Con người xuất hiện cách đây bao lâu

Những câu hỏi này nằm trong số những vấn đề hóc búa nhất đối với các nhà khảo cổ học cho đến tận ngày nay. 

Từ khi mọi sinh vật sống đều bé tí tẹo

Khi nghĩ đến câu hỏi con người đầu tiên xuất hiện như thế nào, đầu tiên chúng ta phải hiểu rằng hầu hết mọi vật sống đều tiến hóa từ một cái gì trước nó qua quá trình tiến hóa. 

Ví dụ sự sống đầu tiên được biết đến trên Trái Đất đã có mặt từ hơn 3,5 tỷ năm trước. Sự sống đầu tiên này là những vi sinh vật vô cùng bé nhỏ, bé đến nỗi không thể nhìn bằng mắt thường. Chúng sống dưới nước trong một thế giới rất khác so với thế giới ngày nay. Vào thời đó, các lục địa vẫn còn đang hình thành và trong không khí không hề có ô-xy.

Kể từ đó, sự sống trên Trái Đất liên tục biến đổi không ngừng và có nhiều dạng khác nhau. Trên thực tế, trong khoảng 1 tỷ năm của thời kỳ giữa của lịch sử Trái Đất [khoảng 1,8 tỷ đến 800 triệu năm trước], sự sống trên Trái Đất không có gì ngoài một lớp bùn nhầy bao phủ bề mặt rộng lớn.

Dòng dõi lâu đời

Loài người hiện nay là loài “người hiện đại” [Homo sapiens]. Tuy vậy, chúng ta có những người họ hàng lâu đời cùng nằm trong tông Người và ra đời trước chúng ta, trong đó có người Neanderthal. Chúng ta, homo sapiens, là loài duy nhất thuộc tông Người còn sống đến ngày nay.

Hai mẫu vật điêu khắc này là mô hình của một người nữ và một người nam thuộc loài Neanderthal. Neanderthal ngày nay đã tuyệt chủng nhưng cũng thuộc tông Người.

Tông Người xuất hiện đầu tiên hàng triệu năm trước và có nhiều biến đổi nhỏ qua thời gian rất dài của quá trình tiến hóa.

Do cây gia hệ phức tạp nên để trả lời câu hỏi con người đầu tiên tiến hóa như thế nào, chúng ta cần xác định “con người” ở đây được hiểu theo cách nào.

Thoáng nghe có vẻ ngớ ngẩn, bởi vì người là người chứ không phải là một con vật nào như mèo hay chó. Nhưng sự khác biệt giữa chúng ta với tổ tiên xa xưa được đặt tên là Lucy, người sống cách chúng ta hơn 100.000 thế hệ, thì nhỏ hơn nhiều so với sự khác biệt giữa một con người và một con mèo. Đó là lý do vì sao trả lời câu hỏi trên là rất khó. [Chúng ta sẽ nói rõ hơn về Lucy ở phần dưới].

Vì vậy, các nhà khoa học đưa ra hai câu trả lời và bạn có thể chọn một câu bạn cho là đúng.

Chúng ta là Homo sapiens

Câu trả lời thứ nhất là giả định rằng “con người” đầu tiên là thành viên đầu tiên trong loài Homo sapiens chúng ta. Con người này cũng giống như bạn và tôi, chỉ là không có iPhone thôi!

Bộ xương cổ nhất được tìm thấy cho đến nay của loài Homo sapiens là ở Morocco và có niên đại khoảng 300.000 năm. Vị tổ tiên này của chúng ta sống cùng thời với các loài khác trong tông Người, trong đó có người Neanderthal và người Denisovan. Từ lâu các nhà khảo cổ học vẫn tranh luận điều gì khiến chúng ta khác biệt với các loài người khác trong tông Người.

Câu trả lời có lẽ là bộ não của chúng ta. Chúng ta cho rằng Homo sapiens là loài duy nhất có thể làm được những việc như là sáng tạo nghệ thuật và ngôn ngữ, mặc dù một số phát hiện gần đây cho rằng Neanderthal cũng là những nghệ sĩ. 

Rất khó để biết vì sao Homo sapiens lại sống sót còn các loài khác trong tông Người lại tuyệt chủng. Nhưng từ những hình vẽ tìm thấy trong hang ở Pháp và Indonesia, có thể suy luận rằng chính khả năng sáng tạo đã giúp loài người chúng ta tồn tại và sống đến ngày nay. 

Câu trả lời thứ hai là giả định rằng “con người” đầu tiên là con người đầu tiên thuộc tông Người tách ra khỏi tông, bao gồm cả tinh tinh và khỉ đột.

Đây là bản sao hình vẽ cổ trong hang Lascaux ở Pháp.

Chúng ta không thể khẳng định ai là tổ tiên đầu tiên của mình, nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng tổ tiên đầu tiên của chúng ta chính là Australopithecus afarensis.

Loài Australopithecus afarensis có ngoại hình khác với chúng ta, nhưng cũng đứng thẳng và biết sử dụng công cụ bằng đá. Bằng chứng rõ nhất của nhận định này chính là bộ xương hóa thạch nổi tiếng được đặt tên là Lucy.

Đây là hình mô phỏng Lucy trông như thế nào khi còn sống cách đây hơn 3 triệu năm.

Vào thời gian Lucy còn sống, cách đây khoảng 3,18 triệu năm, trên người Lucy mọc đầy lông. Lucy có chiều cao như chúng ta ngày nay, và chết khi đã là người trưởng thành. Bộ xương của Lucy được tìm thấy ở châu Phi, và mặc dù bộ xương còn lại khá nhiều so với những bộ xương khác của người cùng tông mà chúng ta phát hiện được, nhưng vẫn chưa đầy đủ. Chính vì bộ xương còn thiếu nên rất khó để kết luận ai là “con người” đầu tiên.

Hầu hết các hóa thạch cùng thời Lucy đều không đầy đủ. Mỗi bộ xương của từng loài, chúng ta chỉ thu thập được một nắm phục vụ cho việc nghiên cứu. Vì thế mỗi một phát hiện khảo cổ mới đều rất quý giá. Mỗi dấu vết hóa thạch mới lại mang đến một cơ hội ghép thêm một mảnh vào bức tranh cây gia hệ của chúng ta.

Phạm Hường 

Theo The Conversation

Theo các nghiên cứu khoa học và quan điểm tôn giáo thì con người có nguồn gốc từ đâu? Hãy cùng đội ngũ Invert khám phá về nguồn gốc của con người qua những nội dung dưới đây!

Dự báo sự tiến hóa của loài người trong tương lai gần và xa

Hiện nay, các nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh con người có nguồn gốc từ loài vượn cổ. Với những bằng chứng khảo cổ học, các chuyên gia đã thống nhất loài người có thể tiến hóa từ vượn cổ theo 3 giai đoạn bao gồm Homo sapiens, Homo erectus và Homo sapiens. Cụ thể:

Homo habilis: Người khéo léo thường xuất hiện phần lớn ở khu vực Đông Phi, điều này cũng dẫn đến nhận định rằng phần lớn những người Australopithecus được coi là những con người sớm nhất.

Homo erectus: Người đứng thẳng xuất hiện phần lớn ở khu vực châu Phi, giai đoạn phát triển này rất giống với người hiện đại hiện nay. Tuy nhiên, bộ não của họ được xác định chỉ bằng khoảng 71% bộ não của con người hiện nay.

Homo sapiens: Người tinh khôn hay người hiện đại là giai đoạn phát triển hoàn hảo nhất của con người cổ và được phát hiện khoảng từ 95 nghìn năm trước. Đây là phiên bản hoàn hảo nhất của người cổ và tiến hóa dần trở thành người hiện đại như chúng ta ngày nay. 

Các bằng chứng khoa học về nguồn gốc của con người

Qua các nghiên cứu khảo cổ học, các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết về thời gian con người đầu tiên xuất hiện cách đây khoảng 200.000 năm. Tuy nhiên, gần đây đã có 2 bài báo được đăng tải tại Nhật báo Nature đưa ra một vài giả thuyết về thời gian xuất hiện của loài người, sự xuất hiện đó có thể kéo dài hơn 100.000 năm. Những hóa thạch đã được tìm thấy chứng minh có thể người Homo sapiens xuất hiện sớm nhất trên thế giới.

Năm 1961, một nhóm người đào thợ mỏ đã vô tình đào được bức tường đá vôi với một phần dung dịch có màu nâu vỏ quế tràn ra, sau khi tiến hành tìm kiếm, người ta đã tìm thấy một hộp sọ người gần như là hoàn chỉnh tại khu vực này.

Đồng thời, các nhà khoa học cũng tìm thấy nhiều xương cốt hơn ở khu vực này và những bộ hóa thạch này có thể đã xuất hiện khoảng 40.000 năm trước. Tuy nhiên, sau khi nhà khoa học Jean Jacques Hublin tiếp cục khai quật thêm những vị trí xung quanh thì tiếp tục tìm thấy hài cốt của ít nhất 5 người cổ và bộ đánh lửa. Qua nghiệp vụ phân tích, ông cùng cộng sự của mình đã xác định được những bộ hài cốt này có niên đại khoảng hơn 300.000 – 350.000 năm.

Bên cạnh phát hiện về niên đại của hóa thạch, ông cũng nhận thấy hốc mắt của các hộp sọ được tìm thấy có nét giống với người hiện đại với phần lông mày tách đôi và mảnh hơn, hộp sọ tròn và gương mặt tương đối nhỏ. Do đó, nhà nghiên cứu tin tằng khu vực này có thể chính là nguồn gốc của con người hiện nay.

 Quá trình tiến hoá của loài người.

Để tìm hiểu con người có nguồn gốc từ đâu, bạn đọc cũng có thể tham khảo một số quan điểm về nguồn gốc của con người theo tôn giáo dưới đây!

Quan điểm theo phật giáo

Theo đạo phật, nguồn gốc cụ thể của con người được thể hiện qua 2 tập kinh của Phật là Duyên [Agama] và Khởi Thế Nhân Bổn [Nikàya]. Tập kinh quan niệm rằng mỗi thế giới sẽ có các dạng thức tồn tại khác nhau, ngoài thế giới mà chúng ta đang sống thì vẫn còn tồn tại nhiều thế giới khác.

Vào thời kỳ hình thành thế giới, chúng sanh được chuyển thế ở cõi Quan Âm thiên, sau khi thác sinh sẽ được hóa đến cõi Trời Biển và Tịnh. Điều này tương ứng với tam thiên sắc giới. Những ngày thế giới mới hình thành, chưa có sự phân biệt ngày đêm và chưa có sự phân biệt giới tính.

Khi đó, chúng sanh sinh sống bằng tự hỷ, phi hành trên hư không. Tuy nhiên, một số chúng sanh nổi lên tư tưởng nếm vị ngọt của đất, từ đó họ trỗi dậy lòng tham ái và khiến cho con người trở nên thô xấu, ý thức về giới tính xuất hiện và điều kiện sống của họ thay đổi dần để khẳng định sự xuất hiện của mình trên thế giới.

Quan điểm theo Thiên Chúa Giáo

Theo quan điểm của Thiên Chúa Giáo, con người xuất hiện là từ bụi đất và được chúa hà sanh khí vào lỗ mũi và trở thành một loài sanh linh. Sau đó, thiên chúa đã đặt ngài ở trong vườn và cho phép người ăn tất cả các loại trái cây trong vườn là trái trí tuệ, trái cấm… vì ngày nào đó người ăn thì người chắc chắn sẽ phải chết.

Ngoài ra, ngài cũng tạo ra các loài thú để Adam thử đặt tên cho các loài vật, đó cũng là tên của các loài động vật sau này. Tuy nhiên, nếu chỉ có Adam trên trần gian thì người lại quá cô đơn và không một ai có thể giúp đỡ được cho mình. Do đó, chúa đã làm cho Adam ngủ mê và lấy các đoạn xương sườn của Adam để lấp thịt thế vào, tạo thành một người nữ với cách gọi là Eva. Sau này, vì Adam và Eva trong vườn quá chán nên đã thử ăn Trái Cấm và sinh ra con người như ngày nay. Đó cũng chính là quan điểm của thiên chúa giáo về nguồn gốc của con người.

Bằng chứng loài người có nguồn gốc từ một cặp bố mẹ

Theo Hai nhà khoa học Mark Stoeckle ở Đại học Rockefeller và David Thaler ở Đại học Basel đưa ra kết luận về tổ tiên chung của loài người sau khi kiểm tra ADN ty thể của các bà mẹ truyền sang con, Fox News hôm qua đưa tin. Theo họ, điều tương tự cũng đúng với 90% động vật trên Trái Đất.

Stoeckle và Thaler phân tích 5 triệu mã vạch di truyền của 100.000 loài khác nhau, trong đó có con người. Các mã vạch này là lát cắt của ADN, nằm ngoài nhân tế bào sống, gọi là ADN ty thể và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các tác giả nghiên cứu kết luận loài người ngày nay đều có cùng nguồn gốc từ một cặp bố mẹ sống đơn độc khoảng 100.000 - 200.000 năm trước sau khi một thảm họa trên Trái Đất xóa sổ gần như toàn bộ dân số.

Kết quả phân tích di truyền cho thấy toàn bộ loài người ngày nay đều là hậu duệ của một cặp bố mẹ cách đây 200.000 năm.

"Chúng ta thường nghĩ do số lượng dân số cao và phân bố địa lý rộng, con người có thể đạt sự đa dạng di truyền lớn hơn các loài động vật khác. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta cần xem lại điều này", tiến sĩ Stoeckle nói.

Stoeckle và Thaler tin rằng 90% các loài động vật sống trên Trái Đất đều bắt nguồn từ những cặp cha mẹ bắt đầu sinh nở cùng thời gian cách đây ít hơn 250.000 năm. Khi phát hiện ra những bằng chứng, bản thân họ cũng cảm thấy khó tin trước những con số và vẫn đang tìm thêm căn cứ vững chắc hơn.

Sự tiến hoà của loài người trong tương lai gần và xa.

Hy vọng qua những thông tin chia sẻ này, bạn đọc đã biết được con người có nguồn gốc từ đâu theo các nghiên cứu khoa học và quan điểm của tôn giáo. Từ đó có cái nhìn khách quan nhất về nguồn gốc của con người. 

Video liên quan

Chủ Đề