Đánh giá ju on the grudge năm 2024

Đây là bộ phim yêu thích nhất của mình, mặc dù bản Mỹ làm lại từ bản Ju-on của Nhật Bản, nhưng nó không kém gì rùng rợn của anh bạn gốc là đẩy cao trào lên cao, phân cảnh được cho logic hơn ở bản cũ, cũng như có sự góp mặt của Cảnh Sát điều tra và không còn làm cho người bối rối và không hiểu gì cả.

Show

Nói chung mình cảm thấy hài lòng với bản The Grudge 2004 của Mỹ này hơn bản The Grudge 2020 mới được ra mắt trong năm 2020 và bị ném đá thậm tệ, đến mức được ví von ra mắt để tranh giải mâm xôi vàng nữa, phim The Grudge 2020 đem về Việt Nam lại còn bị cắt các khúc kinh dị nhất – thực tế là xuyên suốt cảnh kinh dị chẳng được bao nhiêu cả, thậm chí bây giờ mình chỉ nhớ man mác là có ba cảnh bị cắt, đó là cảnh bà cô trợ tử tông vào làng cây rồi chết, phân hóa và cảnh xác chết của ông già chết trên ghế, khi nhân vật nữ chính đến nhìn thì xác chết bị phân hóa và dòi bọ ăn hết, và cảnh cuối cùng và cảnh cuối cùng là hồn ma lôi kéo nữ chính đi và giết – trong bản 2020 bạn sẽ thấy hồn ma như kiểu đang chọc tức người xem, là một kiểu thảm họa trong series Ju-on, ngoài việc có độ kinh dị có chút được được ra thì nội dung như một kiểu nhảm nhí không thể chấp nhận được. Thôi không nói nhiều nữa mình sẽ quay trở lại với phiên bản The Grudge 2004 này nhé.

Nội dung

Ở bản The Grudge 2004, người xem sẽ cùng đồng hành với nhân vật Karen (theo góc nhìn của cô đang điều tra) làm cho một trung tâm bảo trợ, sáng hôm đó YoKo mất tích và cô được điều phối đến căn nhà đó để chăm sóc cho bà Emma. Đến đây người xem sẽ chứng kiến sự giận dữ của hồn ma Kayako, bất kể ai vào căn nhà, sẽ không thể thoát khỏi cái chết của hồn ma Kayako. Dù cho có đốt nhà cũng không thể giải trừ oán hận của hồn ma Kayako, ngôi nhà chỉ là nơi xảy ra quá khứ đau thương, lặp đi lặp lại, cho tới khi không còn ai bước chân vào ngôi nhà nữa mới có thể yên nghỉ.

Nhìn chung mình thích nội dung Ju-on, The Grudge bởi bản chất của nó là đối diện với hồn ma và người xem chứ không phải kiểu jumpscare như mọi phim bây giờ thường dùng để dọa người xem là chính, chứ không phải là trực diện với hồn ma, cũng như việc nội dung và bộ phim phân tán các cảnh phim khác nhau, cuối cùng sau khi hoàn thành bộ phim bạn sẽ xâu chuỗi lại và nhận ra bộ phim The Grudge muốn nói gì và giữa cái chết của họ ra sao, nhược điểm của cảnh làm như vầy là nếu người xem không tập trung hoặc không suy nghĩ ắt sẽ bị vướng vào cảnh không hiểu chuyện gì đã xảy ra và tại sao lại chết đơn giản như vậy.

Đồng thời có nhược điểm chí mạng chính là hồn ma tựa như bất khả kháng, không có bất kỳ cái gì có thể ngăn cản sự giận dữ của cô ta một khi đã bước chân vào ngôi nhà, khiến cho người xem rất khó chịu ở điểm này, nhưng cũng là điểm làm cho người xem sợ hãi và không thể thoát ra khỏi khung cảnh cái chết rần rần trước mặt, không thể xoay chuyển được nó. Cho nên vừa là nhược điểm vừa là điểm mạnh trong bộ phim này. Trong cảnh cuối chúng ta sẽ thấy nhân vật Karen đã đốt nhà bất chấp việc hồn ma Kayako ngăn cản, sau đó khi đốt xong chúng ta thấy Karen thoát khỏi đó và nằm trong bệnh viện, nhưng khi nhìn lại cái xác của bạn trai cô, lại hiện diện của hồn ma, chứng tỏ ngôi nhà chỉ là nơi chứa hồn ma, và xác chết cũng có thể thay thế điều đó, ở khung cảnh này, khiến cho mọi người vừa ghê vừa khó hiểu, suy nghĩ rằng tại sao cảnh sát Nakagawa từng nói ngôi nhà ấy lặp lại những ký ức đau buồn đó và hành động của chú ta là đốt căn nhà là đốt nhà để không cho những ai có thể đi vào rồi bị mất tích khó hiểu lẫn việc hồn ma không còn ngự trị tại đây nữa, có điều ngôi nhà ấy chỉ là nơi chứa đựng các ký ức của chính hồn ma đó chứ không phải là nơi duy nhất chứa và sống còn của nó, các ký ức ấy, hồn ma ấy có thể chuyển lên người khác như một lời nguyền chứ từ nơi này sang nơi khác mà thôi.

Khung cảnh là yếu tố quan trọng trong bộ phim The Grudge 2004, trọng tâm chính là ngôi nhà, cầu thang, phòng ngủ và nóc nhà, khi nhìn bên ngoài, chính bạn đã thấy góc nhìn có phần không ổn, rất âm u, hơn nữa vào bên trong cánh cửa lại đối diện với cầu thang và gác lầu, bên phải là góc phòng, tại đây là nơi cái chết diễn ra từ từ của Kayako, cho tới cái xác được cất giấu ở trên gác xép, nên mọi người sẽ thấy nạn nhân luôn diễn ra tại đây hoặc luôn nhìn thấy ký ức tại đây của Kayako. Đứa bé bị dìm chết dưới dưới tại buồng tắm, nhưng ít nhất nó không oán hận như mẹ nó là Kayako, bởi bố nó là Takeo đã oán hận và tức giận đến tận cùng để rồi cả ba chẳng mãi siêu thoát trong ngôi nhà này.

Một điểm yếu nữa của bộ phim chính là tay cảnh sát trưởng Nakagawa đã có ý định đốt căn nhà để cái chết của mọi người không còn diễn ra nữa, nhưng anh ta thừa biết việc hình ảnh hồn ma Kayako xuất hiện tại camera đã báo hiệu rằng anh cũng không thoát được cảnh mất tích giống như bao nhiêu người khác. Nhưng anh ta khi đem bình xăng vào căn nhà và đổ xăng ra, là xác định căn nhà vĩnh viễn không nên tồn tại và chính anh ta sẽ bị hiểm nguy về tính mạng nhưng lại ngây thơ về tiếng động, trong buồng tắm, nếu như anh ta là tay cảnh sát lão luyện thì ắt hẳn sẽ nhận ra điều bất ổn đó, nhất là thấy hồ sơ ba người đã chết trong căn nhà, thì hẳn nhiên sẽ nhận ra thằng bé đang úp mặt vào dòng nước. Đây là điểm bất ổn của bộ phim.

Đánh giá ju on the grudge năm 2024
Hồn ma Kayako, một trong những cảnh kinh dị nhất và giá trị nhất cho bộ phim, tạo ra tiếng vang cho dòng phim Ju-on

Mức độ kinh dị

Đây là một trong những bộ phim hiếm hoi vào thời điểm đó, khi mà có những cảnh rượt đuổi và màn jumpscare trên màn ảnh lên ngôi, không có bất kỳ một bô phim nào khác (ngoại trừ The Ring) có một mức độ rùng rợn được đẩy lên cao, đối diện với oan hồn mà không cần phải dùng chiêu hù dọa người xem cho vỡ mật. Cho nên Ju-on của đạo diễn Takashi Shimizu làm ra không phải để dọa người xem bằng cách đó mà đối diện với khán giả bằng hồn ma Kayako mà không hề có phương pháp nào trị được, và các nhân vật đến ngôi nhà đó rồi để bị giết chết, trong hoàn cảnh tù túng, gò bó và chật chội nên Ju-on nổi tiếng kể từ đó, được US làm lại từ bản hoàn chỉnh với tên gọi là The Grudge 2004.

Sở dĩ mình đánh giá cao The Grudge và chủ đề Ju-on này là vì bộ phim mang lại dấu ấn sâu sắc cho mình mà không hề có cảnh tượng jumpscare và trực diện với con ma, nhưng màn rùng rợn không thiếu gì mức độ kinh dị được đẩy lên cao, như một kiểu hướng đi khác của đạo diễn Takashi Shimizu so với các bộ phim khác cùng thời điểm. Cho nên khi bạn xem Ngôi Làng Tử Khí (Howling Village) của đạo diễn Takashi Shimizu bạn sẽ thấy một dấu ấn riêng của nó tựa như Ju-on, không màn jumpscare nào, đẩy mức độ tù túng, kinh dị, rùng rợn lên cao, lối kể chuyện khác lạ, và đặc biệt là tone màu u ám giống hệt Ju-on, chính bởi vậy mình hâm mộ cách kể chuyện của đạo diễn Takashi Shimizu, không hề lầm lẫn vào đâu được khi xem phim của Takashi Shimizu.

Tuy nhiên, mình cảm thấy trong phần The Grudge 2004 này vì chủ yếu xâu chuỗi lại các tình tiết lại với nhau sao cho hợp logic hơn cho người Mỹ xem thì phần kinh dị có chút giảm đáng kể về mức độ kinh dị, đặc biệt là cảnh hồn ma Kayako leo xuống cầu thang là cảnh đặc biệt nhất tạo ra dấu ấn cho bộ phim lại giảm thiểu hoàn toàn về độ kinh dị, cho nên mình có hơi chút thất vọng về phân cảnh này nhưng ít ra vẫn không bị mất đi.

Âm thanh

Âm thanh là phần quan trọng của các bộ phim, riêng với The Grudge 2004 được làm lại từ bả Ju-on cũ nên cũng vì thế lấy hầu hết các âm thanh từ Ju-on mà ra, đặc biệt là tiếng ợ ợ của hồn ma Kayako, hầu như không có nền âm nhạc nào đáng kể để lại ấn tượng cho bản Ju-on và The Grudge cả, chủ yếu là tạo ra nhạc nền cho sự kịch tính và rùng rợn của bộ phim mà thô

Tóm lại

Đây là một trong bộ phim để lại cho mình ấn tượng nhất, cũng như tạo ra nhiều cảm xúc khó nói khác khi lần đầu tiên xem phim Ju-on để rồi phải xem hậu truyện và nhiều đề tài bộ phim khác, dù mofit không khác nhau là mấy lắm. Do đó mình không dám khuyên bạn xem Ju-on, The Grudge 2004 hay không, mà chỉ có thể nói là dành cho những ai thích xem một bộ phim không có dàn cảnh jumpscare nhưng mang lại rùng rợn và kinh dị cao.