Chứng chỉ hành nghề kế toán có thời hạn không năm 2024

Theo đó, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán có thời hạn tối đa là 5 năm (60 tháng) nhưng không quá ngày 31/12 của năm thứ năm kể từ năm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.

Chứng chỉ hành nghề kế toán có thời hạn không năm 2024

Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán có thời hạn tối đa bao lâu? Hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán gồm những gì?

Căn cứ tại Điều 4 , hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư này.

- Bản sao hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán.

- Giấy xác nhận về thời gian thực tế làm kiểm toán theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04/ĐKHN ban hành kèm theo hoặc tài liệu chứng minh về thời gian thực tế làm kiểm toán hoặc Bản giải trình kèm theo tài liệu chứng minh về thời gian thực tế làm kiểm toán (trừ các trường hợp quy định tại Điều 16 ).

- Bản thông tin cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư 202/2012/TT-BTC.

- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp trong thời hạn không quá sáu (06) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán.

- Bản sao Chứng chỉ kiểm toán viên.

- Hai ảnh màu cỡ 3x4cm được chụp trên nền trắng trong thời hạn không quá sáu (06) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán.

- Bản sao Quyết định thôi việc hoặc Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động tại nơi làm việc trước doanh nghiệp kiểm toán.

- Bản sao Giấy phép lao động tại Việt Nam của kiểm toán viên là người nước ngoài trừ trường hợp pháp luật lao động Việt Nam quy định không cần phải có giấy phép lao động.

- Tài liệu chứng minh giờ cập nhật kiến thức của kiểm toán viên tại các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán đối với trường hợp có tính giờ cập nhật kiến thức.

Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán phải có các nội dung nào?

Căn cứ tại Điều 6 quy định về Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán như sau:

Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán
1. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Họ và tên, năm sinh, quê quán hoặc quốc tịch, ảnh của người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;
b) Số và ngày cấp chứng chỉ kiểm toán viên;
c) Tên doanh nghiệp kiểm toán nơi kiểm toán viên đăng ký hành nghề;
d) Số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;
đ) Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
2. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán có thời hạn tối đa là 5 năm (60 tháng) nhưng không quá ngày 31/12 của năm thứ năm kể từ năm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
3. Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán được quy định tại Phụ lục số 07/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

- Họ và tên, năm sinh, quê quán hoặc quốc tịch, ảnh của người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;

- Số và ngày cấp chứng chỉ kiểm toán viên;

- Tên doanh nghiệp kiểm toán nơi kiểm toán viên đăng ký hành nghề;

- Số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;

- Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Theo Điều 7 Thông tư 296/2016/TT-BTC quy định về giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán như sau:

Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
1. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Họ và tên, năm sinh, quê quán hoặc quốc tịch, ảnh của người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;
b) Số và ngày cấp chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên;
c) Tên doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán nơi người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán làm việc;
d) Số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;
đ) Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
2. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán có thời hạn tối đa là 5 năm (60 tháng) nhưng không quá ngày 31/12 của năm thứ năm kể từ năm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.

Như vậy, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán có thời hạn tối đa là 5 năm nhưng không quá ngày 31/12 của năm thứ năm kể từ năm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán

Chứng chỉ hành nghề kế toán có thời hạn không năm 2024

Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán có thời hạn tối đa bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)

Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 296/2016/TT-BTC quy định giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị trong các trường hợp sau:

[1] Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hết thời hạn.

[2] Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán bị thu hồi.

[3] Trong thời gian kế toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán.

[4] Kế toán viên hành nghề không còn làm việc và chấm dứt hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.

[5] Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán hết thời hạn hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn bảo đảm là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian theo quy định tại Điều 4 Thông tư 296/2016/TT-BTC.

[6] Giấy phép lao động tại Việt Nam của kế toán viên hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc không còn giá trị.

[7] Kế toán viên hành nghề không tiếp tục hành nghề dịch vụ kế toán.

[8] Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán nơi kế toán viên hành nghề đăng ký hành nghề bị chia, bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập, bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản.

[9] Người bị mất năng lực hành vi dân sự; người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án một trong các tội xâm phạm quản lý kinh tế liên quan đến tài chính, kế toán; người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

[10] Kế toán viên hành nghề bị chết, mất tích.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán khi Giấy chứng nhận hết hạn?

Căn cứ khoản 5 Điều 11 Thông tư 296/2016/TT-BTC quy định về thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán như sau:

Thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
...
4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán đối với các trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 02 ảnh màu 3x4cm được chụp trên nền trắng trong thời hạn không quá sáu (06) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;
c) Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán cũ.
5. Bộ Tài chính xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán cho kế toán viên hành nghề trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và nộp đủ phí theo quy định. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Bộ Tài chính trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...

Như vậy, Bộ Tài chính là cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán khi Giấy chứng nhận hết hạn.

Chứng chỉ hành nghề kiểm toán có thời hạn bao lâu?

Theo đó, giấy chứng chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán có thời hạn tối đa là 5 năm (60 tháng) nhưng không quá ngày 31/12 của năm thứ năm kể từ năm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.

Chứng chỉ kế toán trưởng có thời hạn bao lâu?

Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng có giá trị sử dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp để bổ nhiệm kế toán trưởng lần đầu theo quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật Kế toán. Quá thời hạn 5 năm học viên có yêu cầu cấp lại chứng chỉ phải học lại khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng.

Chứng chỉ hành nghề đại lý thuế có thời hạn bao lâu?

Chứng chỉ đại lý thuế có thời hạn tối đa là 05 năm (60 tháng), nhưng thời hạn không quá ngày 31/12 của năm thứ 5 kể từ năm chứng chỉ đại lý thuế có hiệu lực.

Chứng chỉ CPA để làm gì?

CPA được xem như là một cố vấn tài chính chuyên nghiệp cho các cá nhân, doanh nghiệp. Với chứng chỉ CPA Việt Nam, bạn được xem là một kiểm toán viên, có quyền điều hành các cuộc kiểm toán và ký các báo cáo kiểm toán. Cho nên nếu bạn chưa có chứng chỉ này thì chỉ được xem là trợ lý kiểm toán viên.