Chôn thuốc trừ sâu ở thanh hóa tóm tắt năm 2024

VOV.VN-UBND tỉnh Thanh Hóa còn tạm đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty này để khắc phục hậu quả.

Ngày 18/9, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký Quyết định số 3253/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái.

Theo Quyết định này, công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái bị xử phạt vì: Không niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án bản tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Không có văn bản báo cáo cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về những điều chỉnh, thay đổi các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt theo quy định;

Chôn thuốc trừ sâu ở thanh hóa tóm tắt năm 2024
Lán của người dân các xã Cẩm Tâm, Cẩm Vân huyện Cẩm Thủy và xã Yêm Lâm huyện Yên Định vẫn được dựng, hàng ngày người dân thay phiên nhau “canh gác”.

Vận hành các công trình xử lý môi trường đã bị điều chỉnh, thay đổi so với các biện pháp bảo vệ môi trường đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mà không có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; Thực hiện không đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;

Xây lắp không đúng công trình xử lý môi trường theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; Thải mùi khó chịu vào môi trường; Không chuyển chứng từ chất thải nguy hại cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định; Không xây dựng kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải nguy hại gây ra theo quy định;

Không phân loại chất thải nguy hại, để lẫn chất thải nguy hại khác loại với nhau hoặc với chất thải khác; Không dán nhãn theo quy định; Không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật an toàn về vận chuyển, bảo quản thuốc và nguyên liệu làm thuốc của phương tiện vận chuyển, kho tàng.

Tổng mức phạt là 421.150.000 đồng.

Ngoài ra, UBND tỉnh Thanh Hóa còn tạm đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái để khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường của công ty gây ra cho công ty thực hiện xong các biện pháp khắc phục hậu quả và được Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý cho hoạt động trở lại.

Các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái phải thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã phê duyệt, các quy định khác của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hiện hành.

Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái phải khẩn trương xây dựng phương án, ký kết hợp đồng với đơn vị có đủ năng lực để thu gom, xử lý đối với số chất thải nguy hại đang chôn lấp trái quy định tại công ty và số chất thải nguy hại đang lưu giữ tại công ty không đúng quy định. Thời hạn hoàn thành trong 30 ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.

Việc xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu vực hoạt động của công ty và vùng bị ảnh hưởng phải được thực hiện theo phương án được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

Trong thời gian 10 ngày, Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt. Quá thời hạn trên nếu công ty không chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật./.

Vụ việc Cty CP Nicotex Thanh Thái (Thanh Hóa)- đóng trên địa bàn xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa - chôn thuốc trừ sâu và các chế phẩm hóa học độc hại xuống lòng đất đang khiến công luận hết sức bất bình. Vì sao Cty này lại đang tâm thực hiện hành vi mang di họa cho đồng bào như vậy?

Chôn thuốc trừ sâu ở thanh hóa tóm tắt năm 2024
Các thùng phuy chứa chất hóa học độc hại dược chôn xuống đất.

Chôn xuống đất để tránh phí

Theo kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Ngọc Tân – chuyên gia trong lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật - hằng năm Bộ NNPTNT đều công bố danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam cũng như danh mục các thuốc không được phép sử dụng.

Có thể loại thuốc có hoạt chất được phép sử dụng trong năm nay thì sang năm lại không còn được cho phép sử dụng nữa. Các loại thuốc không được phép sử dụng này sẽ phải thu hồi và tiêu hủy theo một quy trình nghiêm ngặt để bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, theo ông Tân, việc tiêu hủy, xử lý các loại thuốc trừ sâu, thuốc bệnh hay thuốc bảo vệ thực vật bị hết hạn sử dụng hay phải thu hồi cũng như các phế thải trong quá trình sản xuất phải theo một quy trình nghiêm ngặt, không phải dễ dàng và rất tốn kém.

Tại điều 22 Nghị định số 58/2002/NĐ-CP do Thủ tướng Phan Văn Khải ký ban hành ngày 3.6.2002 quy định rõ về việc tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật.

Theo đó, việc tiêu hủy thuốc và bao bì thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo an toàn cho người, môi trường và hệ sinh thái; phải được thực hiện theo quy trình kỹ thuật do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành; việc tiêu hủy thuốc và bao gói đã đựng thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo mức dư lượng tối đa cho phép trong đất, nước, không khí không được vượt quá mức quy định của Việt Nam, trong trường hợp chưa có mức quy định của Việt Nam thì không được vượt quá mức quy định của tổ chức y tế thế giới (WHO).

Việc tiêu hủy thuốc, bao bì thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại; tổ chức, cá nhân có thuốc tồn đọng phải chịu trách nhiệm tổ chức tiêu hủy.

Người sử dụng thuốc phải có trách nhiệm thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật và yêu cầu cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật địa phương tổ chức tiêu hủy theo quy định.

Cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì tổ chức việc tiêu hủy, phối hợp với cơ quan bảo vệ môi trường và các cơ quan liên quan ở địa phương giám sát tiêu hủy.

Điều 14, thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT do Thứ trưởng Bùi Bá Bổng ký ban hành ngày 26.6.2010 cũng đã quy định rõ rách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, sang chai và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật: “Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu hoạt động sản xuất, gia công, sang chai và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật của mình gây ảnh hưởng xấu tới người, vật nuôi và môi trường; chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình khi đưa ra lưu thông, sử dụng''.

Điều 43 Pháp lệnh số 36/2001/PL-UBTVQH10 ngày 25.7.2001 cũng quy định: “Quá trình thu gom, tiêu hủy thuốc, bao bì thuốc bảo vệ thực vật không được làm rơi vãi, phát tán hoặc làm tăng thêm chất thải nguy hại ra môi trường; phải đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi và môi trường”.

Chôn thuốc trừ sâu ở thanh hóa tóm tắt năm 2024
Hàng trăm vỏ bao bì các loại được nhân dân đào lên từ lòng đất.

Cần xử lý nghiêm theo pháp luật

Các văn bản đều quy định “Mọi chi phí tiêu hủy do chủ sở hữu vật tiêu hủy chịu trách nhiệm chi trả”; trong khi đó, mức phí tiêu hủy thuốc BVTV không hề nhỏ.

Theo anh Nguyễn Văn Thắng – Trưởng phòng Kinh doanh Cty CP vệ sinh môi trường Hà Nội - không phải Cty nào cũng có đủ điều kiện cho phép vận chuyển chất thải độc hại này. Do đó, DN lại phải bỏ ra một khoản kinh phí không nhỏ cho việc vận chuyển chuyên dụng.

Việc vận chuyển thuốc BVTV đi tiêu hủy cũng phải theo quy trình nghiêm ngặt mà theo quan sát của PV, Cty Nicotex Thanh Thái chưa hề tuân thủ đúng theo các quy định này.

Việc Cty CP Nicotex Thanh Thái chôn các hóa chất độc hại cũng như bao bì xuống lòng đất là để trốn một khoản phí và như vậy, Cty này đã vi phạm nghiêm trọng các văn bản quy phạm pháp luật. Rất mong các cơ quan bảo vệ pháp luật cần nhanh chóng vào cuộc làm sáng tỏ vụ việc, xử lý nghiêm minh.