Cơ khí ô tô là làm gì

- Tên ngành được in trên bằng tốt nghiệp; Tên chuyên ngành được in trên bảng điểm và quyết định tốt nghiệp

Giới thiệu

- Ngành Kỹ thuật cơ khí – chuyên ngành Cơ khí Ô tô đào tạo kỹ sư cơ khí có khả năng thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, gia công các thiết bị cơ khí phục vụ giao thông, công nghiệp ô tô, xe máy, tàu thuyền và các ngành công nghiệp dịch vụ khác liên quan lĩnh vực cơ khí ô tô.

- Sinh viên được học kiến thức và tay nghề chung dành cho người kỹ sư cơ khí: vật liệu cơ khí, nguyên lý máy, cơ sở thiết kế máy, kỹ thuật điện, điện tử và tự động hóa, quản lý kỹ thuật,..; các kiến thức và tay nghề chuyên ngành Cơ khí ô tô: cấu tạo động cơ đốt trong; động cơ ô-tô, tàu thủy; lý thuyết tính toán động cơ, lý thuyết ô-tô, kỹ thuật sửa chữa máy; vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa ô-tô, xe máy, máy kéo; hệ thống điện, hệ thống điều khiển trên ô-tô, máy kéo; tính toán thiết kế ô tô; kiểm định ô-tô; và các kiến thức liên quan đến lĩnh vực cơ khí ô tô.

Vị trí việc làm

- Kỹ sư thiết kế, chế tạo thiết bị, máy móc và những sản phẩm cơ khí;

- Kỹ sư phụ trách kỹ thuật, chỉ đạo sản xuất; quản lý, giám sát sản xuất;

- Kỹ sư lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy và hệ thống trong ô-tô;

- Kỹ sư kiểm định ô-tô, máy động lực và tàu thuyền.

- Cán bộ kỹ thuật quản lý chất lượng về cơ khí ô tô;

- Chủ cơ sở gia công, chế tạo sản phẩm cơ khí, kinh doanh máy móc, thiết bị;

- Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo về kỹ thuật cơ khí.

Nơi làm việc

- Các nhà máy sản xuất phụ kiện, lắp ráp ô tô, xe máy và máy động lực.

- Các doanh nghiệp, cơ sở sửa chữa, kinh doanh ô tô, máy động lực, xe máy

- Các trạm đăng kiểm ô tô, máy động lực và tàu thuyền..

- Các cơ quan Nhà nước, Sở, Ban, Ngành, đơn vị quản lý về kỹ thuật ô tô, máy động lực; cảng sông, cảng biển & các lĩnh vực liên quan đến tàu thuyền.

- Tự mở gara bảo trì và sửa chữa ô-tô, xe gắn máy, máy động lực.

- Các viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp,… đào tạo về cơ khí, ô tô, máy động lực và tàu thuyền.

NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ

CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT Ô TÔ

[7520103_04]

1. Giới thiệu chuyên ngành đào tạo, thời gian đào tạo, cấp bằng

1.1. Giới thiệu chuyên ngành

Chuyên ngành Kỹ thuật ô tô được đào tạo trong Khoa Cơ khí. Đây là một trong những chuyên ngành đào tạo mới, bắt đầu tuyển sinh từ năm 2021 của Trường Đại học Xây dựng. Chương trình đào tạo của chuyên ngành Kỹ thuật ô tô được xây dựng theo phương pháp tiếp cận CDIO [Conceive – Design – Implement – Operate, nghĩa là: Hình thành, thiết kế, thực hiện và vận hành ý tưởng] đồng thời được đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định ABET [Accreditation Board for Engineering and Technology] của Hoa Kỳ.

Chuyên ngành Kỹ thuật ô tô trang bị khối kiến thức cơ sở, liên ngành và chuyên ngành. Trong đó, trang bị kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Kỹ thuật ô tô. Do đó, sau khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật ô tô có kiến thức chuyên môn nền tảng đáp ứng yêu cầu xã hội trong thiết kế các chi tiết, hệ thống ô tô, hệ thống bảo dưỡng sửa chữa, quy trình sản xuất, tiến hành thực nghiệm, cũng như phân tích và đánh giá số liệu; có kĩ năng phù hợp với lĩnh vực kỹ thuật ô tô, lĩnh vực liên quan; có năng lực tự chủ và trách nhiệm với xã hội.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể học nâng cao trình độ ở bậc Kỹ sư, Thạc sĩ, Tiến sĩ, văn bằng 2 các ngành, chuyên ngành khác ở trường Đại học Xây dựng và các trường đại học trong và ngoài nước.

Khoa Cơ khí Xây dựng cam kết, đồng hành cùng sinh viên trong suốt quá trình học tập, cam kết mời doanh nghiệp vào tuyển dụng sinh viên, giới thiệu vị trí việc làm phù hợp với năng lực, sở trường và đam mê của mỗi sinh viên.

1.2. Thời gian đào tạo và cấp bằng

- Cử nhân: 3,5 ÷ 4 năm

- Kỹ sư [tương đương trình độ thạc sĩ: 5 ÷ 5,5 năm]

2. Kiến thức, kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp

2.1. Kiến thức

- Có khả năng xác định vấn đề và giải quyết các vấn đề về kỹ thuật cơ khí và kỹ thuật ô tô, có xét đến các yếu tố ảnh hưởng của văn hóa, xã hội, kinh tế và môi trường dựa trên áp dụng các nguyên lý toán, khoa học và kỹ thuật tư duy hệ thống.

- Có thể ứng dụng nguyên lý thiết kế kỹ thuật để thiết kế ra các giải pháp/ sản phẩm/ hệ thống giải quyết các vấn đề kỹ thuật xét đến sự an toàn và sức khỏe cộng đồng, cũng như các yếu tố kinh tế, môi trường, văn hóa, trong bối cảnh doanh nghiệp, xã hội và quốc tế.

- Có khả năng giao tiếp tốt dưới nhiều hình thức [giao tiếp miệng, trình bày cá nhân, trình bày nhóm, giao tiếp văn bản, giao tiếp đồ họa] và với nhiều đối tượng. Sử dụng tiếng Anh tốt trong công việc, đạt điểm TOEIC 500 trở lên, hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương.

2.2. Kỹ năng

- Có khả năng nhận diện được trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật ô tô và đưa ra những quyết định xét đến sự ảnh hưởng của giải pháp kỹ thuật tới bối cảnh kinh tế, xã hội, môi trường trong điều kiện cụ thể của địa phương và toàn cầu.

- Khả năng làm việc nhóm hiệu quả trong đó các thành viên cùng nhau hợp tác, dẫn dắt tạo ra môi trường làm việc hợp tác để đặt ra mục tiêu, lên kế hoạch thực hiện và hoàn thành mục tiêu trong môi trường đa ngành, đa văn hóa.

- Có khả năng thiết kế và thực hiện thí nghiệm/thực nghiệm, phân tích và diễn giải số ý nghĩa số liệu, sử dụng những đánh giá/nhận xét kỹ thuật để đưa ra kết luận.

3. Cơ hội học bổng và hỗ trợ học tập

- Học bổng của Trường, Khoa, các đơn vị, cá nhân, học bổng Đỗ Quốc Sam;

- Cơ hội tham quan, thực tập tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong lĩnh vực ô tô, các công ty buôn bán phụ tùng, các garage sửa chữa, trạm đăng kiểm,…

- Cơ hội tham gia các hoạt động để rèn luyện kỹ năng mềm trong các hoạt động tập thể như sinh viên tình nguyện, câu lạc bộ Robocon, hoạt động văn hóa và thể thao,…

- Cơ hội tham gia các khóa học tiếng nước ngoài miễn phí [Nhật, Hàn Quốc…] tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội và doanh nghiệp liên kết để tham gia thị trường lao động chất lượng cao với vị trí cán bộ kỹ thuật tại Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN.

4. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân chuyên ngành Kỹ thuật ô tô có thể đảm nhiệm:

- Chuyên viên kỹ thuật hoặc tư vấn thiết kế, chế tạo, sản xuất ô tô, phụ tùng và thiết bị phụ trợ tại các nhà máy như: Vinfast, THACO, Toyota, Hyundai, Ford,…

- Kỹ thuật viên, chỉ đạo kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa ô tô tại các garage, đại lý bán xe, showroom, đại lý ủy quyền các hãng.

- Cố vấn dịch vụ, quản lý chăm sóc khách hàng.

- Chuyên viên kiểm tra, quản lý chất lượng xe tại các trạm đăng kiểm.

- Nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu; hoặc học tập nâng cao ở trình độ kĩ sư, thạc sĩ, tiến sĩ, học liên thông các chương trình đào tạo ngành và chuyên ngành khác để trở thành cán bộ giảng dạy tại các cơ sở đào tạo.

5. Cơ hội học tập bậc sau đại học

Với các chương trình đào tạo được xây dựng theo chuẩn quốc tế, sau khi tốt nghiệp đại học, người học có thể dễ dàng học tiếp sau đại học ở bất kỳ đâu, như:

Học cơ khí ô tô ra làm nghề gì?

Sau khi ra tốt nghiệp ra trường, sẽ có một số ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí ô tô các bạn có thể làm như: kĩ sư cơ khí ô tô, giám sát sản xuất các khâu [thiết kế, lắp ráp, kiểm định, sửa chữa,…], chuyên viên thiết kế [trên các phần mềm đồ họa cơ khí 2D-3D], công nhân kỹ thuật, kiểm định viên [tại các trạm, hãng, hoặc ...

Ngành cơ khí ô tô cần học những môn gì?

Các môn học chuyên ngành: Cấu tạo ô tô, Động cơ đốt trong, Kết cấu tính toán ô tô, Lý thuyết ô tô, Kết cấu tính toán động cơ đốt trong, Vi điều khiển và ứng dụng, Truyền động thủy lực và khí nén trên ô tô, Trạng bị điện và thiết bị điều khiển trên ô tô, Chẩn đoán và kiểm định kỹ thuật trên ô tô, Công nghệ chế tạo phụ ...

Công nghệ ô tô bao nhiêu điểm 2023?

Điểm chuẩn ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô năm 2023.

Ngành kỹ thuật ô tô cơ khí lương bao nhiêu?

Đối với những kỹ sư ô tô từ 2-3 năm kinh nghiệm sẽ có mức lương dao động trong khoảng 8-13 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, những kỹ sư có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên và có kỹ năng quản lý nhân sự sẽ có mức lương từ 15-22 triệu đồng/tháng và tăng lên 25-30 triệu đồng/tháng đối với quản lý cấp cao.

Chủ Đề