Chính sách tiền tệ là gì các công cụ năm 2024

Chính sách tiền tệ (monetary policy) là một trong hai chính sách kinh tế vĩ mô chính, bên cạnh chính sách tài khóa, được sử dụng để điều tiết cung tiền trong nền kinh tế, với 4 mục tiêu trọng tâm là hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, toàn dụng lao động, kiềm chế lạm phát và ổn định tỷ giá.

Cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đều là những công cụ được chính phủ sử dụng để can thiệp hỗ trợ và kích thích nền kinh tế. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa hai công cụ này là:

  • Chính sách tiền tệ tác động đến lãi suất và lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, và thường được quản lý bởi ngân hàng trung ương.
  • Trong khi chính sách tài khóa giải quyết các vấn đề về thuế và những hoạt động của chính phủ, và thường được dựa trên luật pháp.

Do khả năng tác động đến tổng cầu và sản lượng thông qua việc tác động vào thị trường tiền tệ, chính sách tiền tệ đã trở thành một công cụ hữu hiệu để ổn định nền kinh tế của các ngân hàng trung ương.

Chính sách tiền tệ được thực hiện thông qua ba công cụ chính

Để thực thi chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương sẽ sử dụng ba loại công cụ truyền thống lãi suất chính sách, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở đề gián tiếp tiếp tác động vào chi phí vay hay các mức lãi suất khác nhau trong nền kinh tế.

Lãi suất chính sách (policy rate) hay lãi suất điều hành là công cụ điều tiết cung tiền linh hoạt và được chọn làm chuẩn mực cho các loại lãi suất khác, bao gồm lãi suất chiết khấu, lãi suất tiền gửi, lãi suất thế chấp, lãi suất thẻ tín dụng, lãi suất cho vay và các khoản vay khác tại ngân hàng thành viên.

Sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà được thực hiện một cách gián tiếp thông qua việc điều chỉnh chi phí vay, từ đó ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của ngân hàng thành viên và dẫn đến kích thích hay kìm hãm sản xuất.

Chính sách tiền tệ là gì các công cụ năm 2024

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (required reserve ratio) là lượng tiền mặt và tiền gửi quy định được ngân hàng trung ương áp dụng cho các ngân hàng thành viên và các tổ chức tín dụng khác để đảm bảo tính thanh khoản. Đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn khác nhau thì ngân hàng trung ương sẽ quy định một tỷ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau.

Tỷ lệ tiền mặt mà các ngân hàng hay tổ chức tín dụng thành viên nắm giữ có thể bằng hoặc nhiều hơn tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong tài khoản được mở tại ngân hàng trung ương, nhưng không được phép ít hơn. Nếu thiếu hụt tiền mặt, họ phải vay thêm tiền mặt từ các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác để bù đắp.

Việc ngân hàng trung ương yêu cầu một khoản dự trữ bắt buộc sẽ giúp các ngân hàng thành viên có đủ khả năng đối phó với những tình huống khẩn cấp như khách hàng đột ngột muốn rút một số tiền lớn hay đảm bảo có nguồn tiền dự trữ khi ngân hàng gặp khủng hoảng về mặt thanh khoản.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được coi là công cụ để hạn chế khả năng tạo tiền và mức tín dụng của các tổ chức thành viên. Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên, tức là các ngân hàng thành viên có ít tiền để cho vay hơn, từ đó làm tăng lãi suất và giảm cung tiền, kết quả là giảm được lạm phát và ngược lại.

Chính sách tiền tệ là gì các công cụ năm 2024

Nghiệp vụ thị trường mở (open market operation) là nghiệp vụ mà các ngân hàng trung ương mua bán các giấy tờ có giá từ ngân hàng thương mại (hay các tổ chức tài chính phi ngân hàng) trên thị trường mở, nhằm điều tiết cung tiền và lãi suất trong nền kinh tế.

Đây là một trong số các công cụ phổ biến nhất của ngân hàng trung ương trong việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Các giấy tờ có giá này thường bao gồm chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng trung ương và trái phiếu chính phủ.

Thông qua việc mua bán các giấy tờ có giá (GTCG) trên thị trường mở, ngân hàng trung ương sẽ trực tiếp tác động lên tỷ lệ dự trữ của các ngân hàng thương mại và gián tiếp ảnh hưởng đến các mức lãi suất trong nền kinh tế.

Khi muốn tăng cung tiền và lãi suất trong nền kinh tế, các ngân hàng trung ương sẽ tăng mua vào các giấy tờ có giá để bơm tiền vào lưu thông. Ngược lại, nếu muốn giảm lượng tiền và lãi suất trong nền kinh tế, các ngân hàng trung ương sẽ bán ra các giấy tờ có giá để thu bớt nguồn tiền về.

Chính sách tiền tệ là gì các công cụ năm 2024

Chính sách tiền tệ có thể nới lỏng hoặc thắt chặt

Dựa trên phương thức hoạt động, chính sách tiền tệ được chia làm hai loại chính là chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách tiền tệ thắt chặt. Tùy theo từng thời kỳ và bối cảnh kinh tế nhất định, các ngân hàng trung ương sẽ áp dụng hình thức hay điều chỉnh mức độ thắt chặt cũng như nới lỏng sao cho hợp lý.

Chính sách tiền tệ nới lỏng (expansionary monetary policy) là quá trình ngân hàng trung ương bơm tiền vào lưu thông để kích thích nền kinh tế, trong thời kỳ suy thoái hoặc tăng trưởng chậm lại, thông qua việc khuyến khích tiêu dùng và giảm chi phí cho vay để tăng cường hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Khi đó ngân hàng trung ương sẽ thực hiện tăng lãi suất điều hành và nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, đồng thời tiến hành mở rộng các hoạt động mua bán giấy tờ có giá trên thị trường mở.

Chính sách tiền tệ là gì các công cụ năm 2024

Chính sách tiền tệ thắt chặt (contractionary monetary policy) là quá trình ngân hàng trung ương rút tiền ra khỏi lưu thông để hạ nhiệt một nền kinh tế quá nóng và lạm phát ở mức cao thông qua việc khuyến khích tiết kiệm và tăng chi phí vay vốn để hạn chế các hoạt động đầu tư và mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Khi đó ngân hàng trung ương sẽ thực hiện cắt giảm lãi suất điều hành và cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, đồng thời tiến hành thu hẹp các hoạt động mua bán các giấy tờ có giá trên thị trường mở.

Tuy nhiên, đi kèm với việc kiềm chế lạm phát thì nền kinh tế sẽ phải chấp nhận tăng trưởng hạ nhiệt và một tỷ lệ thất nghiệp nhất định.

Các công cụ chính sách phi truyền thống được bổ sung để đương đầu với các cuộc khủng hoảng kinh tế

Chính sách tiền tệ phi truyền thống (unconventional monetary policy) là các chính sách được ra đời để đương đầu với các cuộc khủng hoảng tài chính trong bối cảnh các biện pháp thông thường tỏ ra kém hoặc không hiệu quả. Một số công cụ của chính sách tiền tệ phi truyền thống được biết đến rộng rãi trên thế giới như là:

Chính sách lãi suất âm (negative policy rate) hiện được sử dụng duy nhất bởi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) để để cứu Nhật Bản khỏi vòng xoáy giảm phát và kích cầu nền kinh tế. Hiện tại, lãi suất chính sách đang ở mức -0.1% kể từ khi được cắt giảm về mức âm vào đầu năm 2016 sau khi được duy trì ở gần 0% cuối những năm 1990.

Trước đó, ECB và SNB là 2 ngân hàng trung ương lớn cùng BoJ áp dụng chính sách lãi suất âm, nhưng cả 2 đều đã nâng lãi suất đáng kể trong năm 2022 để chống lại áp lực lạm phát tăng mạnh.

Chính sách tiền tệ là gì các công cụ năm 2024
Lãi suất chính sách BoJ kể từ năm 1995 đến nay

Nới lỏng định lượng (quantitative easing) là hoạt động mua vào khẩn cấp các tài sản tài chính trên thị trường mở và làm thay đổi bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương trong thời kỳ suy thoái kinh tế nhằm hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống tài chính.

Công cụ phi truyền thống này được khai sinh tại Nhật Bản, sau khi BoJ liên tục duy trì chính sách lãi suất 0 kể từ năm 1999 để chống lại giảm phát trong nước nhưng vẫn không đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc.

Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra từ năm 2007-2008, nới lỏng định lượng do Nhật Bản tạo ra đã được Hoa Kỳ và các nước châu Âu áp dụng như “trụ cột trọng yếu của chính sách kinh tế sau mỗi cuộc khủng hoảng”, kết hợp với việc triển khai lãi suất điều hành ở gần 0%.

Tuy nhiên, nới lỏng định lượng có thể gây lạm phát cao đáng kể do lượng tiền khổng lồ bơm vào nền kinh tế. Trong giai đoạn đỉnh điểm, bảng cân đối kế toán của Fed đã đạt mức gần 9 nghìn tỷ USD, và lạm phát cũng đã chạm 9.1% một thời gian ngắn sau khi Fed tuyên bố kết thúc QE, chính trước lo ngại áp lực lạm phát.

Chính sách tiền tệ là gì các công cụ năm 2024
Bảng cân đối kế toán của Fed trong giai đoạn QE4 (từ năm 2020-2022)

Định hướng chính sách bằng ngôn từ cũng rất được ưa chuộng thông qua các biên bản cuộc họp chính sách, các bài phát biểu, phỏng vấn, họp báo hay các phiên điều trần trước Quốc hội, hoặc trong các dự báo kinh tế được công bố cuối mỗi quý,...

Định hướng chính sách bằng ngôn từ trở nên phổ biến để các nhà hoạch định có thể mạnh mẽ bày tỏ quan điểm của họ hoặc tiết lộ các manh mối về lập trường chính sách với mục đích định hướng kỳ vọng thị trường do không muốn gây bất ngờ cho các nhà đầu tư.

Ngoài ra, các chương trình mua tài sản quy mô lớn cũng lần lượt ra đời sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu 2012 hay cú sốc kinh tế gây ra bởi đại dịch COVID-19 những năm gần đây.