Danh sắc là gì

Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên Thức - Sayadaw Pa-Auk - Myanmar -

Câu Hỏi: Ý nghĩa của câu „Do thức sanh, danh sắc sanh; do danh sắc sanh, thức sanh„ đề cập trong Kinh Đại Duyên (Mahānidāna Sutta) của Trường Bộ Kinh (Dīgha Nikāya) là gì?

Trả Lời: Liên quan đến pháp Duyên Khởi, Đức Phật dạy „do thức sanh, danh sắc sanh“ hay „do duyên thức, danh sắc sanh“ (viññāṇa paccaya nāmarūpaṁ) và „do duyên danh sắc, thức sanh“ (nāmarūpa paccaya viññāṇaṁ).
Trong phương pháp năm uẩn thì đề cập ‘nāmarūpasamudayā viññāṇasamudayo.’ Khi nói „do duyên thức, danh sắc sanh“ Đức Phật muốn nói gì? Ở đây, thức ám chỉ tâm (citta), danh ám chỉ các tâm sở (cetasika), và sắc chỉ muốn đề cập đến loại sắc do tâm tạo (cittajarūpa). Vậy do thức sanh, các tâm sở sanh, do thức sanh, sắc do tâm tạo sanh. Vì thế, do thức sanh, danh (cetasika—tâm sở) và sắc (sắc tâm —cittajarūpa) sanh.
Nếu hành giả có thể phân biệt được sắc do tâm tạo (cittajarūpa), thời hành giả có thể hiểu được ý nghĩa này một cách rõ ràng.

"Danh sắc tập khởi, thức tập khởi” (nāmarūpasamudayā viññāṇasamudayo) nghĩa là do sự sanh khởi của danh & sắc, thức khởi sanh. Trong lúc hành giả phân biệt năm uẩn qua lối quan hệ nhân quả, hành giả phải cố gắng để thấy mối quan hệ giữa các danh uẩn. Đức Phật dạy ‘phassasamudaya vedanāsamudayo, phassasamudaya saññāsamudayo, phassasamudaya saṅkhārāsamudayo, nāmarūpasamudaya viññāṇasamudayo.’ = “Do tập khởi của xúc hay do duyên xúc, thọ sanh; do tập khởi của xúc, tưởng sanh; do tập khởi của xúc, hành sanh” ; với thức Đức Phật dạy rằng “do tập khởi của danh sắc, thức sanh”. Ở đây danh là các tâm sở. Sắc là các căn xứ. Thức của các chúng sinh trong cõi ngũ uẩn không thể sanh mà không có một căn xứ. Không có các tâm sở, thức cũng không thể sanh được. Vì thế các tâm sở cũng là một nhân gần cho thức khởi sanh. Thức và các tâm sở tùy thuộc vào nhau để khởi sanh. Bốn danh uẩn (thọ, tưởng, hành và thức) tùy thuộc lẫn nhau. Nếu một danh uẩn nào đó là nhân, thì ba danh uẩn kia là quả. Nếu hai danh uẩn là nhân, hai danh uẩn còn lại sẽ là quả. Nếu ba danh uẩn là nhân, danh uẩn còn lại sẽ là quả.

C7.1: Danh sắc.
Đại cương
Thế nào Danh sắc? 
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là danh sắc? Thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý; đây gọi là danh. Bốn đại chủng và sắc do bốn đại chủng tạo ra; đây gọi là sắc. Như vậy, đây là danh, đây là sắc. Ðây gọi là danh sắc.
Có một đoạn trong kinh Đoạn tận ái số 38 cho biết Danh sắc là bào thai có sự sống trong bụng mẹ.
Bài kinh 1 - Nhập thai
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Này các Tỳ-kheo, có ba sự hòa hợp mà một bào thai thành hình: ở đây, cha mẹ có giao hợp và người mẹ không trong thời có thể thụ thai, và hương ấm (gandhabba) không hiện tiền, như vậy bào thai không thể thành hình. Ở đây, cha và mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, nhưng hương ấm (gandhabba) không hiện tiền, như vậy bào thai không thể thành hình. Và này các Tỳ-kheo, khi nào cha mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, và hương ấm có hiện tiền; có ba sự hòa hợp như vậy, thì bào thai mới thành hình.
Đoạn kinh về Bồ tát nhập thai.
Có một đoạn trong kinh Trung bộ số 123 viết về Bồ tát nhập thai..
Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát nhập vào mẫu thai, này Ananda, khi ấy một hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra cùng khắp thế giới, gồm có các thế giới ở trên chư Thiên, thế giới của các Ma vương và Phạm thiên và thế giới ở dưới gồm các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến các thế giới ở giữa các thế giới, tối tăm, u ám không có nền tảng, những cảnh giới mà mặt trăng mặt trời với đại thần lực, với đại oai lực như vậy cũng không thể chiếu thấu, trong những cảnh giới ấy, một hào quang vô lượng, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh sống tại những chỗ ấy nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và nói: "Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây". Và mười ngàn thế giới này chuyển động, rung động, chuyển động mạnh. Và hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra ở thế giới. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn".
Tác giả phân tích.
Hương ấm chính là thức trong 12 nhân duyên. Thai chính là vật chất thô sơ. Bồ tát nhập thai chính là thức cũ của Bồ tát vào thai. Kết hợp lại thành Danh sắc.
Một sự sống của loài hữu tình phải có Danh thuộc về tâm và sắc là đất, nước, gió lửa. Vì vậy ở giai đoạn đầu hình thành có hai giác quan là thân căn và ý căn rõ nét nhất còn mũi, miệng tai xuất hiện vào tuần thứ 6. Tuần thứ 19 xuất đầy sáu giác quan. Tuy có sáu nội xứ mới trong bụng mẹ nhưng sáu ngoại xứ mới cũng đơn giản nên phát sanh sáu cái biết mới cũng đơn giản.
C7.1.1: Danh.
Tác giả phân tích.
Danh gồm có: Thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý; 
Sau 19 tuần thì đứa bé trong bụng mẹ nặng 240gr có đầy đủ sáu giác quan nên phát sanh ra đầy đủ sáu thọ.
Tưởng là pháp tưởng, xúc tưởng, thanh tưởng, sắc tưởng, hương tưởng, vị tưởng.
Tư là pháp tư, xúc tư, thanh tư, hương tự, vị tư, sắc tư còn gọi là hành
Xúc là thân xúc, ý xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, nhãn xúc..
Tác ý là hướng dẫn tâm vào một đối tượng nào đó.
C7.1.2: Sắc (vật chất).
Sắc do bốn đại chủng tạo ra; đây gọi là sắc. Bốn đại chủng là đất, nước, gió, lửa.
Tuần thứ 2: Thụ thai
Vào tuần này, người phụ nữ vừa rụng trứng. Trứng được thụ tinh trong vòng 12-24 giờ sau khi tinh trùng gặp được trứng. Nếu mọi việc suôn sẻ, sự kiện sinh học đơn giản này bắt đầu một loạt các quá trình càng lúc càng phức tạp hơn tạo nên một con người mới. Suốt nhiều ngày tiếp theo, trứng đã được thụ tinh sẽ tiếp tục phân chia thành nhiều tế bào trong lúc nó đi chuyển xuống ống dẫn trứng, đi vào tử cung và bắt đầu xâm nhập vào lớp niêm mạc tử cung.
Tuần thứ 6
Mũi, miệng và tai của bé bắt đầu định hình, ruột và não cũng bắt đầu phát triển. Bé có kích thước 4-7mm (bằng hạt đậu xanh).
Tuần thứ 19
Các giác quan của bé - mũi, mắt, thân, lưỡi và tai - đang phát triển và bé có thể nghe được giọng nói của mẹ. Mẹ có thể nói chuyện, hát hoặc đọc to cho bé nghe nếu mẹ thích.
Em bé của mẹ có trọng lượng khoảng 240 gram.
Tuần thứ 40
Trọng lượng trung bình của trẻ sơ sinh từ 38-40 tuần của người Nam Á khoảng 3.2 kg- 3.3kg. Nguồn từ (https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/qua-trinh-thai-nhi-hinh-thanh-va-phat-trien-theo-tung-tuan/).
Theo khoa học đứa bé sẽ có đầy đủ sáu giác quan sau 19 tuần tức là 4 tháng rưỡi. Như vậy đức Phật với Thiên nhãn minh vào thời đó đã biết trong bụng mẹ khoảng 19 tuần có đầy đủ sáu giác quan.
Kết luận về Danh sắc.
Theo kinh Nikaya dịch Việt, Danh sắc chính là một bào thai có sự sống đã vừa chớm hình thành trong bụng người mẹ. Sự sống con người đã bắt đầu rất vi tế mà mắt thường của chúng ta không thể thấy và ngay cả khoa học dùng ultrasound (siêu âm) mới thấy được và đến tuần thứ 19 thì có đầy đủ sáu giác quan nhưng khi ra khỏi bụng mẹ gọi là sáu nội xứ hay lục nhập.
Không có gì ngạc nhiên, Đức Phật đã nói thức quá khứ sanh ra danh sắc (sáu giác quan còn nhỏ) và khi có danh sắc hiện tại sanh ra sáu thức hiện tại. Tuy nhiên sáu giác quan trong bụng mẹ chỉ nhập các cảnh còn thô sơ nên sanh ra 6 cái biết đơn giản nhưng khi ra khỏi bụng mẹ bắt đầu khôn lớn do nhập nhiều sanh ra phiền não nhiều.

 

XEM THÊM