu biểu khác của tỉnh Hưng Yên. Với điểm cầu chính từ Trung tâm Hội nghị tỉnh Hưng Yên, Hội nghị đã kết nối với 15 điểm cầu trong nước và 60 điểm cầu nước ngoài từ 21 quốc gia, trong đó có Nhật Bản.

Cây nhãn được trồng ở những quốc gia nào

Quả nhãn là một loại trái cây đặc trưng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, tương truyền có nguồn gốc từ vùng phía nam Trung Quốc. Một số quốc gia hiện nay trồng nhãn với diện tích lớn bao gồm Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Myanma, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ… Tại Nhật Bản, quả nhãn cũng được trồng ở một số địa phương khu vực phía Nam (là nơi có khí hậu khá tương đồng với các nước Đông Nam Á) như các tỉnh Kagoshima hay Okinawa, với sản lượng không đáng kể. Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm nhãn sấy khô/đông lạnh để chế biến thêm vào các sản phẩm chè, nước giải khát…

Là loại quả cùng họ với quả nhãn, quả vải thiều tươi của Việt Nam đã được Chính phủ Nhật Bản phê duyệt cho phép nhập khẩu chính thức kể từ tháng 12/2019. Trải qua hai mùa vụ 2020 và 2021, qua nhiều nỗ lực xuất khẩu và quảng bá thương hiệu, quả vải thiều tươi của Việt Nam cũng đã tạo được tiếng vang tại thị trường Nhật Bản, được đón nhận nồng nhiệt không chỉ bởi cộng đồng người Việt sống tại Nhật mà còn thu hút sự quan tâm, yêu thích của đông đảo người tiêu dùng Nhật Bản vì sự mới lạ, màu sắc và hương vị tươi ngon hơn so với vải Đài Loan hay Trung Quốc.

Với số lượng người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản tăng nhanh qua từng năm, cùng với đó là sự đổi mới trong thị hiếu tiêu dùng của người dân Nhật Bản, các mặt hàng thực phẩm nguồn gốc Việt Nam ngày càng được ưa chuộng và được đánh giá có nhiều tiềm năng để thâm nhập và có chỗ đứng tại thị trường Nhật Bản.

Hiện nay Nhật Bản chưa cho phép nhập khẩu chính thức quả nhãn tươi của Việt Nam. Quá trình đàm phán mở cửa một thị trường nổi tiếng khó tính với tiêu chuẩn cao như Nhật Bản cho một loại trái cây tươi của Việt Nam chắc chắn sẽ đòi hỏi nhiều thời gian, chi phí và nỗ lực từ phía các cơ quan chức năng của hai nước.

Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã, đang và sẽ tiếp tục theo dõi, hỗ trợ quá trình mở cửa thị trường, nhằm mục tiêu giúp thêm nhiều sản phẩm Việt Nam có thể thâm nhập thành công, từ đó củng cố và nâng cao vị thế và thương hiệu tại Nhật Bản.

16/10/2017 5:14:17 |

Cây nhãn được đưa vào Australia bởi người Hoa di cư vào trồng ở bang Queesland năm 1884, sản xuất nhãn thương mại từ năm 1913 , nhưng nhãn thực sự trở thành trái cây sản xuất thương mại đáng kể từ thập niên 1970. Các giống nhãn được nhập vào Australia từ Thái Lan, Trung Quốc, Hồng Kong, Đài Loan và Florida.

Theo số liệu của Hiệp hội Nhãn Australia, sản lượng năm 1997 là 147 tấn, năm 1998 là 289 tấn, năm 1999 = 100 tấn, năm 2000 là 1.200 tấn phản ảnh đặc tính mùa được, mùa mất của nhãn xứ này. Nhãn Australia được tiêu thụ ở 2 thị trường chính là Sydney và Melbourne, một ít ở Brisban.

Năm 2014 sản lượng nhãn ở Australia là 2.000 tấn, giá trị 10 triệu Đola Úc, 95% tập trung ở Queensland còn lại ở New South Weles. 20 giống nhãn đã được nhập vào Australia từ thập niên 1970 và đang được đánh giá cùng 1 giống nhãn địa phương tại Trạm nghiên cứu Walkamin ở Atherton Tablelands, Bắc Queensland, bao gồm 5 giống từ Hawaii, 2 từ Florida, 5 từ Thái Lan, 5 từ Trung Quốc/ Hồng Kong , 3 từ Đài Loan.

Table 1. Origin and Plant Introduction Numbers of Longan Cultivars Under Evaluation

Cây nhãn được trồng ở những quốc gia nào

Kết quả nghiên cứu từ năm 1982 đến 1989 cho thấy một số giống nhãn như Biew Kiew, Kohala, Haew, Chompoo 1 có chất lượng tốt phù hợp với các điều kiện ở Walkamin. Diện tích trồng nhãn ở Quennsland khoảng 500 ha, cho sản lượng khoảng 1.500 – 2.000 tấn mỗi năm. Kỹ thuật kích thích ra hoa trái vụ bằng KClO3 cũng được thử nghiệm có kết quả tốt ở Australia .

Mùa nhãn ở Australia vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 5 dương lịch , cho nên rất có lợi thế về mặt thị trường tiêu thụ ở Châu Á , vì trái vụ so với nhãn ở các nước Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc…

Hiệp hội nhãn Australia, Viện nghề vườn bang Queensland và Công ty Nghiên cứu và Phát triển công nghiệp nông thôn Queensland tài trợ một số dự án đối với cây nhãn như nghiên cứu về dinh dưỡng của quả nhãn, xử lý sau thu hoạch , kích thích ra hoa trái vụ , và nghiên cứu thị trường nội địa v.v…