Có nên đăng ký nhiều tín chỉ

Học theo tín chỉ, sinh viên được tự sắp xếp chương trình học của mình sao cho hợp lí, cân đối thời gian học cũng như được quyền học vượt để rút ngắn thời gian học của mình. Hãy cùng tìm hiểu cách phát huy lợi thế học vượt qua các chia sẽ từ các bạn sinh viên học vượt tiêu biểu trường Đại học Hồng Đức tại Hội nghị Tuyên dương học sinh, sinh viên xuất sắc, giỏi năm học 2013-2014 nhé!

Có nên đăng ký nhiều tín chỉ

(Trao thưởng sinh viên xuất sắc, giỏi năm học 2013-2014)

Học vượt - mỗi người một suy nghĩ

Tùy vào suy nghĩ của mỗi người, quan điểm học vượt của mình là nếu có điều kiện thì nên học vượt vì quá trình học vượt có thể rèn luyện cho ta cách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả. Có nhiều lúc bài tập lớn hay thi cử cứ đến dồn dập, tất nhiên sẽ không tránh khỏi căng thẳng, nhưng trong tình thế khó khăn nhất, ta sẽ tìm ra cách xử lý tốt nhất (sinh viên Vũ Đức Anh, ĐTB 3.83, K16C ĐH Kế toán Khoa KT-QTKD)

Quan điểm của mình là, cái gì cũng có 2 mặt của nó. Không nhất thiết phải học vượt, vì bằng cấp sẽ theo mình cả đời, chỉ vội vàng 1, 2 học kì để phải nhận kết quả không bằng học bình thường thì không nên chút nào. Ưu thế của học vượt là bạn sẽ có được nhiều cơ hội việc làm vào trái mùa hơn, vì ngành của bạn vào thời gian đó sẽ rất ít nguồn nhân lực, sẽ giảm được một chút tỉ lệ chọi (một chút thôi nhé). Ngoài ra, bạn có thể dùng thời gian chênh lệch để cải thiện các kĩ năng và kiến thức còn thiếu trước khi lao vào vòng cuộc chạy đua kiếm việc làm. Đổi lại mặt trái, bạn sẽ giảm GPA của mình đi khá nhiều so với học theo đúng chương trình (nếu không thì ai cũng học vượt để ra trường sớm rồi). Hơn nữa, bạn sẽ không có nhiều thời gian để giải trí, để yêu đương Ngoài ra, bạn sẽ dễ bị chán nản và bỏ cuộc giữa đường khi không sắp xếp hợp lý thời gian và bị kiệt sức. Nhiều khi bạn chỉ cần tính toán sai việc đăng kí các môn học thì công sức để học vượt cũng như công cốc. (sinh viên Vũ Thị Thành, ĐTB 3.93, K14 ĐH Bảo vệ thực vật Khoa Nông Lâm Ngư nghiệp).

Có nên đăng ký nhiều tín chỉ

(niềm vui của sinh viên khi tốt nghiệp)

Suy nghĩ khác nhau và con đường sẽ khác nhau

Ý định học vượt đã được ấp ủ trong tâm trí mình từ khi còn học năm nhất. Lúc đó mình luôn nghĩ là phải tận dụng lợi thế của học chế tín chỉ để có thể ra trường sớm đi làm tạo dựng sự nghiệp và phụ giúp gia đình. Vào đầu mỗi đợt đăng ký môn học, mình cân nhắc rất kỹ chương trình đào tạo và lập kế hoạch cho từng học kỳ. Mình học Kỹ thuật Hàng không, sỉ số không quá 30 sinh viên một lớp học chuyên ngành nên có nhiều môn mỗi năm chỉ mở lớp một lần. Vì vậy mình tranh thủ mỗi học kỳ chính đăng ký học trước một số môn năm trên, dự thính tối và hè thì mình học các môn chính trị và thực tập. Nếu nói học vượt chắc là học suốt ngày thì cũng không đúng, mặc dù đa số các học kỳ mình đều học không dưới 20 tín chỉ, nhưng mình vẫn có nhiều thời gian cho các hoạt động vui chơi, giải trí cùng bạn bè (sinh viên Vũ Đức Anh, ĐTB 3.83, K16C ĐH Kế toán Khoa KT-QTKD)

Có nên đăng ký nhiều tín chỉ

Để học vượt tốt, sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn.

Lúcđầu, mình không cóđịnh hướng học vượt. Vì năm nhất học theo thời khóa biểu cứng nên không biết sau này mình được phép đăng kí tín chỉ. Hết năm nhất, mìnhđăng kí một số môn hè và nhận ra việcđăng kí môn học này do mình hoàn toàn chủđộng. Theo tính toán của mình: 148 chỉ (đối với ngành Khoa học Máy tính) chiađều trong 9 học kì chính, trừ kì cuối 10 chỉ ra thì 138/8 = 17.25, tức là mỗi kì họcđều 18 chỉ thì sẽ rađúng hạn. Nhưng nếu 20 chỉ/ kì thì sao? Bạn chỉ cần 7 kìđể tích lũy 138 chỉ. Với lợi thế 7 chỉ học thêmđược trong hèđầu tiên, mình bước vào năm 2 với tâm thế sẽ học vượt, chỉ cần cứđăng kíđềuđặn 20 chỉ. Mình cũng có tham khảo một số quyđịnh về số chỉ tốiđa/ kì, môn tiên quyếtảnh hưởngđến việc nhận luận văn, thờiđiểm nộp bằng anh văn, số ngày công tác xã hội...đểđưa vào tính toán tổng thể. Lúcđầu mình tính là sẽ dồn các môn không phải chuyên ngành vào năm 2,để những năm sau dành sức cho chuyên ngành, lúcđó sẽ có thời gian học sâu hơn chuyên ngành, tìm kiếm thêm và không phải phân tâm với mấy môn kia. Dođó hết năm 2 và hè năm 2, mình đã giải quyết xong các môn đó. Từ đây việc học các môn chuyên ngành trở nên nhẹ nhàng, mình hoàn toàn chủ động, nếu thấy áp lực thì giảm bớt, cùng lắm là 4.5 năm, đâu ai bắt mình tốt nghiệp sớm ! Với việc có thêm 2 học kì hè thì coi như mình được thêm 1 học kì chính, do đó vẫn đảm bảo 9 học kì với số chỉ quy định. (sinh viên Đinh Thị Ngọc Hồi, ĐTB 3.82, K14A ĐHGD Tiểu học Khoa Giáo dục tiểu học)

Lời khuyên hữu ích nếu bạn muốn học vượt

Hãy yêu ngành học

Nếu bạn có dự định học vượt thì mình nghĩ trước hết bạn hãy dành hết đam mê cho chuyên ngành mình đang theo học, đó sẽ là động lực rất lớn giúp bạn có thể dũng cảm đăng ký môn học cùng các anh chị năm trên. Ban đầu có thể gặp nhiều trở ngại như khó hòa nhập với khối lượng công việc lớn, nhưng cứ dần dần sẽ tạo cho bạn thói quen làm việc chủ động và có hiệu quả. Việc học nhóm là vô cùng quan trọng khi bạn quyết định học vượt, vì với khối lượng học tập lớn, kèm theo những lỗ hổng kiến thức giữa các năm học, một mình bạn cày thì khó lòng có thể vượt qua. Và quan trọng nhất đó là thái độ học tập, đừng vội nản chí khi đang đứng giữa đoạn đường khó đi. Hãy luôn giữ vững niềm tin và khám phá năng lực tiềm tàng trong bạn. Chúc các bạn thành công! (sinh viên Vũ Đức Anh, ĐTB 3.83, K16C ĐH Kế toán Khoa KT-QTKD)

Chú ý các quy định liên quan: ngày công tác xã hội, Anh văn

Nên xác định rõ lí do muốn học vượt, như vậy sẽ cũng cố về mặt tinh thần, tìm hiểu trước khi đăng kí các môn học (có thể tham khảo trên các forum, group từ những bạn khóa trước). Sau đó lên một kế hoạch chi tiết về các môn học nên vượt qua trong những học kì kế tiếp. Ngoài ra cũng phải chú ý về những vấn đề như chứng chỉ ngoại ngữ, số lượng ngày công tác xã hội tránh để vi phạm những quy định này khiến cho mặc dù đã hoàn thành chương trình đào tạo nhưng không được xét tốt nghiệp (sinh viên Bùi Hữu Giáp, ĐTB 3.80, K15 ĐH CNTT Khoa CNTT-TT)

Lập kế hoạch, tính toán cụ thể

Bạn nên đưa ra một kế hoạch học phù hợp, cố gắng xen kẽ vào các học kì chính là tốt nhất. Ngoài ra, nên đưa ra một mô hình điểm trên Excel để tính điểm hiện tại của mình. Lập kế hoạch và cố gắng thực hiện kế hoạch đó. Nói chung: nên đến lớp đầy đủ, có thể học bài ở nhà ít nhưng không nên bỏ buổi học trên lớp, vì nếu đã học vượt mà không tới lớp thì có thiên tài cũng không có được kết quả tốt. (sinh viên Nguyễn Thị Vân Anh, ĐTB 3.94, K14A ĐH Tài chính Ngân hàng, Khoa KT-QTKD)

Nghiên cứu cách học của những người đi trước

Nếu muốn học vượt, bạn cứ xem bảngđiểm của các anh chị học vượt cùng khoađãđi trước, coi cáchđăng kí môn học của họ, rồi so sánh với sinh viên thường. Mặt khác, bạn cầnđọc hết các quyđịnh của Phòng Đào tạo vềđăng kí môn học, coi cẩm nangđể biết chương trìnhđào tạo dự kiến. Cần có kế hoạchđẩy môn nào trước, môn nào sau, chúý các môn tiên quyết. Chiađều cho các kì hè, dự thính và tận dụng luôn 7 chỉ kì cuối kèm luận văn. Cẩn thận trùng giờ các môn. Không nênđăng kí quá nhiều môn vào 1 kì vì như thế vừa làm bạn căng thẳng, vừa ảnh hưởng đếnđiểm. (sinh viên Tống Xuân Lâm, ĐTB 3.88, K14 ĐH Kỹ thuật Công trình Khoa Kỹ thuật Công nghệ)

Trần Lê Huy Phòng Công tác HSSV