Của chồng công vợ nghĩa là gì

“Của chồng công vợ”

Đây là một câu tục ngữ khá quen thuộc trong đời sống hàng ngày và hầu như tất cả những người trưởng thành đều biết. “Của chồng công vợ”, câu tục ngữ nêu lên một đạo lý hiển nhiên trong cuộc sống. Có người nghe tới nó sẽ gật gù tán thưởng, cũng có người cay đắng và xót xa cho những chuyện đã qua.

Nói thì nói như thế nhưng liệu có mấy người hiểu và áp dụng được đạo lý này?

“Của chồng công vợ”

Có những người vợ trực tiếp cùng chồng gây dựng sự nghiệp, chung sức làm ăn thì câu nói này hiển nhiên đúng. Bên cạnh đó, có những người vợ không tham gia vào việc kinh doanh cùng chồng mà chỉ là hậu phương vững chắc thì câu nói này vẫn đúng. Vì sao ư, vì nhờ có người vợ vun vén gia đình cũng như ủng hộ về mặt tinh thần thì người chồng mới có thể an tâm gây dựng sự nghiệp. 

Của chồng công vợ

Mỗi người đều có những vai trò riêng của mình trong gia đình, khó có thể nói ai vất vả hơn ai hay ai có công nhiều hơn ai. Chưa chắc bôn ba ra ngoài kiếm tiền là vất vả hơn, cũng chưa chắc ở nhà chăm lo việc nội trợ mà nhàn hạ. Bất kể là vợ hay chồng, ai cũng những vai trò và giá trị của riêng mình. Ông bà ta nói “Của chồng công vợ” là rất đúng. Một mình người chồng không thể vừa “đối nội” vừa “đối ngoại”. Không có hậu phương vững chắc thì tiền tuyến cũng khó mà vững bền.

Ai cũng vất vả như nhau nên nếu hiểu được vai trò của người bạn đời của mình thì trong lòng mỗi người sẽ biết ơn và trân trọng đối với người kia. Họ sẽ không cảm thấy công lao của mình là to lớn hơn, không kiêu ngạo và độc đoán. Thế thì lời nói ra, cho tới hành động đều sẽ có sự cung kính, khiêm nhường. Hôn nhân vì vậy mà được thuận hoà, hạnh phúc.

Hiểu được giá trị của nhau

Thật ra, mỗi người đều nên ý thức được vai trò của mình và có sự tôn trọng cũng như biết ơn nhất định đối với người bạn đời của mình. Chúng ta đã là một đôi nên hãy cố gắng vì nhau, vì tương lai của hai đứa, của cả gia đình chứ không riêng vì bất cứ cá nhân nào. Mỗi chuyện nhường một chút sẽ thuận hòa và yên bình hơn.

Xem thêm: “Chồng giận thì vợ bớt lời/Cơm sôi bớt lửa muôn đời không khê”

Bất kể là người chồng hay người vợ đều xứng đáng được hưởng hạnh phúc vì cả hai đều có công như nhau. Bạn nhìn gia đình người khác, bạn ngưỡng mộ vì thấy vợ chồng họ đồng lòng trên thương trường. Còn ngược lại, họ lại ngưỡng mộ bạn vì có một người vợ biết chăm lo chu đáo cho gia đình. Cuộc sống chính là như vậy, người ta chỉ biết mơ ước những thứ xa vời mà không biết trân trọng hiện tại.

Bài viết tham khảo: “Đứng núi này trông núi nọ”

Chồng lo việc ngoài ngõ, việc lo việc trông nhà hoặc cả hai cùng đồng lòng sát cánh thì đều đáng quý như nhau. Người ta nói “Phía sau người đàn ông luôn là người phụ nữ”. Vậy nên, sự thành công của người chồng hôm nay ít nhiều gì cũng phải có công người vợ. Xưa nay, “Của chồng công vợ” không sai bao giờ.

Khi bình yên, người ta thường quên lời thề trong giông bão

Mang tiếng là “Của chồng công vợ” nhưng đàn ông có mấy ai nghĩ được và hiểu được như vậy đâu. Việc nhà cửa con cái thì họ bảo của đàn bà, thế nhưng vợ làm hậu phương cho họ đi kiếm tiền thì họ lại nói đó là tiền của họ, họ có quyền.

Đặt lên bàn cân chục năm bên nhau với bao cay đắng ngọt bùi, nhiều khi lại chẳng thể bằng đôi ba tháng ái tình lén lút phiêu lưu. Đời người phụ nữ, đớn đau nhất chắc là lúc này. Một người vô tâm, ích kỷ còn một người chỉ biết chịu đựng và hy sinh. Như thế liệu có công bằng? 

Của chồng công vợ

Người chồng cho rằng họ thành công, họ có quyền tìm đến một người trẻ trung và xinh đẹp hơn nhưng họ đã quên rằng, họ đã làm cho một người từng trẻ trung nay biến thành lam lũ. Ông bà ta nói “Của chồng công vợ”, vậy mà chồng thành công lại quên người đã luôn gồng gánh chăm lo cho mình. Đớn đau thay phận đàn bà, quanh quẩn vào ra xó bếp cũng vất vả mà mấy ai hiểu?

Ngẫm câu chuyện chung…

Chắc hẳn trong chúng ta, rất nhiều người phụ nữ đã tự hào về cuộc hôn nhân của mình, luôn tự hào về chuyện tình mười mấy năm cùng vượt qua sóng gió cuộc đời. Thế nhưng, khi đứng trước một cuộc tình ngắn ngủi, mới chớm, một cuộc tình mà người chồng đã rời khỏi vòng tay vợ để lao vào một cô gái khác trẻ đẹp hơn, biết chiều chuộng hơn, mới mẻ hơn thì mình phải đành quyết định buông tay.

Một câu chuyện tình buồn, một cái kết điển hình của nhiều cuộc hôn nhân dài lâu mà tác nhân là người thứ 3 xen vào. Đứng giữa những ngọt ngào của một bóng hình mới, người ta quên thật nhanh những gì mình đã cùng người bạn đời gian khó vượt qua.

Một cảm giác đau xót trào dâng khi nhìn thấy những hình ảnh người mới quấn quýt bên nhau và cay đắng cho phận mình. Người đàn ông ấy là người mình đã ở bên trong suốt quãng đời tuổi trẻ của mình, lo cho anh như lo cho một đứa trẻ, hy sinh sự nghiệp riêng để người đàn ông mình yêu được theo đuổi ước mơ. Và sau nhiều năm âm thầm ở bên cạnh thì cuối cùng, người đàn ông lại chọn bước tới với một cô gái mới, để lại một cuộc hôn nhân dang dở nặng những ân tình.

Và kết cục của những người như thế chắc chắn cũng chẳng cần bạn phải bận tâm. Họ sẽ nhận được cái kết “xứng đáng” với những gì mà mình đã gây ra. Tin tôi đi, xưa nay người ở hiền luôn luôn gặp lành nên chẳng gì phải lăn tăn cả.

Lời kết

Câu tục ngữ “Của chồng công vợ” đã trở thành một đạo lý hiển nhiên trong cuộc sống. Hy vọng rằng, những người vợ sẽ hiểu được vai trò của mình và giúp đỡ chồng mình thành công hơn. Và hy vọng những người chồng sẽ hiểu được giá trị của vợ mình để trân trọng cô ấy hơn.

Gõ Tiếng Việt > Ca dao tục ngữ thành ngữ > Của chồng công vợ

Download Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun

Xem thêm: ca dao, thành ngữ, tục ngữ

Của chồng, công vợ

Phân bì.- Chị hay cằn nhằn anh chẳng bao giờ “trung thực” trong khoản mang tiền về cho vợ; rằng anh không bao giờ đưa luôn “một cục” mà cứ lắt nhắt; rằng nhiều khi anh cố tình “mượn tiền” mà không bao giờ trả v.v...

Anh không muốn phân bì, nhưng đôi khi anh cảm thấy mệt mỏi vì người vợ quá lệ thuộc vào mình, tiền anh kiếm được là để vun vén cho cả gia đình, nhưng làm đàn ông thì làm sao tránh khỏi những lúc “vung tay quá trán”. Nhiều khi anh muốn “kêu gào” sao em không chịu kiếm nhiều tiền đi, anh không thể cứ nghĩ mãi về tiền, anh muốn điên cái đầu đây!

Đó là những “tâm tư” mà các chuyên gia tư vấn tình yêu - hôn nhân - gia đình thường gặp ở cả... hai phe. Khi “trút bầu tâm sự” như vậy, nhiều người còn cho rằng: “Chẳng thà, tiền ai người ấy xài còn sướng hơn là xài... lộn xộn như vậy”. Trong thực tế, có gia đình đã áp dụng việc xài tiền rạch ròi đến mức “lạnh lùng” mà trường hợp gia đình anh T., chị L. [tiểu thương, quận Phú Nhuận] là một ví dụ. Cả hai vợ chồng đều buôn bán ở chợ. Vì thu nhập của anh có phần cao hơn của chị, nên những việc chi tiêu chung trong gia đình anh phải “chung” nhiều hơn chị theo tỉ lệ 60% - 40%. Có nghĩa là anh 60% còn chị 40%. Những khi có khách của anh thì anh phải chi toàn bộ, còn khi có khách của chị thì mặc nhiên chị phải “ôm sô”. Còn khi tiếp khách của cả hai người thì cứ tính “đầu khách” của từng người mà “hùn vốn”.

Có người cho rằng cái cách mà hai vợ chồng anh T., chị L. làm trên, chẳng khác nào người dưng nước lã, có khi còn tệ hơn, vì người dưng có thể hào phóng mời nhau một bữa cơm hay một ly nước... Nhưng, với người trong cuộc thì họ quan niệm như thế nào? Anh T. nói: “Ban đầu, khi mới lấy nhau chúng tôi cũng xài tiền chung như bao vợ chồng khác. Nhưng khi hết tiền thì người này đổ thừa cho người kia, rồi cãi lộn, giận dỗi nhau. Sau nhiều lần như vậy, tôi quyết định: Trừ những khoản phải chi chung, còn tiền của ai người ấy xài, làm như vậy vừa kiểm soát được mình lại vừa cảm thấy thoải mái...”. Chuyện của vợ chồng anh T., chị L. quả thật “hết biết”, tuy nhiên nó phản ánh được tính nhạy cảm trong vai trò người vợ, người chồng trong xã hội hiện đại hôm nay. Cái tâm lý “phân bì” dường như luôn tồn tại ở mỗi người, nếu không biết khéo léo điều chỉnh nó, có nguy cơ dẫn đến tan vỡ gia đình...

Ai là trụ cột gia đình?.- Đã sống với nhau được 30 năm, bây giờ các con đều khôn lớn trưởng thành, nhưng gia đình ông B.H [tiến sĩ khoa học, quận Tân Bình] chưa bao giờ gặp cảnh “sóng to, gió dữ”. Ông B.H tâm sự: “Khi chúng tôi quyết định lấy nhau, nhà tôi có ướm hỏi: “Em vốn ốm yếu, rụt rè nên chỉ có thể quán xuyến những việc trong nhà thôi. Liệu anh có thể làm chỗ dựa cho em đến hết đời không?”. Tôi cười: “Em yên tâm, anh sẽ làm hết sức mình. Của chồng công vợ mà em”. Mà thật, trong suốt 30 năm qua, dù tôi có thăng tiến, thành đạt, dù tôi có đi Tây, đi Tàu, mà không có nhà tôi ở nhà chăm nom, dạy dỗ mấy đứa con nên người thì hôm nay tôi có được sự thanh thản như thế này không?...”.

Vấn đề:

Theo nhà văn S. Maugham: “Tiền bạc giống như giác quan thứ sáu, không có nó bạn không thể dùng trọn vẹn ngũ quan”. Vậy bạn sẽ chia sẻ “giác quan thứ sáu” với người vợ [chồng] như thế nào, để cùng nhau nhìn thấy hạnh phúc gia đình?

Vâng, “của chồng công vợ” - đó là câu nói của các ông bà xa xưa nhưng đến hôm nay nó vẫn còn nguyên giá trị. Nó vừa thể hiện sự “phân công” trong một gia đình, vừa cho thấy tính nhân bản, tình yêu trong quan hệ chồng vợ. Trong một tình yêu luôn được vun vén, xây dựng thì sự “phân công” đó nhiều khi cũng trở nên linh hoạt như gia đình chị M., anh G. [Hóc Môn - TPHCM]. Chị M. kể: “Chồng tôi là thương phế binh nên anh ấy không thể làm việc nặng nhọc được, dù anh ấy luôn cố gắng, không nề hà bất cứ việc gì để kiếm tiền lo cho vợ con. Khi lấy anh ấy, tôi vốn là giáo viên tiểu học, lương tháng cũng đủ chi tiêu tằn tiện trong gia đình. Tôi yêu nghề giáo và có thể yên tâm theo nghề nhưng nhìn thấy cảnh chồng bươn chải cực quá tôi chịu không được. Thế là tôi đi đến một quyết định táo bạo: Bỏ dạy. Sau khi bỏ dạy, tôi đi học nghề rồi vay vốn mở một xưởng nhỏ sản xuất, kinh doanh hàng mây, tre xuất khẩu. Ban đầu thất bại cay đắng, nhưng tôi không nản mà tiếp tục làm. Rồi, chúng tôi gặp thời cơ, doanh thu cao bất ngờ... Sau bao nhiêu năm miệt mài làm ăn mà tôi vẫn đứng vững được là nhờ anh ấy đấy. Nếu không có anh động viên, khuyến khích, thậm chí làm vai trò “quân sư” thì tôi có lẽ đã quỵ ngã từ lâu rồi...”.

Trong một gia đình, sự “phân công” nhiệm vụ là cần thiết. Tuy nhiên, sự “phân công” nhất thiết phải dựa trên cơ sở tình yêu và niềm thông cảm cũng như năng lực của mỗi người. Đừng dồn gánh trách nhiệm tất cả cho người này, hoặc người kia mà mỗi người nên biết hy sinh, san sẻ để mang lại niềm vui cho nhau. Có như vậy, chúng ta mới thấy gánh nặng đời sống trên vai nhẹ đi từng ngày.

Kim Phượng

Video liên quan

Chủ Đề