Ta thường tới bữa quên an, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa nhân vật ta là ai

Môn Văn Lớp: 8 Giúp em bài này với ạ: Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi: ” Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. ​​​​​ [Ngữ văn 8, Tập 2, NXB GD]

Câu 1. [1,0 điểm] Đoạn văn trên trích trong văn bản nào em đã học? Tác phẩm có đoạn văn trên thuộc thể loại gì ? Câu 2 [2,0 điểm] Trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của Trần Quốc Tuấn trong đoạn văn trên? No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan tống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng 1. Phương thức biểu đạt chính ở đoạn văn trên là gì? 2. xác định kiểu câu [ chia theo mục đích nói ] của câu “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” 3.tâm trạng nhân vật “ta” được bộc lộ như thế nào ?

HUHU EM CẦN GẤP =[[[

1.biểu cảm

2.câu cảm thán , mục đích nói là Bộc lộ cảm xúc

3.tâm trạng của nhân vật "ta' Là tâm trạng đau khổ,day dứt khi chưa diệt được giặc , cảm xúc căm phẫn , tức giận của ông vì chưa đuổi được giặc ra khỏi bờ cõi cũng như thể hiện được khao khát hi sinh và giết giặc của một vị tướng tài giỏi của dân tộc.

Chúc bạn học tốt và vote,ctlhn cho mình nha ^_^

Câu 1:

Đoạn văn trên trích trong văn bản Hịch tướng sĩ của tác giả Trần Quốc Tuấn.

Câu 2:

Nội dung: Lòng căm thù của Trần Quốc Tuấn dành cho bọn giặc ngoại xâm.

Câu 3:

Bác Hồ đã từng nói: " Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta."Qủa thật, lòng yêu nước là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đó là một thứ tình cảm quý báu được gìn giữ và phát triển từ đời  trước đến đời sau. Đặc biêt, trong thời đại ngày nay, lòng yêu nước càng được phát triển mạnh mẽ hơn.Tinh thần yêu nước của nhân dân ta vô cùng mạnh mẽ và nồng nàn.Vậy tinh thần yêu nước là gì? Yêu nước là  tình yêu của mình đối với quê hương, cội nguồn.Yêu con đường, yêu cái cây, yêu tiếng chim ca...Chúng ta yêu nước là nỗ lực để dựng xây và phát triển đất nước.Nói về lòng yêu nước thì không phải nói thứ gì cao xa mà yêu những thứ giản dị trước mắt mình.Tinh thần yêu nước là một thứ tình cảm thiêng liêng và đáng được trân trọng.Dân tộc Việt Nam là một biểu tượng đẹp của lòng yêu nước.Trong thời xa xưa, nhân dân ta yêu nước bằng cách vùng lên đấu tranh và đánh giặc để bảo vệ hòa bình cho tổ quốc. Rất nhiều chiến sĩ đã ngã xuống vì đất nước. Có rất nhiều tấm gương anh hùng tiêu biểu, anh bộ đội cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mặc dù có bao nhiêu khó khăn, gian khổ bủa vây, anh vẫn tiếp tục đi theo tiếng gọi của đất nước để mang lại hòa bình cho dân tộc.Khi đất nước đã hòa bình thì có rất nhiều điều để minh chứng cho lòng yêu nước như Báo tuổi trẻ từ năm 2011 đã phát động phong trào “Góp đá xây Trường Sa”, kêu gọi nhân dân cả nước cùng chung tay góp sức để xây dựng biển đảo quê hương. Đây là một chương trình ý nghĩa, thiết thực, khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm trong mỗi cá nhân.Khoảng 800 học sinh khối 12 trường THPT Lê Quý Đôn [TP Biên Hòa – Đồng Nai] đã cùng nhau xếp hình bản đồ Việt Nam với đầy đủ hai quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa trong buổi lễ chào cờ đặc biệt diễn ra sáng ngày 12/5/2014.Trong khoảnh khắc thiêng liêng này, tất cả học sinh cùng đặt tay lên ngực trái và hát vang bài Quốc ca hào hùng. Hành động ý nghĩa của thầy trò trường Lê Quý Đôn nhằm góp tiếng nói phản đối hành động Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam. Hình ảnh làm xúc động đông đảo người xem, góp tiếng nói về chủ quyền biển đảo quê hương, tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc.Hay trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 mới đây nhờ lòng yêu nước mà nhân dân ta đã cùng nhau đẩy lùi được dịch bệnh. Từ một đất nước nghèo, nhỏ bé, thiếu vật tư y tế chứ không lớn mạnh như nước Mỹ nhưng nhân dân ta đều tuân thủ giãn cách xã hội nghiêm túc theo chỉ thị của thủ tướng chính phủ" Ở nhà là yêu nước". Thật vậy tinh thần yêu nước đem đến cho chúng ta những thành tích đáng được ghi nhận vào lịch sử nước nhà. Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn là cô, cậu học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.Rèn luyện lòng yêu nước bằng cách quan tâm đến bạn bè, thầy cô, yêu thương họ và luôn có trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ lòng yêu nước quý giá của dân tộc.Nhạc sĩ Trương Quốc Khánh có một bài hát về tinh thần yêu nước và trách nhiệm đối với đất nước:

“Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắngNếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dươngNếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

Là người, tôi sẽ chết cho quê hương”

Yêu nước là có trách nhiệm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; là sống nghĩa tình với nhau, xứng với hai chữ “đồng bào”; Yêu nước góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế... Vì vậy, thế hệ trẻ chúng ta phải gìn giữ và phát huy lòng yêu nước quý báu đó.Chúng ta phải tu dưỡng và rèn luyện lòng yêu nước để mai sau lớn lên cống hiến cho tổ quốc, dân tộc.

$NO$ COPY$

HỌC TỐT NHÉ BẠN!!!UwU

Câu trả lời chính xác nhất: “Ta thường tới bữa quên ăn nửa đêm vỗ gối ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa” thuộc tác phẩm Hịch Tướng sĩ của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Tác giả với tư cách là một người tướng của dân tộc đã bộc lộ được cảm xúc lo lắng, bứt rút, trăn trở của bản thân mình trước cảnh nước mất nhà tan, cảnh dân chịu khổ đau, đất nước bị xâm phạm, xiềng xích.

Để hiểu rõ hơn về tác phẩm hãy cùng Top lời giải tìm hiểu trong nội dung dưới đây

1. Đôi nét về Trần Quốc Tuấn

- Trần Quốc Tuấn [1231 - 1300], tức Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc.

- Năm 1285 và năm 1287, quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân ra trận, và cả hai lần đều thắng lợi vẻ vang.

- Đời Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp [nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương] rồi mất ở đây. Nhân dân tôn thờ ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước.

2. Đôi nét về tác phẩm Hịch Tướng Sĩ

Hịch tướng sĩlà một trong nhữngtác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Namnói về lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Tác phẩm thể hiện sự đồng tình của toàn quân, toàn dân Việt Nam trong trận chiến Nguyên Mông. Đây là bài Hịch nổi tiếng là niềm tự hào về một thời của dân Việt.

- Thể loại: Văn bản được viết theo thể loại hịch

- Hoàn cảnh ra đời:

+Hịch tướng sĩđược công bố vào thời gian tháng 9 năm 1284 tại cuộc duyệt binh tại Bế Đông Bộ Đầu trước khi cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 2.

- Nửa cuối thế kỉ XIII, chỉ trong ba mươi năm [1257 - 1287], giặc Mông - Nguyên đã ba lần kéo quân sang xâm lược nước ta. Lúc bấy giờ thế giặc rất mạnh, muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân. Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc. Tác phẩm tạo nguồn động lực lớn lao cho người dân đồng lòng chiến đấu vì độc lập tự cho, giữ trọn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

>>>Xem thêm: Nội dung chính của bài Hịch tướng sĩ

3. Phân tích đoạn trích

Bài hịch có đoạn viết:

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vổ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”

Câu văn đã biểu lộ khí phách anh hùng của Trần Quốc Tuấn. Nó phản ánh một cách hùng hồn quyết tâm sắt đá của vị Tiết chế trước họa xâm lăng. Lúc bấy giờ vận mệnh của đất nước nghìn cân treo sợi tóc. Khắp Kinh thành Thăng Long, sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường. Để tránh một cuộc chiến tranh đẫm máu có thể xảy ra, có lúc Vương triều nhà Trần phải mềm dẻo đem "nhạc Thái thường để đãi yến ngụy sứ". Quân giặc láo xược lấn tới ,"uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ".

Giặc như hổ đói khát mồi, lúc thì “đòi ngọc lụa bạc vàng lúc thì tìm mọi thủ đoạn xảo quyệt "vét của kho có hạn " để "thỏa lòng tham không cùng".

Không thể khoanh tay ngồi nhìn giặc hoành hành mà cam chịu nhục nhã! Trần Quốc Tuấn uất hận, cay đắng khi nhìn thấy bộ mặt tham tàn của lũ sói lang. Nỗi nhục của quốc gia, nỗi đau của nhân dân vò xé tâm can ông suốt đêm ngày. Ông muốn thổ lộ tấm lòng trung quân ái quốc, ý chí quyết chiến của mình trước tướng sĩ và ba quân. Nỗi đau của ông là nỗi đau của một con người phi thường:

"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vổ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa ".

Nỗi đau ấy, tâm trạng ấy được diễn tả một cách cụ thể, xúc động. Lời nói, mạch văn được cắt thành nhiều vế cân xứng, mỗi vế bốn từ như những đợt sóng dồn dập trào lên trong lòng, tạo nên một giọng văn nghiêm trang, dõng dạc. Những từ ngữ ăn gối những hình ảnh ẩn dụ so sánh: ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa đã thể hiện nỗi đau, nỗi nhục cực kì sâu sắc.

‘chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù’

Đó là tình cảm yêu nước, thương dân của một vị tướng tài ba, đức độ. Tình yêu nước, thương dân nồng nàn ấy đã thúc đẩy trong lòng Trần Quốc Tuấn cảm xúc căm hận lũ giặc đến nỗi ông tiếc khi chưa ” xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Lòng căm hận giặc ấy của ông đã quá lớn, thấm đến xương tủy và luôn chực trào để bùng nổ. Cũng chính từ hai cảm xúc trên đã khơi gợi trong lòng vị tướng này tinh thần chiến đấu, kháng chiến một cách mạnh mẽ, hùng hổ ” trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa”. Đó là những cái chết về thể xác lẫn tinh thần vô cùng đáng sợ và “phóng đại” nhưng Trần Quốc Tuấn vẫn luôn coi đó là cái chết cao quý, sự hi sinh lớn lao khi góp được sức mình trong công cuộc kháng chiến chống giặc. Qua đoạn trích trên ta có thể thấy rõ được tình yêu nước nồng nàn, tấm lòng thương dân, đức độ; ý chí đấu tranh chống giặc, khao khát dân tộc được tự do, độ lập của Trần Quốc Tuấn.

Qua tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn vừa là động lực, vừa là chỗ dựa tinh thần, kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Khích lệ lòng yêu nước và ý chí quyết tâm đánh thắng quân xâm lược, được thể hiện qua nhiều mặt.Có ý chí quyết tâm lập công và tinh thần xả thân vì nước. có một lòng căm thù giặc với lòng trung quân ái quốc, lòng ân nghĩa thủy chung và lòng tự trọng và danh dự cá nhân của mỗi người trước vận mệnh quốc gia, dân tộc

----------------------

Bài viết trên đây là tổng hợp kiến thức về tác phẩm Hịch Tướng Sĩ. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!

Video liên quan

Chủ Đề