Chuyên đề chủ nghĩa nhân đạo văn học trung đại năm 2024

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM KHÁI NIỆM CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN VÀ CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO TRONG KHOA NGHIÊN CỨU VĂN HỌC Ở VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN NAY

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM KHÁI NIỆM CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN VÀ CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO TRONG KHOA NGHIÊN CỨU VĂN HỌC Ở VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN NAY

TÓM TẮT Trong khoa nghiên cứu văn học, Chủ nghĩa nhân văn và Chủ nghĩa nhân đạo (Humanism) là những phạm trù lí luận, phạm trù lịch sử mà cho đến nay việc nhìn nhận, đánh giá vẫn còn gây ra nhiều chia rẽ, trái nghịch. Vì vậy, bài viết đề cập đến hai vấn đề cơ bản của khái niệm: (1) Khái quát về nguồn gốc, nội dung và ý nghĩa của khái niệm humanism ở phương Tây; (2) Phân tích nội dung, ý nghĩa và các khuynh hướng khác nhau trong việc sử dụng khái niệm Chủ nghĩa nhân văn, Chủ nghĩa nhân đạo trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam từ 1945 đến nay. Từ khóa: chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa nhân bản, văn học Việt Nam hiện đại, giá trị của văn học. ABSTRACT The concepts Humanism and Humanitarianism in Vietnamese literary studies from 1945 up to date Humanism and Humanitarianism are theoretical and historical categories in Vietnamese literary studies whose perceptions and assessments are still causing many disputes. The article discusses two basic issues of the concepts: (1) An overview of the origin, content and meaning of the concept of humanism in the West; (2) Analyzing of the content, meaning and different trends in the use of the concepts Humanism and Humanitarianism in Vienamese literary studies from 1945 up to date.

Trong khoa nghiên cứu văn học, Chủ nghĩa nhân văn và Chủ nghĩa nhân đạo (Humanism) là những phạm trù lí luận, phạm trù lịch sử mà cho đến nay việc nhìn nhận, đánh giá vẫn còn gây ra nhiều chia rẽ, trái nghịch. Vì vậy, bài viết đề cập đến hai vấn đề cơ bản của khái niệm: (1) Khái quát về nguồn gốc, nội dung và ý nghĩa của khái niệm humanism ở phương Tây; (2) Phân tích nội dung, ý nghĩa và các khuynh hướng khác nhau trong việc sử dụng khái niệm Chủ nghĩa nhân văn, Chủ nghĩa nhân đạo trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam từ 1945 đến nay.

  • PDF

Phát hành ngày

2015-03-03

Chuyên đề:

“CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO TRONG

VĂN HỌC TRUNG ĐẠI”

Người thực hiện:

Lớp:

Niên khóa:

A/ MỞ ĐẦU:

M. Gorki nói “Văn học là nhân học”. Có thể nói, văn học là một thước phim chân
thực về cuộc đời, nó phản ánh đời sống và số phận của con người trong bất cứ thời
đại nào. Chính vì văn học luôn viết về con người nên luôn hướng con người làm
việc thiện tránh xa điều ác, và giúp con người có thêm niềm tin vào cuộc sống tươi
đẹp này. Văn học mang giàu tính nhân văn, hướng đến giải phóng con người ra
khỏi mọi khổ đau hay ràng buộc nào đó. Thật vậy, văn học không chỉ cho ta những
bài học đạo đức, tinh thần nhân văn cao đẹp mà “Văn học là tấm gương phản chiếu
lịch sử”. Văn học Trung đại ra đời và phát triển trong khuôn khổ của xã hội phong
kiến Việt Nam. Bởi vậy, thông qua các tác phẩm văn học thời kì này chúng ta hiểu
hơn về truyền thống dân tộc, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông
ta.

B/ NỘI DUNG:

I) Vài nét về lịch sử, xã hội Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX:

Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX gắn với sự ra đời, phát triển và suy
vong của chế độ phong kiến Việt Nam. Dân tộc giành được quyền độc lập tự chủ
vào cuối thế kỉ X, lập nhiều kì tích trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm
(quân Tống, quân Mông- Nguyên, quân Minh). Nhìn chung chế độ phong kiến Việt
Nam đang từng bước đi lên.
Bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam đã có những khủng hoảng
dẫn đến nội chiến, đất nước bị chia cắt.
Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, đất nước có nhiều biến động
dữ dội. Chế độ phong kiến trở nên khủng hoảng và cuối cùng suy thoái. Mà đỉnh
điểm là phong trào nông dân Tây Sơn của người anh hùng Nguyễn Huệ đã cùng
một lúc lật đổ các tập đoàn phong kiến, đánh tan quân Xiêm ở phía Nam, quân
Thanh ở phía Bắc.
Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục chế độ quân chủ chuyên
chế và đất nước nằm trước hiểm họa xâm lược của thực dân Pháp.
Một nghệ sĩ đích thực phải là “người đứng ở trong lao khổ, mở rộng lòng ra mà
đón lấy mọi vang động của đời”. Chính vì vậy nên trước hiện thực cuộc sống đầy
rẫy những bất công, nhiều nhà thơ, nhà văn đã cảm thông trước số phận bị chà đạp
của con người, họ đã đứng trên lập trường nhân sinh để giải quyết các vấn đề xã
thương thân, lá lành đùm lá rách; tư tưởng của Phật giáo: từ bi bác ái, yêu thương
con người; và tư tưởng của Nho giáo: cái nhân cái nghĩa.
* Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam rất đa dạng và phong phú:
  • Văn học phản ánh cuộc sống và số phận của con người, không chỉ vậy, văn học
còn cho ta thấy được những phẩm chất tốt đẹp: lòng yêu nước, ý chí chiến đấu
quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm, tinh thần xả thân vì đất nước và cuối cùng
tình yêu nước gắn liền với tấm lòng thương dân.
  • Không chỉ đề cập tới hào khí sục sôi, tinh thần quật khởi của nhân dân trong
những năm cứu nước và giữ nước, văn học còn là tiếng nói thấm đượm giọng điệu
cảm thương. Đó là sự xót thương, đồng cảm, tri âm với những kiếp người bất hạnh
trong xã hội, những kiếp hồng nhan bạc mệnh, ...
  • Tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa làm chia cắt lứa đôi.
  • Tố cáo thế lực đồng tiền và quyền lực trong xã hội.
  • Đề cao những khát vọng của con người về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền
tự do, công lý.
Văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX đã phản ánh chân
thực xã hội phong kiến Việt Nam với nhiều biến động thăng trầm. Số phận con
người, đặc biệt là số phận người phụ nữ bị ảnh hưởng lớn nhất từ bối cảnh ấy. Họ
là đối tượng được qua tâm nhiều nhất. Họ trở thành tâm điểm trong trang viết của
Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm, ...

IV) Biểu hiện của cảm hứng nhân đạo qua một số tác phẩm văn học

trung đại:

1 ) Đồng cảm, xót thương với số phận bi kịch của con người (nhất là

người phụ nữ):

Chủ nghĩa nhân đạo trước hết bắt đầu tự sự thương yêu con người, mà hạt nhân của
nó chính là trái tim giàu lòng yêu thương của nhà văn. Balzac đã từng nói: “nhà
văn là thư kí trung thành của thời đại” Bởi nếu không phải nhà nhân đạo, nếu
không có tấm lòng yêu thương con người và sẵn sàng hy sinh cho con người, thì
làm sao anh ta có thể viết, làm sao anh ta có thể, trầm mình vào lửa đỏ để làm nên
sự hồi sinh của cuộc sống – chính là những tác phẩm thẫm đẫm tính nhân đạo,
thấm đẫm tình yêu thương con người, những tác phẩm như phập phồng hơi thở của
thời đại, như đang chảy trong từng vân chữ những giọt máu của thời đại. Những
tác phẩm mà, mỗi trang giấy là một số phận được trải ra trước mắt người đọc, từng
số phận là những tiếng kêu khóc đau đớn cho những kiếp người, từng con chữ cất
lên đều ám ảnh, day dứt khôn nguôi. Như vậy chúng ta thấy rằng, biểu hiện trước
tiên của chủ nghĩa nhân đạo chính là sự thông cảm, thấu hiểu cho số phận con
người. Điều này có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc.
a) Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ:
Nguyễn Dữ cảm thương cho số phận bất hạnh, oan nghiệt: Vũ Nương là một cô gái
thùy mị, nết na nhưng lại có số phận bất hạnh. Nàng chính là nạn nhân của chế độ
nam quyền và cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Mở đầu bi kịch đời nàng là
lúc nàng cưới chồng, chồng nàng là Trương Sinh, con nhà hào phú nhưng ít học và
có tính hay ghen. Rõ ràng đây là một cuộc hôn nhân không bình đẳng “Trương
Sinh đem trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ”. Cuộc sống gia đình đang êm ấm
thì Trương Sinh đầu quân đi lính, nàng phải mòn mỏi chờ chồng đi chinh chiến
“Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời
không thể nào ngăn được”. Giặc tan, Trương Sinh trở về, vốn tính hay ghen, đa
nghi, hồ đồ lại tin lời ngây thơ của con trẻ mà nghi ngờ vợ thất tiết, nhục mạ, đánh
đuổi nàng đi và không cho nàng nói lời thanh minh. Trong cơn đau khổ, tuyệt vọng
khi bị dồn đến đường cùng, Vũ Nương đã trẫm mình ở sông Hoàng Giang để bảo
vệ danh dự của mình. Hành động của nàng không phải là hành động bộc phát nhất
thời mà là hành động có sự chỉ đạo của lí trí. Chính vì cái bản chất hồ đồ, độc
đoán, nông cạn đã biến Trương Sinh thành một kẻ bức tử vợ mình. Mặc cho nàng
Vũ Nương đã luôn hàn gắn hạnh phúc gia đình và những lúc nàng nhớ chồng khôn
xiết không thể nào tả được. Những tưởng nàng sẽ được hạnh phúc bên gia đình nhỏ
của mình thế nhưng nàng lại chết một cách đầy phẫn khuất và đau đớn.
b) Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
Sinh ra và lớn lên trong những cái nôi văn hóa của đất nước cùng những trải
nghiệm trong môi trường quý tộc và cuộc sống phong trần đã sớm hình thành ở
Nguyễn Du tài năng thi ca và một trái tim đa sầu đa cảm. Ông đã trở thành nhà thơ
lỗi lạc trên cả hai phương diện nội dung và hình thức. Xét về hình thức thể hiện,
Nguyễn Du được mệnh danh là ngòi bút thiên tài trong sáng tạo nghệ thuật. Cả thơ
chữ Hán và thơ chữ Nôm đều đạt đến chuẩn mực. Thơ chữ Hán thì sắc sảo, tinh
luyện, thơ chữ Nôm nổi bật nhất là kiệt tác “Truyện Kiều”. Đọc “Truyện Kiều”
chúng ta cảm nhận được giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc của một trái tim ngập
tràn tình cảm yêu thương về sự sống của con người. Nói như nhà thơ Tế Hanh:
“Thế đấy Nguyễn Du vĩ đại ơi
Câu thơ máu thịt thấm bao đời
“Đau lòng kẻ ở người đi
Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tầm”
Sau khi tự mình trao duyên, trao tình yêu cho em, nàng trở về với chính cõi lòng
mình để bao nhiêu buồn tủi, xót xa lan tỏa trong tâm hồn:
“Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”.
Đó là giây phút nàng tỉnh rượu sau những “cuộc vui đầy tháng trận cười suốt
đêm”, đối diện với một đêm khuya quạnh vắng, nỗi cô đơn như tan chảy trong sâu
thẳm cõi lòng.
“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa”
Vì cái tài sử dụng ngôn ngữ mà “Truyện Kiều” đã trở thành “tòa lâu đài ngôn ngữ
thi ca”. Nhưng, cái tài của đại thi hào không chỉ dừng lại ở đó. Nghệ thuật chuẩn
mực còn thể hiện trong nghệ thuật khai thác nội tâm, phân tích nhân vật sâu sắc:
“Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên...
Mai sau dù có bao giờ”
Chỉ bằng một từ duy nhất – “dù”, Nguyễn Du đã lột tả tận cùng nổi đau và tâm
trạng của người con gái lỡ làng vì chuyện tình duyên tan vỡ. Duyên đã trao, kỉ vật
đã trở thành của chung nhưng thực lòng Kiều không muốn như vậy. Tất cả chỉ giả
định, là “dù em nên vợ chồng”, là “mai sau dù có bao giờ”. Một sự lúng túng rất
nhỏ nhặt trong lời nói của Kiều đã bộc lộ tài năng của thi hào. Từ đây, tài sắc vẹn
toàn, tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Kiều phải chịu sự chà đạp, xúc phạm ghê
gớm. Tài sắc của nàng bị đem ra mua bán, có kẻ mặc cả như món hàng ngoài chợ:
“Đắn đo cân sắc cân tài
Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ”
Cuộc gặp gỡ với Thúc Sinh đã không mang lại kết quả như mong đợi. Kiều đã bị
Hoạn Thư – vợ cả Thúc Sinh hành hạ trong cơn ngứa ghẻ hờn ghen và rơi vào cảnh
trớ trêu:
“Cùng trong một tiếng tơ đồng,
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm!”
Đau đớn cùng cực, Kiều tìm cách thoát khỏi nhà Hoạn Thư, định nương nhờ nơi
cửa Phật nhưng lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh và bị bán vào lầu xanh lầu thứ
hai. Ở đây, Kiều đã gặp Từ Hải – người anh hùng “Đầu đội trời chân đạp đất”
tưởng đời Kiều sẽ rực sáng nhưng nàng lại bị mắc mưu của Hồ Tôn Hiến và vô
tình giết chết Từ Hải để chịu cảnh “Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan”. Hồ Tôn
Hiến đã bắt nàng hầu đàn, hầu rượu trong tiệc mừng công của hắn rồi hắn ép gả
nàng cho viên thổ quan. Tủi nhục, bế tắc Kiều đã nhảy xuống song Tiền Đường tự
vẫn, Nguyễn Du không cầm được nổi xót thương vô hạn:
“Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay, mang lấy sắc tài làm chi!”
Bằng tất cả niềm yêu thương sâu sắc, Nguyễn Du đã xót thương cho kiếp đoạn
trường của những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Đó là sự thương cảm cũng là sự xót đau của thi nhân cho số phận của con người
trước sự bất công của xã hội.

2) Lên án, tố cáo những thế lực chà đạp lên con người:

Quá trình đồng cảm, quý trọng con người và quá trình tố cáo, phê phán những
thế lực chà đạp lên con người là hai mặt của một đồng xu, luôn đi liền với nhau, có
mối quan hệ mang tính biện chứng. Càng đồng cảm, xót xa cho số phận con người,
sẽ càng căm ghét, phẫn nộ với những thế lực đày đọa con người. Càng trân trọng,
nâng niu vẻ đẹp của con người, sẽ càng khinh ghét, kinh tởm những thế lực chà
đạp, làm vấy bẩn vẻ đẹp ấy. Chủ nghĩa nhân đạo, do vậy, không chỉ là sự nâng niu
trân trọng những vẻ đẹp của con người, mà còn muốn biến văn học thành một thứ
vũ khí đấu tranh cho quyền sống của con người. Qua bi kịch thân phận của người
con gái, cay đắng, đau khổ và oan nghiệt như Thúy Kiều và Vũ Nương... các tác
giả văn học trung đại đã lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công đã tước đi quyền
sống, chà đạp lên con người.
a) Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ:
Nhân vật Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại quê hương mẹ già, vợ dại và
con thơ. Và mọi bi kịch của gia đình Trương Sinh được bắt đầu từ đây. Người mẹ
Viên quan thứ hai thứ hai xử vụ Thúc Ông kiện Thúy Kiều. Việc sử kiện của quan
mới lạ kì làm sao
“Một là cứ phép gia hình,
Hai là lại cứ lầu xanh phó về!”
Viên quan thứ ba tên tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến – một tên quan bắt tài
nhưng tráo trở độc ác và đê tiện. Biết Từ Hải là đấng anh hùng, hắn đã tìm cách
mua chuộc Thúy Kiều khuyên Từ Hải ra hàng rồi đẩy Từ Hải vào chỗ chết
“Hồ công quyết kế thừa cơ
Lễ tiên binh hậu, khắp cờ lập công
Kéo cờ chiêu phủ tiên phong
Lễ nghi dàn trước, vác đồng phục sau”
Đê tiện hơn sau khi giết Từ Hải, hắn còn bắt Thúy Kiều hầu đàn hầu rượu trong
tiệc mừng công của hắn. Cuối cùng vì sĩ diện cá nhân, vì ghen ghét hắn đã ép gả
Kiều cho viên thổ quan, để nàng phải nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn.
Gia đình Hoạn Thư là gia đình quan lại duy nhất trong tác phẩm được Nguyễn Du
miêu tả. Đối với gia đình Hoạn Thư, chính quyền không thể động đến, nhà chùa
cũng phải sợ nhà buôn cũng phải nể, một uy thế nghiêng cả thiên hạ. Có thể nói,
bọn quan lại đã dùng thế lực, quyền hành chà đạp những người lương thiện, dồn
đẩy họ vào cảnh hộ thương tâm. Và bọn tay sai được quan thầy dung túng mà trở
công cụ gây tội ác cho dân.
“Người nách thước kẻ tay đao,
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.”
Xã hội trong Truyện Kiều, sau thế lực quan lại là thế lực đồng tiền tác oai tác quái
trong xã hội, đổi trắng thay đen. Trong tác phẩm nhiều lần Nguyễn Du đã lên án
sức mạnh của nó:
“Định ngày nạp thái vu quy”
Bên cạnh đó tác phẩm còn lên án thế lực lưu manh, côn đồ bất lương. Vì tiền mà
chúng không từ một thủ đoạn nào, thậm chí cả việc bán linh hồn cho quỷ. Bọn
chúng là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh. Chỉ bằng vài nét vẽ,
Nguyễn Du đã khắc họa được không chỉ ngoại hình mà cả tính cách đê tiện của
những kẻ quen kiếm ăn miền nguyệt hoa. Có thể nói Tuyện Kiều là bản cáo trạng
đanh thép, với tất cả những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người. Tác phẩm là
tiếng nói của một tâm hồn cao cả, một trái tim chứa chan tình nhân đạo.

3) Ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp con người:

Văn học phản ánh con người vừa trực quan vừa khách quan, một mặt miêu tả con
người sống động như chính nó trong đời sống, mặt khác lại nhìn nó với cái nhìn
thấm đẫm sự cảm thông, yêu thương – cái nhìn đậm chất nhân đạo của người nghệ
sĩ. Nhưng điều khác biệt cơ bản nhất giữa văn học và các ngành khoa học xã hội
khác đó chính là sự phản ánh con người trên phương diện cái đẹp. Dovtopxki từng
nói: “Cái đẹp cứu chuộc thế giới”. Đúng như vậy, muôn đời, văn học nghệ thuật
chân chính là văn học “tôn vinh con người”.
a) Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”:
Nguyễn Dữ đã ca ngợi trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua hình tượng
nhân vật Vũ Nương. Xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng ở Vũ Nương đã hội tụ
đầy đủ những phấm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam theo quan điểm Nho
giáo (đủ tam tòng tứ đức). Đặc biệt, tác giả đã đặt nhân vật trong các mối quan hệ
đã làm toát lên vẻ đẹp ấy. Với chồng, nàng là người vợ hiền thục, luôn biết “giữ
gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa” Với con, nàng
là người mẹ dịu dàng, đầy tình yêu thương (chi tiết nàng chỉ bóng mình trên vách
và bảo đó là cha Đản cũng chính xuất từ tấm lòng mẹ: để con trai mình bớt đi sự
thiếu vắng tình phụ tử). Với mẹ chồng, nàng làm tròn bổn phận của người con dâu
hiếu thảo (thay chồng chăm sóc mẹ, động viên khi mẹ buồn nhớ con, thuốc thang
khi mẹ ốm, lo ma chay chu đáo khi mẹ qua đời). Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ
Nương còn thể hiện ngay cả khi còn sống dưới thủy cung (sẵn sang tha thứ cho
Trương Sinh; một mực thương nhớ chồng con nhưng không trở về vì nặng ơn
nghĩa với Linh Phi). Thậm chí, Vũ Nương còn sẵn sàng chết để minh oan cho mình
khi bị chồng nghi oan. Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật này một thái độ trân trọng
qua từng trang truyện, từ đó khắc họa thành công hình tượng người phụ nữ với đầy
đủ những phấm chất tốt đẹp.
b. Truyện Kiều của Nguyễn Du
Là tác phẩm tôn vinh vẻ đẹp nhân bản của con người, thể hiện niềm trân trọng,
ngợi ca, ngưỡng mộ của nhà thơ với vẻ đẹp hình thể, tâm hồn của con người. Dưới
ngòi bút nhân đạo của Nguyễn Du hình người phụ nữ, văn nhân, võ tướng trong
“Truyện Kiều” hiện lên thật đáng trân trọng. Trước hết là bức chân dung của Thúy
Vân và Thúy Kiều, Nguyễn Du đã dùng thủ pháp ước lệ trong văn học cổ để khắc
Không chỉ có sắc đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”, tài năng bẩm sinh hơn người,
Kiều còn có một tâm hồn, một nhân cách đáng trân trọng. Trước hết, bản đàn “Bạc
mệnh” do Kiều sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa
cảm. Trong quan hệ với Kim Trọng, Kiều luôn thể hiện mình là một người yêu
chung thủy. Trong suốt mười năm lưu lạc, với bao biến cố, thăng trầm, lớn lao
nhưng mối tình với Kim Trọng vẫn là tình yêu đầu tiên, duy nhất và mãi mãi của
nàng. Bởi vậy, trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, nàng đã quên đi nỗi đau của bản
thân để nhớ về Kim Trọng trong sự mặc cảm bản thân, vì nàng cho rằng mình là kẻ
đã phụ chàng Kim:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
Trong gia đình, nàng luôn là người con hiếu thảo: Trong khi gia đình gặp gia biến,
bị thằng bán tơ vu oan rồi lâm vào cảnh cha và em bị bắt trói, tài sản bị “sạch sành
sanh vét”, Kiều đã tự nguyện hy sinh bản thân cứu gia đình. Nàng đã hy sinh mối
tình đầu vừa chớm nở với Kim Trọng để làm tròn chữ hiếu. Lựa chọn ấy vì bởi
nàng luôn nghĩ “Làm con trước phải đền ơn sinh thành”. Đến khi bị giam ở lầu
Ngưng Bích, tương lai mù mịt, cuộc sống trước mắt là điạ ngục trần gian vậy mà
nàng đã quên đi nỗi đau của nàng để dành tất cả tình thương nhớ về cha mẹ. Nhớ
về cha mẹ nàng đau đớn xót xa khi đạo làm con chưa làm tròn chữ hiếu. Kiều lo
lắng xót xa nghĩ đến hình bóng tội nghiệp của cha mẹ, khi sáng sớm, lức chiều tựa
cửa ngóng tin con. Nàng lo lắng không có ai sẽ chăm sóc cha mẹ lúc thời tiết đổi
thay, xót xa khi cha mẹ ngày một già yếu mà mình không thể ở bên cạnh:
“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng gió lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”
Trong cảnh ngộ khi ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất nhưng
nàng vẫn quên mình để nghĩ đến người yêu, nghĩ đến cha mẹ. Qua đó, chứng tỏ
Kiều là người con hiếu thảo, thủy chung và đáng trân trọng.

C/ TỔNG KẾT:

Đấy là một thành công lớn của các tác giả văn học Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế
kỉ XIX. Nó đã góp phần vào trào lưu nhân đạo chủ nghĩa, góp phần tiếng nói đòi
giải phóng con người nhất là phụ nữ. Các tác giả đã thể hiện lòng yêu thương,
đồng cảm, xót xa cho những người phụ nữ “hồng nhan đa truân”. Lên án, tố cáo xã
hội phong kiến bất công, tàn bạo đã cướp đi quyền sống và chà đạp lên con người.
Khẳng định ca ngợi phẩm chất vẻ đẹp của họ dù họ truân chuyên, nhọc nhằn. Ta có
thể thấy hình tượng con người trong văn học phát triển theo chiều hướng ngày
càng mang bản sắc riêng, có sự dịch chuyển từ tuân thủ chuẩn mực đến sáng tạo
trong thể hiện khiến hình tượng con người ngày càng trở nên phong phú và giàu
sức hấp dẫn hơn. Sự đa dạng, phong phú trong sự thể hiện con người ấy đã góp
phần tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc, tạo nên vẻ đẹp nhân văn lấp lánh trong nền
văn học.