Dịch giả của bài thơ Sau phút chia ly

Vài nét về tác giả:

Đặng Trần Côn

  • Sống vào nửa đầu thế kỉ XVIII
  • Người làng Nhân Mục (Hà Nội)
  • Là tác giả của nguyên bản chữ Hán "Chinh phụ ngâm khúc"

Đoàn Thị Điểm (1705-1748)

  • Là người phụ nữ có tài sắc
  • Quê làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc (nay là Hưng Yên)
  • Là tác giả của bản diễn Nôm "Chinh phụ ngâm khúc"

Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác

Chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh với Nguyễn dẫn đất nước đến tình trạng chia cắt lâu dài. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra và đỉnh cao là khởi nghĩa như bão táp của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã đánh tan ba tập đoàn phong kiến đàng trong, đàng ngoài và các cuộc xâm lăng của ngoại bang ở phía Nam cũng như phía Bắc.

Thời kì Đặng Trần Côn sống có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở quanh kinh thành Thăng Long. Triều đình cất quân đánh dẹp, nhiều trai tráng phải từ giã người thân ra trận; nhân dân lâm vào cảnh tan tác loạn li. Chính điều đó đã khiến cho cảm hứng nhân đạo là cảm hứng chủ đạo của thời kì đó. Nổi bật là tiếng nói đòi quyền sống, đòi hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người, trong đó có phần con người cá nhân nhất là người phụ nữ. Oán ghét chiến tranh phi nghĩa, cảm thương cho những nỗi khổ đau, mất mát của con người nhất là những người phụ nữ có chồng đi lính, Đặng Trần Côn đã viết "Chinh phụ ngâm khúc".

Xuất xứ

"Sau phút chia li" là trích đoạn từ câu 53 đến câu 64, lấy từ bản dịch Nôm tác phẩm "Chinh phụ ngâm khúc"  của bà Đoạn Thị Điểm (Bản nguyên văn chữ Hán gồm 470 câu).

Chủ đề

Đoạn ngâm khúc cho thấy nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. Nỗi sầu này vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa, vừa thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.

Thể loại - thể thơ

  • Thể ngâm khúc là một thể cơ ca cổ do người Việt Nam sáng tạo ra, hầu như dùng để diễn tả những tâm trạng sầu bi dằng dặc của con người vốn rất phổ biến trong thời kì trung đại, khi các triều đại phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng, gây ra bao nỗi khổ cực cho nhân dân.
  • Bản diễn Nôm được viết theo thể song thất lục bát.
  • Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát:

           - Gồm hai câu 7 chữ (song thất), tiếp đến hai câu 6 - 8 (lục bát)

           - Bốn câu thành một khổ, số lượng khổ thơ không hạn định.

           - Vần:

                 + Chữ cuối câu 7 trên vần với chữ thứ năm câu 7 dưới, đều vần trắc.

                 + Chữ cuối câu 7 dưới vần với chữ cuối câu 6, đều vần bằng.

                 + Chữ cuối câu 6 vần với chữ thứ sáu câu 8 đều vần bằng.

                 + Chữ cuối câu 8 lại vần với chữ thứ năm câu 7 trên của khổ sau, cũng vần bằng.

Bố cục

Đoạn thơ chia làm ba khúc ngâm:

  • Khúc ngâm thứ nhất: 4 câu thơ đầu
  • Khúc ngâm thứ 2: 4 câu thơ tiếp theo
  • Khúc ngâm thứ 3: 4 câu thơ cuối

NỘI DUNG [edit]

1. Khúc ngâm thứ nhất

Bốn câu thơ đầu phản ánh sự ngăn cách giữa người vợ và người chồng khi người chồng phải ra chiến trận:

  • Bằng cách dùng phép đối "Chàng thì đi" >< "Thiếp thì về", tác giả cho thấy thực trạng chia li đã diễn ra: chàng đi vào cõi xa vất vả, thiếp về với cảnh vò võ cô đơn. Sự ngăn cách đã là sự thật khắc nghiệt và nỗi sầu chia li nặng nề tưởng như đã phủ lên màu biếc của trời mây, trải vào màu xanh của núi ngàn.
  • Cụm động từ "đoái trông theo" biểu đạt tâm trạng luyến tiếc, không muốn chia li người chồng.
  • Hình ảnh "mây biếc", "núi xanh" là các hình ảnh góp phần gợi lên độ mênh mông, tầm vũ trụ của nỗi sầu chia li.

Như vậy, khúc ngâm thứ nhất khắc họa tâm trạng cô đơn, xót xa khi hạnh phúc bị chia cắt.

2. Khúc ngâm thứ hai

Nếu khúc ngâm thứ nhất nói về sự ngăn cách thì ở khúc ngâm thứ hai, sự ngăn cách đó đã là mấy trùng:

  • Đoạn thơ sử dụng phép đối "còn ngoảnh lại" - "hãy trông sang", kết hợp biện pháp nghệ thuật điệp ngữ và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương, Tiêu Tương (Chốn Hàm Dương - Bến Tiêu Tương/ Khói Tiêu Tương - Cây Hàm Dương), kể cả hình thức chuyển đổi một phần trong cách nói địa danh (chốn Hàm Dương thành cây Hàm Dương, bến Tiêu Tương thành khói Tiêu Tương) để diễn tả nỗi sầu chia li, nỗi nhớ chồng của người chinh phụ càng chất chứa và kéo dài hơn.
  • Sự chia li ở đây là chia li về cuộc sống, về thể xác, trong khi tình cảm, tâm hồn vẫn là gắn bó thiết tha cực độ. Lời thơ, do đó, không chỉ nói nỗi sầu chia li mà còn nói sự oái oăm, nghịch chướng: gắn bó mà không được gắn bó, gắn bó mà phải chia li.

3. Khúc ngâm thứ ba

  • Các phép đối, điệp ngữ, điệp ý (cùng, thấy, ngàn dâu, xanh xanh, xanh ngắt, cùng trông,...) trong khúc ngâm cuối tiếp tục gợi tả nỗi sầu chia li oái oăm, nghịch chướng theo độ tăng đến cực độ.
  • Nếu ở khúc ngâm thứ hai, khoảng cách có thể chỉ ra bởi các địa danh Hàm Dương, Tiêu Tương, thì ở khổ cuối này xa cách tới độ đã hoàn toàn mất hút vào ngàn dâu, không chỉ "xanh xanh" mà còn là "xanh ngắt".
  • Màu xanh trong bài thơ không phải là màu xanh của hi vọng mà chỉ là màu để gợi cảnh trời cao đất rộng, thăm thẳm, mênh mông, nơi gửi gắm, lan tỏa của nỗi sầu chia li.
  • Chữ "sầu" ở câu thơ cuối cùng có vai trò đúc kết, trở thành khối sầu, núi sầu của cả đoạn thơ. Câu thơ mang hình thức nghi vấn "ai sầu hơn ai" nhằm nhấn rõ nỗi sầu của người chinh phụ trong trạng thái cao độ, chứ không mang ý nghĩa so đo xem ai là người sầu nhiều.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

Sử dụng nghệ thuật ngôn từ vô cùng điêu luyện, đặc biệt là nghệ thuật dùng điệp ngữ rất mực tài tình.


Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra


Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 7. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 7 (chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: (1) Tóm tắt lý thuyết (Lesson summary): hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. (2) Video bài giảng (phát âm): video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. (3) Bài tập thực hành (practice task) giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. (4) Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. (5) Kiểm tra cả bài (unit test): đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn (unit).


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 7 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 7 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 7, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

Dịch giả của bài thơ Sau phút chia ly

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế