Cư trú khác thường trú như thế nào

Tạm trú và thường trú là 2 khái niệm khác nhau, tùy từng điều kiện và nhu cầu mà Cục quản lý xuất nhập cảnh và các cơ quan có thẩm quyền của bộ Ngoại giao xem xét, cấp thẻ tạm trú hay thường trú cho người nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có rất nhiều người nhầm tưởng thẻ tạm trú là thẻ thường trú. Vì thế, để mọi người hiểu rõ về bản chất của hai loại thẻ trên, Công ty Luật TinLaw sẽ đưa ra một số điểm phân biêt về hai loại thẻ tạm trú và thường trú này.

Tạm trú

  • Tạm trú là việc người nước ngoài cư trú ở Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một khoảng thời gian ngắn, không thường xuyên và không có nơi ở ổn định.
  • Thời gian tạm trú của người nước ngoài thường được ghi nhận trong thị thực, dấu nhập cảnh. Hoặc trong một số giấy tờ khác có giá trị thay thế như thẻ tạm trú, giấy miễn thị thực,…
  • Khoảng thời gian này có thể từ 15 ngày cho đến 2 năm, tùy vào giấy tờ mà người nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp.
  • Trong số đó, thẻ tạm trú là giấy tờ tạm trú có nhiều ưu điểm và thuận tiện nhất cho người nước ngoài. Thời hạn thẻ tạm trú là từ 02 đến 05 năm, nhập cảnh nhiều lần.

Thường trú

  • Trái lại với tạm trú, thường trú là việc người nước ngoài cư trú ở Việt Nam với một khoảng thời gian dài, có nơi ở và công việc ổn định và được hưởng một số những quyền lợi nhất định so với người nước ngoài tạm trú.
  • Thẻ thường trú là giấy tờ chứng minh người nước ngoài thường trú tại Việt Nam. 
Cư trú khác thường trú như thế nào
Người nước ngoài tạm trú ở Việt Nam trên 3 năm sẽ được cấp thẻ thường trú

Thường trú và tạm trú khác nhau như thế nào?

Từ cách giải thích nêu trên, bạn cũng có thể phần nào biết được thường trú và tạm trú khác nhau như thế nào rồi đúng không?

  1. Thứ nhất, về thời gian cư trú. Mặc dù thẻ tạm trú cũng có thời hạn khá dài nhưng mục đích chính của nó hướng vào việc giúp người nước ngoài thuận lợi hơn trong việc xuất nhập cảnh. Tức là không phải xin thị thực hoặc phải xuất cảnh sau khi hết thời gian tạm trú. Còn đối với thẻ thường trú, nó không có thời hạn. Người nước ngoài chỉ phải tiến hành cấp đổi định kỳ 10 năm một lần.
  2. Thứ hai, về việc ghi nhận thông tin cư trú. Thời gian tạm trú của người nước ngoài được ghi nhận trong dấu nhập cảnh, visa và thẻ tạm trú. Trong khi đó, thẻ thường trú ghi nhận thông tin người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.
  3. Để được cấp các loại giấy tờ nêu trêu, người nước ngoài đều phải đáp ứng những điều kiện nhất định như có cơ quan, tổ chức, cá nhân bảo lãnh, các giấy tờ chứng minh,… Tuy nhiên, để được cấp thẻ thường trú, người nước ngoài phải đáp ứng yêu cầu cao hơn. Ví dụ như phải có chỗ ở, công việc ổn định tại Việt Nam; phải tạm trú ở Việt Nam liên tục từ 3 năm trở lên. Như vậy, người nước ngoài phải tạm trú trước mới có thể thường trú.
  4. Ngoài ra, đối với những người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, họ còn có thể bảo lãnh thân nhân của mình nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích du lịch, thăm thân.

Hy vọng rằng những kiến thức trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về thường trú và tạm trú khác nhau như thế nào. Nếu bạn còn bất cứ điều gì cần tư vấn về các thủ tục liên quan đến người nước ngoài như thủ tục xin công văn nhập cảnh, giấy phép lao động cho người nước ngoài, phiếu lý lịch tư pháp, ... đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi.

Nhiều người vấn rất hay nhầm lẫn thường trú và tạm trú. Vậy chúng khác nhau như thế nào, hãy cùng tìm hiểu. Chắc chắn qua bài viết này bạn sẽ phân biệt được hai thuật ngữ này.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú năm 2006, Luật sửa đổi, bổ sung năm 2013: “Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú”.

Theo đó, nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

Dưới đây là những thông tin cơ bản về thường trú và tạm trú do vntuvanluat.com tổng hợp lại.

Cư trú khác thường trú như thế nào

1. Thường trú

Là nơi bạn, gia đình bạn, người thân cư trú thường xuyên, ổn định, có thể làm mọi việc tại nơi thường trú đó mà không bị giới hạn về thời gian.

Theo Luật cư trú, điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương ngoài việc phải có chỗ ở hợp pháp còn phải có thêm điều kiện khác, đó là tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên hoặc được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào hộ khẩu của mình phù hợp với quy định.

Đối với trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà ở do thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở của mình phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú vào phiếu báo thay đổi nhân khẩu, nhân khẩu, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm.

Đối với chỗ ở là nhà ở do thuê, mượn hoặc ở nhờ tại TP Hà Nội và TP.HCM thì diện tích cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ phải ghi rõ trong hợp đồng, bảo đảm diện tích tối thiểu là 5 m2 sàn/người, diện tích sàn được hiểu và thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Nếu bạn là người lao động và đã tham gia đóng BHYT, hãy tham khảo cách sử dụng bảo hiểm y tế đúng quy định để xác định trường hợp của mình khi cần thiết.

Cư trú khác thường trú như thế nào

Những trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng và anh, chị, em ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau thì không cần xuất trình giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn về mối quan hệ này.

Những người chưa thành niên nếu không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ mà đăng ký cùng người khác thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha hoặc mẹ.

Người nước ngoài vào Việt Nam có thể được xem xét để cấp thẻ thường trú, cho phép cư trú tại Viêt Nam vô thời hạn.

2. Tạm trú

Là nơi bạn cư trú nằm ngoài khu vực thường trú. Khác với thường trú, tạm trú có nghĩa là cư trú tạm thời và bị giới hạn về thời gian.

Trường hợp thuê, mượn, ở nhờ thì đăng ký tạm trú phải có ý kiến đồng ý đăng ký tạm trú của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Người đăng ký tạm trú được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ tạm trú hoặc chủ hộ đồng ý cho đăng ký tạm trú tại nơi thường trú của chủ hộ thì việc đồng ý phải được ghi vào phiếu thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Có thể bạn quan tâm: Bạn chuẩn bị đi du lịch Nghệ An, điểm dừng chân của bạn là tại Thành Phố Vinh, nhưng bạn chưa biết tại đây có những địa điểm nào có thể đến tham quan, hãy xem thông tin tại Du lịch thành phố Vinh để có phương án di chuyển phù hợp.

Cư trú khác thường trú như thế nào

Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Công an xã, phường, thị trấn sẽ phải đổi, cấp lại sổ tạm trú cho công dân. Khi thực hiện, các cơ quan thực hiện đăng ký thường trú, tạm trú,... sẽ phải thay đổi nhiều giấy tờ, thủ tục và công khai để người dân được biết và thực hiện.

Người nước ngoài được cấp thẻ tạm trú thì có thể cư trú tại Việt Nam trong thời hạn thẻ tạm trú đó. Tối đa, thẻ tạm trú có thời hạn là 5 năm. Khi hết thời hạn thẻ, nếu có nhu cầu ở lại Việt Nam, bạn phải đi gia hạn thẻ tạm trú.