Đánh giá hoạt động bán hàng của hoa sen năm 2024

Tập đoàn Hoa Sen đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất theo niên độ tài chính 2022-2023 (giai đoạn 1/10/2022 - 30/9/2023) với kết quả kinh doanh "ngược dòng thành công" từ mức lỗ ròng trong báo cáo hợp nhất bán niên trước đó.

Cụ thể, trong niên độ tài chính 2022-2023, doanh thu hợp nhất của Hoa Sen đạt 31.650 tỷ đồng, giảm 36% so với năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất cũng giảm mạnh 88% còn 30 tỷ đồng.

Để lội ngược dòng thành công từ mức lỗ ròng tới 680 tỷ trong quý I, HSG đã cùng lúc thực hiện đa dạng các biện pháp như chủ động cắt giảm 1.250 tỷ đồng nợ vay tài chính góp phần giảm 25% chi phí lãi vay trong kỳ, tất toán toàn bộ dư nợ USD trong bối cảnh tỷ giá tăng cao.

Đồng thời, Hoa Sen cũng quản lý hiệu quả các khoản chi phí hoạt động, đặc biệt là chi phí bán hàng giảm tới hơn 1.350 tỷ đồng (khoảng 35%) giúp cải thiện tích cực biên lãi ròng cho tập đoàn trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều khó khăn.

Một yếu tố quan trọng khác là sự hồi phục đáng kể của thị trường thép/tôn mạ, nhờ đó, biên lợi nhuận gộp của Hoa Sen đã tăng gấp gần 5-7 lần trong nhiều quý gần đây từ mức thấp ghi nhận hồi cuối năm ngoái.

Việc Hoa Sen báo lãi trong báo cáo năm sau kiểm toán có thể giúp cổ phiếu HSG được xem xét cấp phép giao dịch ký quỹ trở lại. Trước đó, cổ phiếu này đã bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đánh giá không đủ điều kiện vì lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên bị âm (lỗ ròng 430 tỷ đồng)

Đầu năm nay, tại ĐHĐCĐ thường niên 2023 diễn ra vào ngày 10/3, HĐQT Hoa Sen đã đặt kế hoạch kinh doanh dựa trên hai kịch bản.

Kịch bản đầu tiên với phương án sản lượng thành phẩm 1,4 triệu tấn, tập đoàn lên kế hoạch doanh thu 34.000 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ và lợi nhuận dự kiến 100 tỷ đồng, giảm 60% so với cùng kỳ năm trước.

Kịch bản thứ hai, tích cực hơn với sản lượng thành phẩm là 1,5 triệu tấn, ước tính doanh thu là 36.000 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ và lợi nhuận dự kiến 300 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, dù báo cáo mới công bố cho thấy sự hồi phục tích cực nhưng Hoa Sen vẫn không thể hoàn thành cả hai kịch bản đã đề ra cho năm tài chính 2022-2023.

Đánh giá hoạt động bán hàng của hoa sen năm 2024

Bên cạnh đó, trong báo cáo được công ty chứng khoán Shinhan công bố gần đây, giá thép dự kiến phục hồi nhờ gói hỗ trợ và hạn chế sản xuất của Trung Quốc.

Theo đó, nước này vừa phát hành 1.000 tỷ nhân dân tệ trái phiếu chính phủ nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất và phát triển cơ sở hạ tầng. Điều này góp phần hỗ trợ tích cực cho nhu cầu thép tại thị trường Trung Quốc, nơi chiếm hơn 50% nhu cầu tiêu thụ toàn cầu.

Các nhà sản xuất thép của Trung Quốc cũng tự cắt giảm sản lượng sản xuất trong Q4/2023 trước bối cảnh giá thép duy trì ở mức thấp trong năm 2023. Giá thép HRC đã tăng 4% kể tức mức đáy trong tháng 10/2023 qua đó góp phần cải thiện doanh thu biên lợi nhuận gộp cho Hoa Sen.

Ngoài ra, theo công ty chứng khoán BSC, đơn vị này cũng kỳ vọng giá bán tôn mạ của Hoa Sen sẽ tăng 6% trong năm 2024 do giá thép HRC Trung Quốc đã bắt đầu trở lại điểm cân bằng từ tháng 11 và giá thép Trung Quốc sẽ tăng trở lại trong thời gian tới.

Cũng theo BSC, nhu cầu nội địa sẽ phục hồi chậm kể từ năm 2024 và Hoa Sen sẽ là doanh nghiệp tôn mạ phục hồi đầu tiên nhờ sở hữu hệ thống đại lý lớn, có thị phần đứng đầu cả nước.

Kết thúc quý 4 niên độ tài chính 2022/2023 (tương ứng quý 3/2023), Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (mã cổ phiếu HSG - sàn HoSE) ghi nhận doanh thu 8.235 tỷ đồng, giảm 28% so với quý 4 niên độ trước và giảm 7% so với quý liền trước.

Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ trong kỳ đạt 390.000 tấn, tăng 25% so với quý 4 niên độ trước và tăng 4% so với quý liền trước. Trong đó, sản lượng tiêu thụ tại thị trường nước ngoài (Bắc Mỹ, EU, châu Á) tiếp tục đóng góp chính (chiếm 57% tổng sản lượng); trong khi thị trường trong nước duy trì sản lượng ổn định (trên 40.000 tấn/tháng).

Đánh giá hoạt động bán hàng của hoa sen năm 2024
Biên lợi nhuận gộp trong quý 4 niên độ 2022/2023 của Tập đoàn Hoa Sen đã phục hồi mạnh, lên mức cao nhất cả niên độ.

Tính chung cả niên độ 2022/2023, Tập đoàn Hoa Sen ghi nhận doanh thu 31.600 tỷ đồng, giảm 36% so với niên độ trước, và sản lượng bán hàng đạt 1,4 triệu tấn, giảm 22% so với niên độ trước trong bối cảnh ngành thép trong nước lẫn thế giới đối mặt với nhiều khó khăn do nhu cầu giảm.

Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp của Tập đoàn Hoa Sen trong quý 4 niên độ 2022/2023 đã hồi phục lên mức cao nhất cả năm, đạt 13,2%, giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp cả niên độ đạt 9,6%. Qua đó, lợi nhuận gộp trong quý 4 của tập đoàn tôn mạ này đạt 1.072 tỷ đồng, cải thiện mạnh so mức lỗ gộp của cùng kỳ niên độ trước, và tăng 20% so với quý liền trước.

Đáng chú ý, khi nguyên liệu chính (thép cuộn cán nóng HRC) trong quý 4 niên độ 2022/2023 giảm nhẹ về mức giá trung bình 570 USD/tấn (giảm 10% so với quý liền trước) thì Tập đoàn Hoa Sen vẫn có chính sách quản lý hàng tồn kho phù hợp để tránh ảnh hướng tới biên lơi nhuận. Trong quý 4, số ngày tồn kho bình quân đạt 90 ngày và số dư tồn kho bình quân đạt 7.700 nghìn tỷ đồng (giảm 5% so với cùng kỳ niên độ trước). Điều này cho thấy Tập đoàn Hoa Sen vẫn duy trì chính sách quản lý hàng tồn kho thận trọng.

Trong quý 4 niên độ 2022/2023, Tập đoàn Hoa Sen ghi nhận chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp (SG&A) đạt 627 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ niên độ trước và giảm 25% so với quý liền trước, cho thấy những nỗ lực cắt giảm chi phí.

Mặc dù tỷ giá VND/USD biến động phức tạp trong kỳ nhưng Tập đoàn Hoa Sen không chịu tác động đáng kể nhờ việc chủ động tất toán tất cả các khoản dư nợ USD từ sớm, thậm chí còn ghi nhận 54 tỷ đồng doanh thu tài chính nhờ chênh lệch tỷ giá (so với việc ghi nhận chi phí ròng trong các quý trước).

Nhờ vào các yếu tố tổng hợp trên, Tập đoàn Hoa Sen báo lãi ròng lên tới 438 tỷ đồng trong quý 4 niên độ 2022/2023, so với mức lỗ 887 tỷ đồng cùng kỳ niên độ trước. Qua đó, báo lãi ròng cả niên độ 2022/2023 28 tỷ đồng. Mặc dù mức lãi này giảm gần 89% so với niên độ trước và không hoàn thành kế hoạch kinh doanh nhưng Tập đoàn Hoa Sen đã lội ngược dòng thành công, thoát khỏi rủi ro thua lỗ trong giai đoạn khó khăn nhất của ngành thép.

Theo dõi giá thép hàng ngày trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Kỳ vọng duy trì sản lượng, sẽ hoàn thiện hệ thống Hoa Sen Home

Đánh giá hoạt động bán hàng của hoa sen năm 2024
Sản lượng tiêu thụ (nghìn tấn) của Tập đoàn Hoa Sen theo thị trường trong các quý gần đây. (Nguồn: Tập đoàn Hoa Sen, Hiệp hội Thép Việt Nam, VDSC)

Theo chia sẻ mới nhất của ban lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen về kế hoạch kinh doanh niên độ 2023/2024, thị trường thép tuy đã qua giai đoạn khó khăn nhất nhưng năm 2024 thì chưa thể kì vọng sản lượng tăng trưởng mạnh do nhu cầu nội địa còn yếu và kinh tế vĩ mô thế giới còn nhiều rủi ro.

Tập đoàn Hoa Sen kỳ vọng giá nguyên liệu chính (HRC) sẽ không có nhiều biến động trong năm 2024, dao động quanh vùng 550-600 USD/tấn và đang đặt kế hoạch kinh doanh dựa trên giả định này; cùng với đó tập đoàn sẽ hạn chế vay nợ bằng đồng USD để tránh rủi ro tỷ giá.

Về thị trường tiêu thụ, ban lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen cho biết, vẫn đang tiếp tục cân bằng giữa thị trường nội địa và xuất khẩu ở tỷ lệ tương ứng 50/50. Tuy nhiên, do sức mua nội địa yếu nên sản lượng tiêu thụ hiện tại vẫn đang nghiêng về kênh xuất khẩu. Đồng thời, tập đoàn sẽ không tập trung ở một thị trường trọng điểm mà thúc đẩy đồng thời ở các thị trường Hoa Kỳ, châu Âu, châu Á nhằm phân tán rủi ro.

Hiện Tập đoàn Hoa Sen đặt kế hoạch sản lượng tiêu thụ duy trì trung bình 130.000 tấn/tháng, tương đương sản lượng cả năm có thể đạt 1,56 triệu tấn, tăng 11,4% so với niên độ 2022/2023.

Đánh giá hoạt động bán hàng của hoa sen năm 2024
Tập đoàn Hoa Sen đang triển khai nhiều chiến lược để nâng cao hiệu quả kinh doanh chuỗi Hoa Sen Home

Đối với kế hoạch đầu tư, ban lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen chia sẻ, tập đoàn sẽ ko đầu tư lớn vào máy móc thiết bị mà sẽ tập trung vào hoàn thiện hệ thống siêu thị vật liệu xây dựng Hoa Sen Home.

Hiện nay, Tập đoàn Hoa Sen đang duy trì hệ thống phân phối khoảng 500 cửa hàng, gồm khoảng 400 cửa hàng truyền thống và 110 cửa hàng Hoa Sen Home, và đang tập trung nâng cao hiệu quả của hệ thống này.

Tập đoàn Hoa Sen đang triển khai một số chiến lược như sau: mở rộng số lượng sản phẩm bày bán (SKU), trong đó chuyển dần sang các sản phẩm khác có biên lợi nhuận tốt hơn (gạch ốp lát, sơn,…) với mục tiêu tăng tỷ trọng của các ngành hàng này lên 50% trong 3-5 năm tới. Đồng thời, tăng cường kiểm soát chi phí tại từng cửa hàng, đào tạo nhân viên để có thể tư vấn cho khách hàng với nhiều sản phẩm hơn.

Đánh giá hoạt động bán hàng của hoa sen năm 2024
Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu HSG của Tập đoàn Hoa Sen từ đầu năm 2023 đến nay. (Nguồn: TradingView)

Xem thêm: "Tiêu thụ thép của Hoà Phát lên cao nhất 16 tháng, định giá cổ phiếu HPG liệu đã hấp dẫn?" trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Ngoài ra, tập đoàn sẽ tập trung tiếp cận các nhà thầu địa phương để có các đơn hàng ổn định, và đặt chỉ tiêu bán hàng cụ thể cho từng cửa hàng, từng ngành hàng và yêu cầu mỗi cửa hàng cần có lãi trong vòng 06 tháng.

Theo đánh giá của nhiều tổ chức tài chính, việc hoàn thiện chuỗi Hoa Sen Home đóng vai trò quan trọng, tạo động lực tăng trưởng mới cho kết quả kinh doanh của Tập đoàn Hoa Sen thời gian tới. Tuy nhiên, quá trình này có thể sẽ mất ít nhất từ 1 - 2 năm mới có thể tạo ra những chuyển biến rõ rệt.

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc ngày 9/11, thị giá cổ phiếu HSG đạt 20.800 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 84% so với thời điểm đầu năm nay.