Địa so sánh trung quốc và mỹ về kinh tế năm 2024

Ngày 10/10 vừa qua, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã công bố Báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới cho rằng nền kinh tế toàn cầu vẫn đang hồi phục từ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, xung đột giữa Nga và Ukraine cũng như khủng hoảng năng lượng năm 2022, nhưng tăng trưởng có xu hướng tách nhánh. Cụ thể là Quỹ Tiền tệ quốc tế đã nâng dự đoán mức tăng trưởng của kinh tế Mỹ năm 2023 từ 1,8% lên 2,1% và năm 2024 từ 1% lên 1,5%. Trong khi đó, tổ chức này lại hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm nay từ 5,2% xuống còn 5% và năm 2024 từ 4,8% xuống còn 4,2%.

Nếu để ý sẽ thấy gần đây, các thể chế tài chính, ngân hàng quốc tế hoặc là giữ nguyên, hoặc là cắt giảm dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Giới phân tích cơ bản cho rằng Trung Quốc cần có thêm các biện pháp kích cầu để đảm bảo kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng 5% mà Chính phủ nước này đề ra cho năm nay. Theo hãng tin Bloomberg của Mỹ ngày 11/10, Trung Quốc dường như đã chấp nhận tăng thâm hụt ngân sách, đang cân nhắc bơm thêm ít nhất 1.000 tỷ nhân dân tệ, tương đương khoảng 137 tỷ USD, thông qua phát hành trái phiếu để kích cầu nền kinh tế. Tình trạng giảm tốc của kinh tế Trung Quốc đã gây áp lực lên nhiều thứ, từ thị trường chứng khoán nước này cho tới giá hàng hoá cơ bản. Điều này khó có thể khiến các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc yên tâm về sức khoẻ của nền kinh tế.

Cũng trong ngày 11/10, khi phát biểu tại họp báo ở thành phố Marrakech, Maroc khi tham dự Hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho rằng kinh tế lớn nhất thế giới có thể sẽ "hạ cánh mềm". Mỹ vừa kiềm chế được lạm phát mà vẫn tránh được suy thoái, bất chấp những rủi ro mới phát sinh như cuộc xung đột giữa phong trào Hồi giáo Hamas ở Palestine và Israel.

Địa so sánh trung quốc và mỹ về kinh tế năm 2024
Quang cảnh đường phố New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Trước đó, Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu cho thấy trong tháng 9, khu vực phi nông nghiệp có 336.000 công việc mới, gần gấp đôi con số dự báo 170.000 công việc mới mà các nhà kinh tế đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Dow Jones. Đây là một bằng chứng củng cố thêm nhận định rằng kinh tế Mỹ vẫn vững chắc bất chấp lãi suất cao, đình công kéo dài và căng thẳng chính trị ở Washington giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà.

Như vậy, không chỉ dự báo, mà hai nền kinh tế lớn nhất toàn cầu đang có những diễn biến trái ngược trên thực tế. Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng ngày 10/10, vào năm 2021, GDP của Trung Quốc từng đạt mức cao kỷ lục, bằng 77,3% GDP của Mỹ với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt 8% trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ khi đó là 5,7%. Nhưng năm 2022, GDP của Trung Quốc bắt đầu giảm, xuống còn 70,7% GDP của Mỹ và trong 6 tháng đầu năm 2023, chỉ bằng 64,5% GDP của Mỹ, là mức thấp nhất kể từ năm 2020.

Sức mạnh của hai nền kinh tế còn có thể nhìn thấy được ở khía cạnh tiền tệ. Khi đồng bạc xanh của Mỹ tiếp tục trở thành tài sản trú ẩn an toàn và Chỉ số đồng USD liên tục tăng thì đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã mất giá hơn 3% kể từ đầu năm đến nay. Dựa trên những nghiên cứu của mình, hãng nghiên cứu Rhodium Group của Mỹ cho rằng: “Đừng nói thập kỷ, ngay cả trong thế kỷ này, kinh tế Trung Quốc cũng không thể vượt qua Mỹ”. Tuy nhiên, theo ông Wang Yongli, Tổng giám đốc công ty tài chính China International Futures, nếu có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm ở mức 4 - 5% thì Trung Quốc vẫn có cơ hội tốt để vượt qua Mỹ vào năm 2035.

Theo The Economist, cách đây vài thế kỷ, Trung Quốc từng là nền kinh tế thống trị toàn cầu. Với sự tăng trưởng vượt bậc trong vài năm qua, nhiều nhà phân tích hi vọng rằng Đại lục sẽ tìm lại được vị thế cũ. Tuy vậy, Bắc Kinh đang phải đối mặt với một số vấn đề, khiến cho viễn cảnh bắt kịp nền kinh tế Mỹ đang dần trở nên xa vời.

Ở thời điểm hiện tại, dân số của Trung Quốc gấp 4 lần nước Mỹ, vì vậy, Bắc Kinh có thể vượt qua Mỹ về mặt quy mô, trước khi sánh ngang về mức độ phát triển. GDP bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ cần bằng 1/4 Mỹ là tổng GDP của Đại lục sẽ đứng đầu thế giới. Thực tế, Trung Quốc đã làm được điều này một cách không chính thức vào năm 2016, khi GDP năm đó đã vượt Mỹ nếu quy đổi sang đồng USD theo phương pháp sức mua tương đương.

Địa so sánh trung quốc và mỹ về kinh tế năm 2024
Kinh tế Trung Quốc rất khó vượt qua Mỹ trong tương lai gần. Ảnh: AP

Mặc dù vậy, GDP thực tế của Trung Quốc vẫn bị Mỹ bỏ xa, nếu quy đổi ra tỉ giá hối đoái phổ biến trên thị trường tiền tệ. Vào năm 2021, tổng GDP của Trung Quốc là 17,7 nghìn tỷ USD, trong khi Mỹ là 23 nghìn tỷ USD. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng của Trung Quốc còn bị chững lại bởi chính sách chống Covid-19, với các cuộc phong tỏa kéo dài trên diện rộng.

Các vấn đề khác cũng kìm hãm sự phát triển của Đại lục là sự sụt giá bất động sản, doanh nghiệp nhà nước kinh doanh không hiệu quả và cuộc chiến công nghệ với Mỹ. Trong năm 2021, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng ấn tượng ở mức 8,1%, nhưng dự báo tăng trưởng 2022 chỉ là 3%.

Xét trong thời gian dài, quy mô dân số già của Trung Quốc sẽ làm chậm hơn nữa khả năng tăng trưởng kinh tế. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, lực lượng lao động của nước này sẽ sụt giảm 15% trong vòng 15 năm tới. Các nhà nghiên cứu của Capital Economics là những người lạc quan nhất, khi tin rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ mở rộng lên khoảng 87% quy mô của Mỹ vào năm 2030, nhưng rồi sẽ giảm trở lại mức 81% ở năm 2050.

Theo một dự đoán của quỹ đầu tư Goldman Sachs, tổng GDP của Trung Quốc sẽ vượt mốc 38 nghìn tỷ USD vào năm 2031, nếu tính theo giá và tỷ giá hối đoái ước lượng ở thời điểm ấy. Con số này gấp đôi tổng GDP hiện tại và sẽ biến Đại lục trở thành nền kinh tế số một thế giới. Tuy nhiên, dự báo này bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố.

Viện Lowy, một tổ chức tư vấn của Australia, đã dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ đạt bình quân khoảng 2-3% mỗi năm trong giai đoạn 2021-2050. Đây là một mức tăng trưởng không tồi, thậm chí có thể giúp họ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng rất khó duy trì vị thế này. Về cơ bản, Trung Quốc vẫn sẽ kém thịnh vượng và có năng suất đầu người thấp hơn nhiều so với Mỹ.

Phần đông các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, khả năng Trung Quốc vượt Mỹ sẽ phụ thuộc vào việc Bắc Kinh có thực hiện các thay đổi về chính sách kinh tế hay không. Với ảnh hưởng của Covid-19, chính sách kiềm chế nợ không hiệu quả, suy thoái của thị trường bất động sản hay tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao kỷ lục, Trung Quốc còn rất nhiều việc phải làm nếu muốn bắt kịp Mỹ.