Chè dừa dầm cách làm

1. Nguyên liệu làm món chè dừa dầm

- 1 trái dừa non
- 500ml nước dừa tươi
- 400ml nước cốt dừa
- 4g thạch rau câu giòn
- 3g bột rau câu dẻo
- 100g đường
- 200g sữa đặc
- 10g bột bắp

Bước 1:Cho nước dừa tươi cùng đường và bột trân châu giòn, trân châu dẻo vào nồi hòa tan. Sau đó, đặt lên bếp, để lửa nhỏ. Trong quá trình đun, liên tục khuấy đều cho đến khi nước thạch sôi, hớt bọt cho thạch trong trước khi tắt bếp. Tiếp đó, đổ thạch ra khay, để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để thạch đông lại. Sau khi thạch đông, mang thạch ra thái sợi hoặc thái hạt lựu.

Chè dừa dầm cách làm
Thạch dừa thơm mát (Ảnh: Dân Việt)

Bước 2:Dùng dao chọc thủng một lỗ trên quả dừa non rồi đổ hết phần nước dừa bên trong vào một cái bát to. Sau đó, dùng dao lớn bổ đôi quả dừa, dùng cái muôi kim loại lấy hết phần cơm dừa bên trong, rồi rửa qua dưới vòi nước lạnh, thái sợi.

Bước 3:Cho hết phần nước cốt dừa vào nồi rồi đun nhỏ lửa. Khi nước cốt dừa vừa sôi lăn tăn thì cho bát nước bột bắp vào khuấy đều để tạo độ hơi sánh. Tiếp theo, tắt bếp và cho sữa đặc vào khuấy đều, để nguội.

Bước 4:Cho vào bát hoặc cốc một ít cùi dừa non, thạch rau câu, trân châu, đá nhuyễn, rồi chan sữa dừa và dừa bào sợi vào và thưởng thức.

3. Một số lưu ý khi làm và bảo quản chè dừa dầm

Chè dừa dầm là món chè nổi tiếng tại thành phố hoa phượng đỏ – Hải Phòng. Đây là món chè ngon giải nhiệt cực hấp dẫn dành cho những tín đồ ưa đồ ngọt với vị béo ngậy của dừa, mát lạnh của thạch rau câu.

Chè dừa dầm cách làm
Chè dừa dầm là món chè nổi tiếng tại Hải Phòng (Ảnh: Viet Q)

Tùy theo khẩu vị của người thích ăn rau câu giòn hay dẻo mà chọn loại bột rau câu phù hợp.

Nhân cùi dừa dày, cứng hơn, khi ăn cùng trân châu sẽ giòn hơn. Nếu cùi dừa còn hơi dính vỏ nâu thì dùng dao nạo lớp vỏ nâu đó ra để khi ăn dừa dầm không bị lẫn vị chát của vỏ. Ngoài dừa dầm, có thể ăn trân châu dừa với nước dừa xiêm lạnh, chè hoặc uống cùng trà trái cây cũng rất ngon.

Nếu muốn món chè dừa dầm trở nên thơm ngon hơn có thể cho thêm một ít lạc rang. Tuy nhiên, lạc rang sẽ làm mất mùi thơm tự nhiên của dừa dầm nên cách làm dừa dầm nguyên bản là không cho thêm lạc rang.

Chè dừa dầm sau khi nấu nếu sử dụng không hết thì có thể cho chè vào bát sứ hoặc chai thủy tinh và cất trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 3 ngày.

Với những tín đồ hảo ngọt thì chè đã chẳng còn xa lạ gì trong danh sách đồ ăn yêu thích. Dạo gần đây, có nổi lên một loại chè có vị béo ngậy, ngọt thanh cùng với vị thơm thơm của dừa đã khiến biết bao con tim yêu ẩm thực phải xốn xang. Chắc hẳn bạn cũng đoán được tên món ăn chúng tôi đang nhắc đến rồi. Đó là món chè dừa dầm.

Sau đây hãy cùng #higlumcom đi tìm hiểu về chè dừa dầm và cách làm nhé!

  • Cách làm món chè dừa dầm
    • Chuẩn bị nguyên liệu:
      • Phần làm thạch dừa:
      • Phần nước cốt dừa:
      • Nguyên liệu làm trân châu:
    • Hướng dẫn cách làm chè dừa dầm:
      • Bước 1: Làm thạch dừa
      • Bước 2: Sơ chế dừa non
      • Bước 3: Nấu nước cốt dừa
      • Bước 4: Làm trân châu
      • Bước 5: Hoàn thành
  • Một số công dụng và lưu ý khi chọn dừa
    • Công dụng của dừa
      • Tốt cho trẻ nhỏ
      • Tốt cho sức khỏe
      • Thúc đẩy tốc độ trao đổi chất
      • Tốt cho da, tóc
      • Tiêu diệt nấm, vi rút và vi khuẩn
    • Cách chọn dừa
  • Lời kết
    • Bài viết liên quan:

Chè dừa dầm chính là tổng hợp các nguyên liệu được chế biến từ dừa bao gồm thạch rau câu dừa, trân châu dừa, dừa nạo sợi, sữa dừa.

Để tạo ra một bát chè dừa dầm ngon thì cần có được vị giòn giòn của dừa sợi, vị thanh mát của thạch rau câu cùng với vị sữa dừa béo ngậy mang đến cho thực khách một cảm giác mới lạ nhưng không kém phần thích thú, không thể cưỡng lại.

Chuẩn bị nguyên liệu:

Phần làm thạch dừa:

  • Dừa non: 1 quả
  • Thạch rau câu giòn: 3g
  • Bột rau câu dẻo: 2g
  • Nước dừa tươi: 600ml
  • Đường: 80g
Chè dừa dầm cách làm
Nguyên liệu chuẩn bị cho món chè dừa dầm (nguồn : higlumcom)

Phần nước cốt dừa:

  • Nước cốt dừa: 500ml (1 lon)
  • Đường: 100g
  • Bột bắp: 10g
  • Sữa đặc: 2 muỗng canh
  • Muối: ⅕ muỗng cà phê
  • Đá lạnh: 1 bát đá đập nhỏ

Nguyên liệu làm trân châu:

  • Bột năng: 300g
  • Dừa tươi: 150g
  • Nước sôi: 100ml

Hướng dẫn cách làm chè dừa dầm:

Bước 1: Làm thạch dừa

Bạn cho nước dừa tươi cùng đường với bột trân châu giòn, trân châu dẻo đã được chuẩn bị từ trước cho vào nồi đảo hòa tan. Sau đó, đặt nồi lên trên bếp, lưu ý để lửa nhỏ. Trong quá trình đun phải vừa đun vừa khuấy đều tay đến khi nước thạch sôi thì tắt bếp.

Tiếp sau bạn đổ ra khay, để nguội, để vào ngăn mát tủ lạnh để thạch đông lại. Sau khi thạch đông, mang ra thái sợi hoặc thái hạt lựu. Bạn có thể dùng dao chuyên dụng thái thạch dừa cho các miếng thạch được đẹp mắt.

Chè dừa dầm cách làm
Hướng dẫn làm thạch dừa không khó

Bước 2: Sơ chế dừa non

Dừa non mua cả quả để lấy nước, bạn dùng dao có đầu nhọn chọc thủng một lỗ trên quả dừa, rồi đổ hết phần nước dừa bên trong vào một cái cốc lớn. Rồi dùng dao lớn bổ đôi quả dừa, dùng một cái thìa bằng kim loại lấy hết phần cơm dừa bên trong, rồi rửa qua dưới vòi nước lạnh và thái sợi.

Bước 3: Nấu nước cốt dừa

Bước tiếp theo bạn hòa bột bắp với 70ml nước lạnh.

Sau đó cho phần nguyên liệu dùng làm nước cốt dừa vào, trừ hai muỗng canh sữa đặc, đặt nồi lên bếp đun với lửa nhỏ, khi hỗn hợp nước cốt dừa sôi thì cho nước bột bắp vào khuấy đều để tạo độ sánh.

Cuối cùng, bạn tắt bếp cho sữa đặc vào khuấy đều rồi để nguội. Sữa đặc sẽ giúp cho món dừa dầm của bạn ngon hơn, béo ngậy hơn.

Bước 4: Làm trân châu

Bạn đổ bột năng vào mâm, rồi đổ nước sôi vào, dùng đũa khuấy đều. Khi bột bớt nóng thì dùng tay nhào bột cho đến khi tạo thành một khối bột dẻo mịn, không bị dính.

Lấy dừa bánh tẻ gọt bỏ lớp vỏ màu nâu bên ngoài, rồi rửa sạch dưới vào nước lạnh. Sau đó bạn dùng dao thái thành các hạt lựu nhỏ, không nên thái quá to vì nó sẽ gây khó khăn cho bạn khi nặn hạt trân châu.

Lấy một ít bột năng, đặt miếng dừa vào giữa, vo tròn viên trân châu rồi để ra đĩa, làm đến khi hết bột.

Cuối cùng, bạn chuẩn bị một nồi nước, đặt lên bếp đun sôi, đến khi nước sôi thì hãy thả trân châu nhân dừa vào luộc. Khi trân châu nổi lên thì nghĩ là nó đã chín, bạn vớt chúng ra và thả vào chậu nước lạnh, làm như vậy, trân châu sẽ không bị dính vào nhau, khi ăn sẽ ngon hơn, giòn hơn, dai hơn.

Chè dừa dầm cách làm

Bước 5: Hoàn thành

Bước cuối cùng, cho tất cả các nguyên liệu vào ly, một ít cùi dừa non, trân châu dừa, thạch rau câu và đá nhuyễn, rồi đổ thêm một chút sữa dừa và dừa đã bào sợi vào, rắc lạc rang để lên trên cho đẹp mắt.

Vào những ngày hè oi bức, không có gì tuyệt vời hơn khi cùng với bạn bè, người thân ngồi tán gẫu và thưởng thức ly chè mát lạnh, béo ngậy đó.

Một số công dụng và lưu ý khi chọn dừa

Công dụng của dừa

Dừa là loại quả có mặt ở hầu hết các tỉnh thành ở Việt Nam, nó đi vào đời sống của người dân ta với nhiều công dụng khác nhau. Thứ quả này có giá trị dinh dưỡng rất cao. Nó cũng được coi là một trong những loại thực phẩm chức năng vì không chỉ có nhiều giá trị dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tốt cho trẻ nhỏ

Dừa làm cho cơ thể trẻ em tăng khả năng hấp thụ canxi và magie, hai chất rất cần thiết cho xương và răng của trẻ nhỏ. Ngoài ra, loại quả này còn giúp bổ sung thêm năng lượng cho các hoạt động của trẻ.

Nhưng dù dừa rất tốt cho trẻ nhưng các bạn cũng không nên lạm dụng cho bé ăn hay uống quá nhiều nước dừa mà nên giữ ở lượng vừa đủ.

Nếu sau khi bé hoạt động với cường độ mạnh mà uống quá nhiều nước dừa sẽ khiến cơ thể càng thêm mệt mỏi, bủn rủn chân tay vì dừa có tính hàn.

Chè dừa dầm cách làm

Tốt cho sức khỏe

Ngoài việc giúp bổ sung, gia tăng năng lượng, độ dẻo dai, nâng cao thể lực, dừa cũng hỗ trợ cải thiện quá trình bài tiết insulin và phát huy tốt hơn vai trò của gluco trong máu sau khi vận động, luyện tập. (nguồn : higlumcom)

Thúc đẩy tốc độ trao đổi chất

Điều này có nghĩa là năng lượng sẽ bị đốt cháy với tốc độ nhanh hơn, qua đó giúp quá trình giảm cân diễn ra nhanh chóng. Và điều tuyệt vời hơn là quá trình này sẽ diễn ra hoàn toàn tự nhiên vì vậy mà nó không gây ra bất kỳ tác hại nào cho sức khỏe của bạn.

Tốt cho da, tóc

Nồng độ pH có trong dừa giúp tạo ra sự cân bằng các hợp chất hóa học của da. Nhờ vậy, dừa sẽ làm cho da mềm mại, ngăn chặn một số vấn đề như tình trạng khô và tróc da, hạn chế những vết nhăn, đốm nâu do tác nhân tuổi tác lão hóa. Thêm vào đó, dừa tăng sự chắc khỏe cho sợi tóc và giúp kiểm soát gàu. Không chỉ vậy, dừa còn có thể bảo vệ da và tóc bạn khỏi những tác hại của ánh nắng mặt trời.

Tiêu diệt nấm, vi rút và vi khuẩn

Dừa được biết đến với khả năng tiêu diệt những loại vi-rút gây ra các bệnh dễ lây lan như cảm cúm, viêm gan C, sởi… Nó cũng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây loét, các bệnh răng miệng, viêm phổi, và bệnh lậu. Dừa có chứa các thành phần giúp tiêu diệt một số loại nấm gây ra bệnh nấm candida, tưa miệng… 

Dừa giúp giảm các triệu chứng và nguy cơ sức khỏe do bệnh tiểu đường, viêm túi mật, loét dạ dày, viêm ruột kết… Nó còn có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh do những gốc tự do gây ra: lão hóa sớm, thoái hóa.

Dừa thật dân dã nhưng công dụng của chúng thật thần kỳ phải không?

Chè dừa dầm cách làm

Cách chọn dừa

Để làm ra món chè dừa dầm ngon thì bạn phải chọn được trái dừa non. Nhưng bạn đừng chọn trái dừa quá non nhé, loại này bạn chọn lại có phần cơm hơi dày một chút thì sẽ ngon hơn.

Trái dừa non là trái dừa có vỏ bên ngoài màu xanh tươi, mềm. Đặc biệt khi bấm ngón tay vào cùi dừa, thì dừa sẽ tiết ra nước có màu trắng sữa và vị thơm đặc trưng, khi bổ đôi trái dừa ra sẽ thấy dừa non mềm hơn dừa bánh tẻ.

Một số người đã có kinh nghiệm rồi thì thường chỉ cần nhìn vào màu sắc của trái dừa, nhất là màu phần vỏ phía gần cuống trái. Hay một mẹo khác là cầm trái dừa trên tay, dùng móng tay cào vào phần vỏ gần cuống trái dừa, nếu là dừa non thì phần vỏ đó rất dễ dàng bị cào ra.

Lời kết

Trên đây là những công dụng của trái dừa đối với sức khỏe cũng như cách làm món chè dừa dầm giúp giải nhiệt trong những ngày hè nóng bức. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn. Chúc bạn thành công!