Chị tôi là ai

Thường thì trong đời sống, ai cũng có một người mẹ để kính trọng, thương yêu và nhung nhớ, bởi vậy, trong thi ca và âm nhạc, hình ảnh người mẹ cũng trở nên thật quen thuộc và đẹp đẽ. Bên cạnh đó, hình ảnh chị gái - người mẹ thứ 2 của nhiều đứa em cũng được các thi sỹ, nhạc sỹ khắc họa trong các tác phẩm của mình bằng niềm tự hào, tình yêu thương, kính trọng thầm kín. Chị tôi của nhạc sỹ Trần Tiến là một ca khúc như thế.

Ảnh minh họa từ kenh14.vn

Đã có rất nhiều ca sỹ nổi tiếng chọn bài hát này để thể hiện nhưng với tôi, người trình bày hay nhất chính là nhạc sỹ Trần Tiến. Hình ảnh người nhạc sỹ ôm đàn ghi ta ngồi cô đơn trên sân khấu và cất giọng trầm trầm hát: Nhà tôi trên bến sông có chiếc cầu nhỏ cong cong/ Hàng cau dưới nắng trong lá trầu không/ Chị tôi trông dễ thương bán rau chợ cầu Ðông í a/ Chị tôi chưa lấy chồng...

Những câu hát bắt đầu kể về cuộc đời một con người mà thanh âm vang lên đã thấm đẫm nỗi cô đơn thì ắt hẳn đó cũng là một cuộc đời không nhiều nỗi vui. Và hình ảnh về một người chị hy sinh tuổi thanh xuân của đời mình đã hiện ra rõ nét sau những câu hát mộc mạc mà da diết đến thắt lòng: Thời con gái lưng ong có bao người thầm mong theo/ Mẹ giục con gái yêu lấy chồng đi/ Chị thương hai đứa em thương mẹ già còn đau í a/ Chị tôi chưa lấy chồng/ Rồi mẹ tôi khuất xa, chúng tôi không còn thơ ngây/ Chị lại lo các em chuyện chồng con/ Ngày chia tay bến sông thấy chị buồn mà thương í a/ Chị tôi chưa lấy chồng.

Âm nhạc trong ca khúc này chỉ là sự lặp những âm điệu đơn giản, mộc mạc như chính ca từ mà có tác dụng điêu khắc hiệu quả. Một làng quê quạnh vắng, yên bình với những cuộc đời lam lũ, giản đơn. Ở đó, người dân sống và hy sinh cho người thân như một lẽ tự nhiên. Và người chị gái trong bài hát đã thay mẹ, hy sinh cho các em mình rất lặng lẽ. Sự lặp lại của câu hát Chị tôi chưa lấy chồng như một nỗi ân tình của đứa em trải qua bao dãi dầu sương gió, giờ nghĩ lại day dứt khôn nguôi. Dù không nói nhưng ẩn sâu trong ca từ chính là niềm kính trọng vô ngần của đứa em đối với chị.

Xuyên suốt ca khúc là nỗi cô đơn buồn tẻ của thân phận một người phụ nữ đầy đức hy sinh. Tưởng như đến khi người chị có ý định lấy chồng thì hạnh phúc đã mỉm cười nhưng có lẽ cô đơn là số phận đeo bám cuộc đời chị: Rồi một đêm sáng trong có một người đàn ông qua/ Họ về xây chiếc cầu nối bờ sông/ Gặp chị tôi dễ thương mới xin lời cầu hôn í a/ Chị cũng muốn lấy chồng. Niềm vui chỉ lấp lánh phía trên như ánh trăng phủ trên mặt nước rồi tan biến một cách nhanh chóng: Cầu xây xong đã lâu không thấy người về đưa dâu/ Để chị tôi ngóng chờ mắt lệ nhòa/ Hàng cau đau trái cau bao lá trầu buồn rơi theo/ Chị tôi chưa lấy chồng.

Nếu ai đã xem và nghe Trần Tiến hát sẽ cảm nhận được nỗi đau như thấm rịn qua từng âm sắc của giọng hát, sẽ thấy được nỗi nhớ nhung khôn cùng qua ánh mắt, qua cách gảy từng dây đàn của người em. Nhiều năm xa cách xa tôi trở về làng quê thăm/ Nhìn hàng cau xác xơ lá trầu khô/ Mộ chị tôi bé xinh đứng bên cầu thương nhớ mênh mông/ Mộ người chưa có chồng/ Mộ người trinh nữ như cánh hoa quỳnh rụng trong đêm/ Mộ người chưa có chồng/ Chị tôi chưa lấy chồng. Những đứa em đã hồn nhiên đón nhận sự hy sinh của chị mà quên mất rằng, chị cũng cần được sống đời riêng, cần được hạnh phúc, vui vầy. Mải mê với những phiêu bạt đường đời, những đứa em đã lãng quên mình có người chị đáng thương ở làng quê. Chia sẻ với chị chỉ là dòng sông, bến nước, chỉ là hàng cau, cây trầu.

Đến đây thì nhạc sỹ đã tìm được sự đồng cảm trong trái tim thính giả. Cả một đời quên mình, lặng lẽ làm người mẹ thứ 2 cho các em, cuối cùng, chị cũng ra đi trong cô đơn và lặng lẽ. Bài hát là nỗi day dứt của những đứa em đã trót có những lúc lãng quên về sự hy sinh của chị, đã trót mải mê với gió bụi mà quên ngày trở về. Bài hát còn là sự thức tỉnh đối với những đứa em đang hồn nhiên đón nhận sự hy sinh của những người chị.

Dẫu cho không gian của thời bấy giờ đã khác, sự hy sinh cũng mang màu sắc khác những nỗi niềm mà Chị tôi khơi lên trong trái tim người nghe vẫn mãi vẹn nguyên mỗi lần âm nhạc vang lên. Và tôi, mỗi mùa phụ nữ tới lại lặng lẽ mở bài hát này nghe để gửi tặng các chị - những người phụ nữ lặng lẽ nơi làng quê, nơi phố xá đang sống cô đơn mà hạnh phúc với sự lựa chọn của mình.

Tuệ Mẫn

Tuệ Mẫn

Đó cũng chính là lý do vì sao ông lại sợ hát ca khúc này đến vậy.

  • Vy Oanh xúc động hát ca khúc tự sáng tác tặng mẹ
  • Thí sinh chuyển giới hát ca khúc của đàn chị cùng tên
  • Trương Quỳnh Anh viết ca khúc tặng con trai
  • Tìm hiểu về ca khúc "Everytime" của Britney Spears
  • Thí sinh hát ca khúc "đá đểu" Ngọc Trinh trần tình


Ca khúc quen thuộc nàyđãđược rất nhiều ca sỹ tên tuổi như Bằng Kiều, Mỹ Linh, Quang Linh... thể hiện nhưng mỗi lần nghe Trần Tiến ngồi ca bên câyđàn mộc mạc, tôi lại thấy những cảm xúc của bài hátđi trọn vào tim mình.




Trần Tiến cũngđã từng tâm sự rằngđời nhạc sỹ, ca sỹ củaông sợ nhất là phải hát 2 ca khúc "Chị tôi" và "Vết chân tròn trên cát". Có lẽ khi những lời ca cất lên, trái tim người lính một thờiấy phải sống lại những nỗiđau màôngđã trải qua. Những câu chữ mộc mạc, lối hát như tỷ tê kể chuyện,âm nhạc chân chất từ cây ghi ta nhuốm màu thời gian... lại tha thiết và da diếtđến lạ.




Những câu hátđầu mở ra không gian của một làng quê yên bình nơi có dòng sông nhỏ chảy qua làng xóm xanh xanh màu tre lên lũy.


Nhà tôi trên bến sông có chiếc cầu nhỏ cong cong

Hàng cau dưới nắng trong lá trầu không

Chị tôi trông dễ thương bán rau chợ cầu Ðông í a

Chị tôi chưa lấy chồng.


Một dòng sông, một chiếc cầu, một hàng trầu bên bể nước... không khóđể chúng ta hình dung ra không khí của những làng quê Bắc Bộ ngàyđó. Nơiđó, có một giađình nhỏ nơiđàn em thơ vui vầy bên người chị vừa chớm tuổi xanh mơ màng.



Thời con gái lưng ong có bao người thầm mong theo

Mẹ giục con gái yêu lấy chồng đi

Chị thương hai đứa em thương mẹ già con đau í a

Chị tôi chưa lấy chồng.


Vẻđẹp mặn mà của làn daửng nắng, của chiếc lưng ong nhỏ nhắnấyđãđi vào thơ, vào nhạc và làm điêu đứng bao chàng trai trẻ. Con gáiđến tuổi là phải về nhà chồng như quy luật mà baođời nayông bà ta vẫn nhắc. Nhưng thương mẹ giàđauốm những ngày trái gió trở trời, thươngđàn em thơ tuổiăn tuổi ngủ vô tư chưa biết nghĩ suy, cô vẫn chưa theo người bước sang ngang.


Rồi mẹ tôi khuất xa, chúng tôi không còn thơ ngây

Chị lại lo các em chuyện chồng con

Ngày chia tay bến sông thấy chị buồn mà thương í a

Chị tôi chưa lấy chồng.


Lại một lần nữa câu hát "Chị tôi chưa lấy chồng" được lặp lại, trĩu nặng cả những câu ca. Mẹ đã đi xa mà chị vẫn chưa yên lòng sang bến vì thương những đứa em thơ dại. Chị đã tự mặc định mình là một người mẹ thứ 2, phải lo cho các em đến cả chuyện gia đình. Không biết nét lưng cong kia còn bao nhiêu sau những nhọc nhằn của những ngày lao lực vì các em? Không biết làn da căng mọng còn bao nhiêu sau những đêm chong đèn thương em khó ngủ, đau ốm?


Rồi một đêm sáng trong có một người đàn ông qua

Họ về xây chiếc cầu nối bờ sông

Gặp chị tôi dễ thương mới xin lời cầu hôn í a

Chị cũng muốn lấy chồng.


Đoạn nhạc này chính là đoạn nhạc "sáng" nhất của ca khúc. Nó lấp lánh niềm vui từ những bến bờ được gắn kết, tỏa rạng hạnh phúc từ những trái tim bồi hổi biết thương nhớ bóng hình nhau. Cô gái như đang mỉm cười với những hạnh phúc bình dị chờ đợi mình ở phía trước. Đã đến lúc cô sống cho riêng mình, đã đến lúc cô cần có một mái nhà nhỏ của riêng mình. Nhưng hạnh phúc ấy nào có dễ chạm tay...




Cầu xây xong đã lâu không thấy người về đưa dâu

Để chị tôi ngóng chờ mắt lệ nhòa

Hàng cau đau trái cau bao lá trầu buồn rơi theo

Chị tôi chưa lấy chồng.


Khi hát đến những câu hát này, giọng Trần Tiến như đang nức nở vì một niềm thương xót không gì diễn tả được. Sao chị vẫn chưa lấy được chồng chị ơi? Sao vẫn là 'Chị tôi chưa lấy chồng?" Sao đau thế chị ơi, Trần Tiến ơi và người nghe ơi... Đến cả cây cau cũng đau niềm đau không được se duyên đôi lứa, đến lá trầu cũng rụng vàng trong những nỗi đợi mong. Người đi tứ phía trường đời, chỉ có nơi làng quê sông nhỏ là người quên, quên cả người con gái chiều chiều đứng ngóng những chuyến đò qua, những dòng người đi lại mong tìm thấy một bóng hình ấp ủ trong tim.


Nhiều năm xa cách xa tôi trở về làng quê thăm

Nhìn hàng cau xác xơ lá trầu khô

Mộ chị tôi bé xinh đứng bên cầu thương nhớ mêng mông

Mộ người chưa có chồng

Mộ người trinh nữ như cánh hoa quỳnh rụng trong đêm

Mộ người chưa có chồng

Chị tôi chưa lấy chồng


Nỗi đau không còn nức nở mà lặn vào trong, quặn thắt nơi trái tim người nghe. Chị về với đất cát quê hương mà vẫn là trinh nữ, vẫn ôm trong lòng một bóng hình của thời tuổi trẻ đã đi qua từ rất lâu. Phải nói rằng, đây là một trong những ca khúc đi cùng năm tháng. Dù thời gian, không gian của thời hiện đại đã đi xa không gian và những nỗi niềm của thời đại cũ nhưng những nỗi niềm mà "Chị tôi" khơi lên trong trái tim người nghe vẫn mãi bất tử.

Video liên quan

Chủ Đề