Dân ố thế giới tăng nhanh vào thời gian nào năm 2024

Sự xuất hiện và trỗi dậy của loài người chỉ được coi là xảy ra trong chớp mắt so với lịch sử phát triển hàng tỉ năm của Trái đất. Tuy nhiên, chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, nhân loại đã trải qua sự gia tăng dân số đột biến, lên tới con số 7,2 tỉ người.

Bảo tàng lịch sử tự nhiên Mỹ vừa cho công bố một đoạn clip mới, mô phỏng quá trình phát triển nhanh chóng của loài chúng ta, từ con số chưa đầy 1 triệu người khi người hiện đại bắt đầu chuyển cư khỏi châu Phi cách đây 100.000 năm tới con số 7,2 tỉ người như hiện nay. Đoạn clip được xây dựng dựa vào các dữ liệu từ tổ chức phi lợi nhuận Kết nối dân số, báo cáo triển vọng dân số thế giới của Liên hợp quốc, trang web thống kê dân số thế giới theo thời gian thực Worldometer và Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).

Đoạn clip cho thấy, sự gia tăng dân số đáng kể nhất chỉ mới xảy ra gần đây. Trong khi loài người từng mất tới gần 200.000 năm để đạt tới con số 1 tỉ dân thì chúng ta chỉ mất 200 năm để phát triển số dân đến tới mức "khủng" hiện nay.

Dân số loài người dường như vẫn dưới 1 triệu người trong khoảng từ giai đoạn tiến hóa của người hiện đại ở châu Phi cách đây 200.000 năm tới những cuộc di cư đầu tư khắp toàn cầu cách đây 100.000 năm. Sự tăng trưởng dân số sau đó được đẩy nhanh cùng với sự ra đời của việc trồng trọt, chăn nuôi và vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, trên Trái đất hiện diện gần 170 triệu người.

Tiếp đến thời đế chế La Mã và nhà Hán của Trung Quốc, dân số người trên toàn thế giới đạt tổng cộng khoảng 176 triệu trước năm 100. Các thời kỳ Con đường tơ lụa, Kỷ nguyên vàng của các triều đại Ấn Độ, nền văn minh Maya lên đến đỉnh điểm và sự khai sinh ra Hồi giáo đã nâng tổng số người trên Trái đất lên tới con số 190 triệu vào năm 700.

Khi la bàn được phát minh, dân số loài người bắt đầu tăng thêm, đạt 210 triệu người vào khoảng năm 1100. Trong khoảng từ năm 1300 - 1400, thế giới chứng kiến một đợt suy giảm dân số hiếm hoi do sự bùng phát của bệnh dịch hạch hay "Cái chết đen".

Mãi đến năm 1700, dân số toàn thế giới mới chỉ khoảng 590 triệu người. Song, ngay sau đó, công nghệ hiện đại và y học phát triển đã dẫn tới sự tăng trưởng dân số nhanh hơn. Dân số thực sự tăng vọt vào thời kỳ cách mạng công nghiệp và ngay sau năm 1800, nhân loại đã cán mốc 1 tỉ người trên Trái đất.

Hiện dân số thế giới ước tính vào khoảng hơn 7,2 tỉ người. Các chuyên gia dự đoán, nếu xu hướng này tiếp tục, trên Trái đất sẽ có tới 11 tỉ người vào khoảng năm 2100.

Tuy nhiên, tỉ lệ sinh đang giảm xuống ở hầu hết các quốc gia trên Trái đất và tốc độ gia tăng dân số thế giới có xu hướng chậm dần. Song, với phỏng đoán dân số thế giới lên tới 11 tỉ người trong tương lai gần, chúng ta sẽ phải chuẩn bị đối phó với những thay đổi quan trọng trong trong tương lai.

"Dân số tăng đi cùng với sự gia tăng sử dụng các nguồn tài nguyên của Trái đất. Các lựa chọn của chúng ta ngày nay, kể cả kế hoạch hóa gia đình, giảm tiêu dùng, kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường sống, ... sẽ có tác động đến tương lai của giống loài chúng ta và mọi sự sống trên Trái đất", trích giải thích trong clip.

Câu 17. Khí hậu ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm là đặc điểm của môi trường nào?

Câu 18. Nước nào không tham gia nghị định thư Kyoto?

Câu 19. Váng dầu tràn ra biển hoặc các vụ tai nạn của tàu chở dầu trên biển gây ra hiện tượng gì?

Câu 20. Hoang mạc có ở hầu hết trên các châu lục và chiếm ?

Câu 21. Hoang mạc Xahara ở châu Phi là hoang mạc?

Câu 22. Thiên tai xảy ra thường xuyên ở đới lạnh ?

Câu 23. Thảm thực vật đặc trưng của đới lạnh ?

Câu 24. Khí hậu và thực vật ở vùng núi chủ yếu thay đổi theo?

Câu 25. Các vùng núi thường là nơi cư trú của?

Câu 26. Môi trường nào sau đây không thuộc đới ôn hòa?

Câu 27. Loại gió thổi quanh năm ở đới nóng?

Câu 28. Đặc điểm nổi bật của khí hậu đới lạnh?

Câu 29. Một trong những hậu quả của đô thị hóa tự phát?

Câu 30. Sự phát triển nhanh chóng các siêu đô thị ở nhóm nước đang phát triển gắn liền với?

Câu 31. Phần lớn nền kinh tế các nước thuộc khu vực đới nóng còn chậm phát triển, nguyên nhân sâu xa là do?

Câu 32. Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho thời tiết đới ôn hòa thay đổi thất thường là do?

Câu 33. Trên lãnh thổ châu Á, xuất hiện môi trường hoang mạc với diện tích khá rộng lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do?

Hội nghị quốc tế về dân số đã chọn “Ngày 11/7 là Ngày Dân số Thế giới” mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc, vì vào lúc 6 giờ 35 phút ngày 11 tháng 7 năm 1987 em bé Mát-tơ-gát người Nam Tư ra đời. Nhân loại đã chào đón sự có mặt của thành viên thứ 5 tỷ.

Đứng trước sự gia tăng dân số quá nhanh, vấn đề dân số làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng dân số, môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) với tầm nhìn chiến lược về dân số đã tổ chức Hội nghị Quốc tế về dân số ở thủ đô Hà Lan vào tháng 11 năm 1989, tại diễn đàn Dân số thế giới này đã quyết định lấy ngày sinh của bé Matej Gašpar là ngày 11/7 làm “Ngày Dân số thế giới” nhằm nhắc nhở các quốc gia và mỗi người sống trên trái đất về nguy cơ dân số tǎng quá nhanh, con người không đủ điều kiện sống với đầy đủ quyền chính đáng như: quyền học hành, có việc làm, đủ dinh dưỡng, nhà ở, bảo vệ sức khoẻ… Trên cơ sở đó, mỗi quốc gia, mỗi người tự liên hệ với dân số của địa phương mình để có suy nghĩ và hành động đúng trong hành vi dân số mà tìm mọi biện pháp tích cực, góp phần giảm sự gia tăng dân số, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng dân trí và cải tạo môi trường sinh thái.

Cũng tại Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển, Việt Nam đã tham gia ký kết Chương trình hành động ICPD nhằm nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa dân số và phát triển và kêu gọi lồng ghép đầy đủ các vấn đề dân số vào các chiến lược phát triển, vào công tác lập kế hoạch, ra các quyết định và phân bổ nguồn lực ở các cấp, các vùng. Vấn đề này được nhấn mạnh bởi vì các chỉ tiêu dân số, bao gồm tỷ lệ tăng dân số, cơ cấu tuổi, mức sinh, mức chết, di cư… đều ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của phát triển con người, kinh tế và xã hội. Trong thời gian qua, công tác dân số đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Tốc độ gia tăng dân số được khống chế thành công. Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm 1,7% giai đoạn 1989-1999 đã giảm xuống dưới 1,2% giai đoạn 1999-2009 và khoảng 1% gia đoạn 2010 đến nay. Số con trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm mạnh từ 6,39 con năm 1960 xuống 2,33 con năm 1999, đạt mức sinh thay thế 2,09 con năm 2006, sớm hơn 10 năm so với mục tiêu Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) và tiếp tục được duy trì cho đến nay. Ước tính quy mô dân số đã giảm được khoảng 20 triệu người nhờ có các chính sách dân số – KHHGĐ phù hợp. Cơ cấu dân số thay đổi tích cực, số lượng và tỷ trọng dân số phụ thuộc giảm, dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh. Nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng từ năm 2007 và dự kiến đạt đỉnh vào năm 2020, với dân số trong độ tuổi lao động chiếm 70% dân số. Chất lượng dân số được cải thiện. Tỷ lệ suy dinh dưỡng và tỷ suất tử vong trẻ em đã giảm hai phần ba; tỷ số tử vong mẹ giảm ba phần tư so với năm 1990. TP. Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trong những trung tâm văn hóa, giáo dục của cả nước. Thời gian qua, công tác dân số đã đạt được những kết quả nhất định. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên được giữ ở mức dưới 5%; tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai hàng năm đạt trên 70%, trong đó sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại duy trì đều ở mức trên 60%; tỷ số giới tính khi sinh hàng năm ở mức hợp lý, từ 106 đến 107 trẻ trai/100 trẻ gái; các chỉ báo kiểm định chất lượng dân số, sức khỏe sinh sản đều tăng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn.

Với chủ đề Ngày dân số thế giới 11/7 năm 2022: “Thế giới 8 tỷ người: Để hướng tới một tương lai bền vững cho tất cả mọi người cần khai thác cơ hội và đảm bảo quyền, lựa chọn cho tất cả mọi người”, UBND phường Bến Nghé cùng các Cộng tác viên dân số của phường quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ.