Đánh giá range thu nhập nhân viên năm 2024

Thời điểm cuối năm thường là thời điểm review lương, cũng là thời điểm chúng ta nhảy việc nếu không cùng tiếng nói chung với doanh nghiệp. Thay đổi công việc thì dễ nhưng review lương thì không như vậy. Khi chúng ta đàm phán khéo léo, bạn không những được tăng lương mà còn khiến sếp chú ý hơn đến nỗ lực và thành tích của bạn. Nếu đàm phán thất bại, bạn có thể để lại ấn tượng tiêu cực với lãnh đạo, thậm chí còn có thể bị sa thải... Để chuẩn bị cho một buổi review lương đôi bên cùng vui vẻ, chúng ta cần chú ý một số điểm sau:

1. Đối tượng đàm phán lương là ai?

Những ai sẽ tham gia vào quá trình review lương của bạn: sếp, nhân sự hoặc người quản lý có quyền quyết định mức lương của bạn,... Với mỗi người, chúng ta có cách đàm phán khác nhau. Ví dụ, nhân viên bình thường sẽ không nói chuyện trực tiếp với sếp hoặc giám đốc cấp cao về việc điều chỉnh lương mà họ thường nói chuyện trực tiếp với leader của mình. Tuy nhiên leader không phải là người quyết định cuối cùng về mức lương của bạn, do đó họ phải là "đồng đội tốt" trong quá trình review lương. Bạn nên nhờ anh ấy đánh giá về mức lương bạn mong muốn, chứ không phải là đối tượng đàm phán cuối cùng.

2. Hiểu rõ thực trạng công ty

Trước khi đưa ra yêu cầu tăng lương, bạn cần hiểu rõ tình hình hoạt động cũng như tài chính của công ty như thế nào. Ngành hàng của công ty đang trên đà phát triển hay đi xuống? Hoạt động kinh doanh của công ty đang đi lên hay đang suy giảm? Công ty đang thoải mái hay gặp khó khăn về tình hình tài chính? Hãy nghiên cứu trước những yếu tố này và sử dụng chúng làm cơ sở lý thuyết khi đàm phán tăng lương.

3. Logic tăng lương cần rõ ràng

Logic tăng lương đối với người lao động và doanh nghiệp là khác nhau, đối với người lao động, tăng lương là hy vọng công ty sẽ trả cho công sức lao động trước đây của bạn, còn đối với công ty, tăng lương là để trả cho những giá trị mà bạn có thể tạo ra trong tương lai. . Vì vậy, bạn phải làm rõ chi phí tăng lương, định vị mình là một nhân viên có giá trị và xuất sắc, đồng thời sử dụng các chứng chỉ, thành tích, những con số định lượng, dự án, v.v. để công ty nhìn thấy tiềm năng và giá trị của bạn.

4. Làm rõ phạm vi tăng lương

Nếu bạn muốn biết phạm vi tăng lương của mình, bạn thực sự cần phải hiểu giá trị hiện tại của bản thân. Bạn có thể so sánh khối lượng công việc và mức lương cùng vị trí trên thị trường, điều này có thể dễ dàng tìm thấy thông qua các kênh tuyển dụng khác nhau; bạn cũng có thể trao đổi và thảo luận với các headhunter/HR/đồng nghiệp trong các ngành liên quan và sử dụng dữ liệu để đánh giá hiệu suất của chính bạn, sau đó làm rõ range lương mà mình có thể đạt được.

5. Chuẩn bị tâm lý

Trước khi đưa ra yêu cầu, hãy tự mình thực hiện một số bài tập mô phỏng để đưa ra phản ứng phù hợp nhất cho các vấn đề và tình huống khác nhau, đồng thời thể hiện mặt tốt nhất của bạn. Hãy chuẩn bị tinh thần, cơ hội thành công hay thất bại là 50-50 nên phải để mình còn có đường lui. Đi hay ở, đi như thế nào và ở như thế nào đều phải được cân nhắc kỹ lưỡng.

6. Hiểu rõ những điều cấm kỵ khi đàm phán tăng lương

Khi review lương bạn hãy chú ý: Hãy nhớ đừng so sánh lương của đồng nghiệp để yêu cầu tăng lương, đừng đem lời đề nghị của công ty khác để yêu cầu tăng lương, đừng ép sếp tăng lương, đừng dùng việc riêng của bạn ép tăng lương, đừng quá xúc động, đây đều là điểm các bạn nên chú ý ~~

Những điều này sẽ cần chú ý nếu mức lương mà sếp đưa ra không đạt kì vọng của bạn, và chúng ta sẽ cùng nhau ngồi đàm phán lại. Còn nếu bạn mỉm cười hí hí đồng ý ngay sau khi biết mức tăng mà sếp đưa ra trong quá trình review lương thì, chúc mừng bạn! Những cống hiến, cố gắng và nỗ lực của bạn đã được sếp ghi nhận!

Chúc cho chúng ta, những người sắp bước vào phòng ngồi cùng sếp để đánh giá kết quả làm việc trong thời gian qua bằng những con số, sẽ luôn may mắn, và đạt được mong muốn cũng như nguyện vọng của mình!

Hành chính nhân sự là một bộ phận cốt lõi của công ty khi có nhiều đóng góp quan trọng vào việc xây dựng con người và văn hóa công sở. Rất nhiều người mong muốn thử sức ở lĩnh vực này nhưng vẫn còn băn khoăn về cơ hội thăng tiến cũng như mức lương của nhân viên hành chính nhân sự. Trong bài viết dưới đây, Tuyển dụng VCCorp sẽ mách bạn những bí quyết để tăng lương hiệu quả cho vị trí nhân viên hành chính nhân sự.

Nhiệm vụ của nhân viên hành chính nhân sự

Chức năng, nhiệm vụ của nhân viên hành chính nhân sự là chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động liên quan đến con người của doanh nghiệp, cụ thể:

Đánh giá range thu nhập nhân viên năm 2024

Quản lý thủ tục, giấy tờ

  • Tiếp nhận các công văn, giấy tờ, thủ tục để chuyển tiếp đến các phòng ban có khả năng giải quyết trong phạm vi quyền hạn của mình.
  • Lưu trữ các văn bản, tài liệu vào kho dữ liệu của doanh nghiệp
  • Theo dõi, phát triển các hoạt động liên quan đến văn hóa công ty, chế độ lương thưởng, quyền lợi của nhân sự.

Quản lý cơ sở vật chất của doanh nghiệp

  • Theo dõi, quản lý và bàn giao các thiết bị, tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty đến các bộ phận, nhân sự có nhu cầu
  • Theo dõi và thực hiện bảo trì, bào hành máy móc, thiết bị theo đúng lịch. Trong trường hợp cơ sở vật chất bị hư hại hoặc cần thay đổi, bộ phận hành chính nhân sự sẽ làm báo cáo, đề xuất mua mới.
  • Thực hiện kê khai tài sản văn phòng định kỳ theo yêu cầu của cấp trên.

Thiết lập và triển khai kế hoạch tuyển dụng

  • Thu thập ý kiến và nhu cầu tuyển dụng của các phòng ban
  • Lập kế hoạch tuyển dụng đáp ứng các yêu cầu của cấp trên
  • Thực hiện công tác tuyển dụng để tìm ra nhận sự phù hợp cho công ty
  • Hướng dẫn, giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp, công việc cho nhân sự mới

Đánh giá range thu nhập nhân viên năm 2024

Nhân viên hành chính nhân sự đảm nhận nhiều công việc liên quan đến con người

Tổ chức, cập nhật hệ thống lương thưởng, chính sách đãi ngộ

  • Tổng hợp ngày công, lương thưởng, hoa hồng và các đãi ngộ khác của nhân viên và gửi cho phòng kế toán
  • Theo dõi và cập nhật những thay đổi về lương thưởng của người lao động trên hệ thống dữ liệu công ty
  • Hỗ trợ ban lãnh đạo lên kế hoạch lương hằng năm

Thiết lập, theo dõi và đánh giá cơ sở dữ liệu quản trị

  • Tham gia hoàn thiện hệ thống quản trị nhân sự
  • Giám sát, thúc đẩy các đơn vị, bộ phận liên quan thực hiện đúng các kế hoạch đã đề xuất trên hệ thống
  • Yêu cầu các bộ phận cung cấp biểu mẫu và tài liệu (nếu có)

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo

  • Tham gia và hoàn thành nhiệm vụ, dự án thuộc trách nhiệm hành chính nhân sự theo phân công
  • Phổ biến các chính sách, quy định và giải đáp thắc mắc, khiếu nại liên quan tới nhân sự
  • Gắn kết mối quan hệ, tinh thần đoàn kết của tập thể công ty
  • Bảo mật các dữ liệu, thông tin quan trọng của doanh nghiệp

\>>> Xem thêm: Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn hành chính nhân sự năm 2023

Mức lương của nhân viên hành chính nhân sự là bao nhiêu?

Mức lương của nhân viên nhân sự theo cấp bậc

Tương tự các lĩnh vực khác, nhân viên hành chính nhân sự cũng được hưởng đãi ngộ về lương thưởng dựa trên cấp bậc:

Trợ lý nhân sự

Đây là vị trí thường có ở những tập đoàn lớn, có quy mô nhân viên trên 100 người. Trợ lý có nhiệm vụ hỗ trợ phòng nhân sự trong các hoạt động hành chính, quản trị, tuyển dụng. Mức lương bình quân cho vị trí này thường dao động từ 5-7 triệu/tháng

Trưởng nhóm nhân sự

Với vai trò là trưởng nhóm, bạn cần có kỹ năng lãnh đạo, phân bổ công việc phù hợp với năng lực từng nhân viên. Lương trưởng nhóm nhân sự trung bình từ 8-12 triệu/tháng tùy thuộc vào tính chất công việc và công ty.

Đánh giá range thu nhập nhân viên năm 2024

Mức lương bình quân tham khảo cho từng cấp bậc nhân viên hành chính nhân sự

Giám sát nhân sự

Giám sát nhân sự có quyền hạn trên nhân viên nhưng dưới vị trí trưởng phòng, giám đốc nhân sự. Công việc chính là chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo nhân viên tham gia các hoạt động liên quan đến công ty, triển khai các chính sách tuyển dụng. Mức lương tham khảo cho giám sát nhân sự là 10-15 triệu/tháng.

Trưởng phòng nhân sự

Mức lương bình quân của trưởng phòng nhân sự là 17-25 triệu/tháng và có thể lên đến 70 triệu/tháng, nếu bạn có năng lực và kỹ năng vượt trội. Hoạt động chính của bạn là quản lý toàn bộ nhân sự, chịu trách nhiệm tất cả các quyết định liên đến tuyển dụng.

Giám đốc nhân sự

Khi đạt được vị trí giám đốc nhân sự, mức lương bình quân từ 30-40 triệu/tháng và cao nhất có thể hơn 100 triệu/tháng nếu ở các tập đoàn có quy mô nhân viên lên đến hàng nghìn.

Mức lương cơ bản của nhân viên hành chính nhân sự theo kinh nghiệm

Tâm lý chung của mọi người trước khi chọn ngành học hoặc công việc nào cũng quan tâm về mức lương bình quân của ngành nghề đó ra sao. Đối với lĩnh vực hành chính nhân sự, mức lương nhân sự có 2-3 năm kinh nghiệm là khoảng 7 - 10 triệu/ tháng. Trong khi đó, lương nhân sự mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sẽ khởi điểm từ 4 triệu/tháng. Với những cá nhân có năng lực, được đào tạo đúng chuyên ngành và khả năng ngoại ngữ tốt vẫn có thể đạt 6 triệu/tháng.

Đánh giá range thu nhập nhân viên năm 2024

Kinh nghiệm càng nhiều, nhân viên hành chính nhân sự càng đạt được mức lương cao

Mức lương của nhân viên hành chính nhân sự theo địa điểm làm việc

Yếu tố địa điểm và vị trí làm việc có tác động rất lớn đến mức lương, đãi ngộ mà nhân viên hành chính nhân sự có thể hưởng. Tại những thành phố có mức sống cao, phát triển như Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội… sẽ có thu nhập bình quân tốt hơn các tỉnh thành khác.

  • Hà Nội: nhân viên hành chính nhân sự thu nhập bình quân khoảng 8-14 triệu đồng/tháng
  • Hồ Chí Minh: mức lương của nhân viên hành chính văn phòng trung bình khoảng 12 triệu đồng
  • Các tỉnh thành khác: tùy thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng của nhân viên mà mức lương từ 6-12 triệu đồng. Đối với những cá nhân có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm phong phú sẽ nhận được đãi ngộ tốt hơn.

Cách tăng thu nhập cho nhân viên hành chính nhân sự

Mức lương là một trong những thức đo thể hiện trình độ, năng lực và khả năng cống hiến của nhân viên cho công ty. Do đó, để tăng thu nhập của bản thân, mỗi nhân viên hành chính nhân sự có thể nâng cao giá trị của mình bằng cách:

  • Hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, ứng xử: Tính chất của hành chính nhân sự là làm việc trực tiếp với con người, kết nối giữa các phòng ban khác nhau trong công ty nên cần có sự linh hoạt, khéo léo ứng biến để gắn kết tập thể.
  • Trang bị kỹ năng quản lý, triển khai: Công việc của một nhân viên hành chính nhân sự rất nhiều nên bạn phải biết cách sắp xếp, quản lý thời gian, hoạt động của mình một cách tối ưu và hiệu quả nhất.
  • Thông thạo tin học văn phòng: Các nhiệm vụ quản lý hồ sơ, dữ liệu trên hệ thống đòi hỏi bạn phải có kiến thức và kỹ năng tin học nhất định để hoàn thành công việc suôn sẻ, chính xác.
  • Giữ thái độ và tinh thần trách nhiệm: Không chỉ riêng ngành hành chính nhân sự mà bất kỳ công việc nào cũng yêu cầu phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở nhân viên. Trách nhiệm và nghĩa vụ của nhân viên hành chính nhân sự là cam kết giữ bí mật tuyệt đối, không chia sẻ hoặc tiết lộ thông tin cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào để gây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp.

Đánh giá range thu nhập nhân viên năm 2024

Bạn cần trang bị nhiều kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm để tăng mức thu nhập cho mình

Cơ hội việc làm cho vị trí hành chính nhân sự

Hành chính nhân sự là một trong những bộ phận thiết yếu của mọi công ty dù hoạt động ở lĩnh vực, ngành nghề nào. Do đó, cơ hội việc làm cho vị trí này rất rộng mở với mức lương ổn định. Các bạn học trái ngành vẫn có thể theo đuổi công việc này nếu có sự chịu khó và quyết tâm học hỏi. Để tìm kiếm các vị trí tuyển dụng nhân viên hành chính nhân sự, bạn có thể liên hệ các website, fanpage chuyên tuyển dụng uy tín như tuyển dụng VCcorp hoặc trực tiếp tại công ty.

\>>> Xem thêm:

Tạm kết:

Trên đây là những thông tin về mức lương của nhân viên hành chính nhân sự mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm các vị trí việc làm hành chính nhân sự nói riêng và cơ hội việc làm nói chung có thể liên hệ VCCorp để được hỗ trợ tốt nhất.