Điểm giống nhau giữa văn hóa phương Đông và phương Tây

Ngày nay, khi nói đến loại hình văn hóa của nhân loại, nhiều nhà khoa học trên thế giới hay  nghĩ đến hai nền văn hoá phương Đông và phương Tây. Đặc biệt là dẫn câu thơ nổi tiếng của R.Kipling - nhà văn người Anh đầu tiên đoạt giải Nobel văn học cách đây hơn một thế kỷ (1907): “Phương Đông là phương Đông, phương Tây là phương Tây, và hai bên sẽ chẳng thể bao giờ gặp nhau”.

Người ta thường cho rằng, phương Đông và phương Tây có những đặc thù riêng của chúng. Tuy nhiên,  cái vế sau của câu thơ nói trên mới là điều đáng bàn: Có thật phương Đông và phương Tây “sẽ chẳng thể bao giờ gặp nhau”?

Điểm giống nhau giữa văn hóa phương Đông và phương Tây

Trong giáo dục, người phương Đông đề cao tư tưởng “tôn sư trọng đạo”. Người thầy có một vị thế quan trọng đến mức thiêng liêng. Người ta chỉ có thể lập ra một tư tưởng, một lý thuyết mới, chứ ít khi cải cách lý thuyết của thầy. Trong khi đó, ở phương Tây, khái niệm người thầy không có ý nghĩa “thần thánh” như ở phương Đông. Ngay từ thời xa xưa, Xôcrát đã không dạy học trò bằng cách áp đặt quan điểm của mình, mà ông đưa ra các câu hỏi để học trò chủ động trả lời. Arixtốt, bằng các công trình học thuật của mình, đã dám phản bác lại quan điểm duy tâm của thầy mình là Platôn.  Các Mác đã kiên quyết “lật ngược” phép biện chứng duy tâm của Hêghen để lập ra một học thuyết mới. V.I.Lê nin cũng sửa đổi học thuyết Mác về cách mạng vô sản để thực hiện cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại.

Khi nói về văn minh đô thị thì phải nói tới cái nôi đầu tiên của nó là khu vực Lưỡng Hà (Tiểu Á), khoảng thế kỷ thứ VIII TCN. Nhưng sau đó, sự phát triển của văn minh đô thị lại hướng về phía Tây. Còn ở vùng viễn Đông xa xôi, văn minh đô thị phát triển chậm hơn. Trong bối cảnh đó, nền y học phương Tây là một nền y học chủ yếu dựa vào khả năng lý tính chế tác của con người và ít cầu viện đến thiên nhiên, không giống như y thuật phương Đông chủ yếu dựa vào chiêm nghiệm, trực giác. Mặt khác, ý thức chinh phục thiên nhiên và giao thương phát triển sớm làm cho người phương Tây sẵn sàng rời xứ sở đi tìm miền đất mới để định cư. Tất nhiên, việc mở mang bờ cõi diễn ra ở cả phương Tây lẫn phương Đông. Nhưng ở phương Tây, sau khi định cư ở miền đất mới, người bản quốc sẵn sàng lập ra một quốc gia mới để khẳng định mình và cạnh tranh với bản quốc. Chẳng hạn, sau khi phát hiện ra châu Mỹ, người Tây Âu đã ồ ạt di cư sang Tân Thế giới này để lập ra một loạt quốc gia độc lập hẳn với chính quốc của họ. 

Điểm giống nhau giữa văn hóa phương Đông và phương Tây

Tuy nhiên, trong thời đại thế giới đang phát triển như vũ bão ngày nay, khi con người đang có nguy cơ huỷ diệt thiên nhiên và vì thế sẽ dẫn đến huỷ diệt chính mình,cái bản chất truyền thống của văn hoá phương Đông nặng về cảm tính và tình nghĩa, tôn thờ đất mẹ thiên nhiên lại có tác dụng tích cực là thúc đẩy sự hoà hợp con người với thiên nhiên, rất phù hợp với quan điểm phát triển bền vững của liên hợp quốc. Trong khi đó, cái tư duy thiên về lý tính của phương Tây có mặt mạnh là luôn đổi mới và thúc đẩy sự phát triển lại tiềm ẩn những nguy cơ huỷ hoại môi trường, như làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên, gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên, v.v.. Chính vì thế, ở phương Tây đang có một xu hướng tìm đến phương Đông. Song, trong khi phương này tìm đến phương Đông để học tập cái hay trong văn hoá mang tính hoà nhập với thiên nhiên của phương Đông thì nhiều nước đang phát triển của phương Đông, vì nôn nóng bắt chước xu hướng phát triển nhanh của phương Tây, lại đang góp phần đắc lực vào việc hủy hoại môi trường sống của chính mình. Chẳng hạn, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã cảnh báo rằng, Trung Quốc hiện đang là nước gây ô nhiễm và huỷ hoại thiên nhiên vào loại bậc nhất thế giới (5). Mặt trái của tư duy cảm tính khiến cho người ta học tập sự phát triển của phương Tây một cách không suy xét và sao chép.

Hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của phương Đông và phương Tây cũng có những sự khác nhau rất cơ bản. Tư tưởng tôn trọng gốc gác nơi đất mẹ thiên nhiên của người phương Đông đã dẫn đến một ý thức thuần phục gần như tuyệt đối đối với tôn ti trật tự đã được thiết lập trong tôn giáo. Đạo Phật của phương Đông về cơ bản là nhất quán, thông suốt, hầu như không có những “kẻ phản nghịch”. Trong khi đó, ở phương Tây, đạo Cơ Đốc luôn được sửa đổi, cải cách, thậm chí ly giáo.

Hơn nữa, Tư tưởng Tây phương thiên về phân biệt, phân tích, tính toán, lý luận hình thức, duy lý, hướng ra các sự vật cụ thể của thế giới bên ngoài. Tư tưởng Đông phương thiên về trực quan, vô phân biệt, vượt lên lý luận hình thức, hướng vào thế giới bên trong. Tây phương nghiêng về khoa học vật lý, hình nhi hạ học. Đông phương thiên về khoa học tâm lý, hình nhi thượng học. Chúng ta thấy trong lãnh vực hội họa, một họa sĩ Tây phương như Léonard de Vinci đồng thời là một nhà khoa học. Trong khi đó, hội họa Đông phương không chú trọng chi tiết, hình thể mà thiên về cái thần, cái khí, cái tâm của bức họa.

Điểm giống nhau giữa văn hóa phương Đông và phương Tây

Trong khổ đầu của bài thơ, R.Kipling đã viết như sau:

“Ôi phương Đông là phương Đông, phương Tây là phương Tây, và hai bên sẽ chẳng thể bao giờ gặp nhau, Cho đến khi Đất Trời có mặt tại Toà phán xử tối cao của Thượng Đế; Nhưng sẽ chẳng có Đông cũng chẳng có Tây, chẳng có Ranh giới, chẳng có Giống nòi, cũng chẳng có Sinh sôi,

Khi hai người đàn ông mạnh mẽ đứng đối diện nhau, dù họ đến từ những nơi tận cùng của Trái đất!”

Như vậy, sự khác biệt Đông - Tây là có thật. Nhưng, khác biệt không có nghĩa là không thể gặp gỡ và bắt tay nhau. Bởi trên thực tế, sự gặp gỡ Đông - Tây, đặc biệt là mối quan hệ giao thương, đã tồn tại từ lâu: con đường tơ lụa dài 8.000 khi nối liền Trung Quốc với châu Âu được hìn thành từ đầu thế kỷ II TCN, là một trong những bằng chứng lâu đời cho mối quan hệ này. Vì thế, sự khác biệt cũng có phần nhạt nhoà dần theo thời gian. Thực ra, ý nghĩa câu thơ  không đơn giản như từ xưa đến nay người ta vẫn hiểu, hay cố tình hiểu đơn giản như thế. Sự thật là câu thơ không bao giờ khẳng định một cách dứt khoát về sự khác biệt Đông - Tây. Đặc biệt, trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay, khi thông tin và truyền thông đã làm cho khoảng cách về không gian và thời gian không còn nhiều ý nghĩa, thì liệu cái vế sau trong câu thơ có trở nên lỗi thời không? Còn về cái cười thì Ðông và Tây ưa gặp nhau lắm. Có nhiều chuyện cười mà Ðông Tây gặp nhau một cách bất ngờ. Cái hóm hỉnh của phương Ðông và cái láu cá của phương Tây, hai cái như hai răng cưa, ăn khớp với nhau lắm.

Mặt khác thì sự tiến bộ vật chất của Tây phương đã bổ túc cho sự tiến bộ tinh thần đã gần ngưng trệ của Đông phương, thức tỉnh cái đạo học đang suy kém dần, đi đến chỗ u nhàn và mơ màng không thực dụng. Ngược lại, Tây phương cũng phải nhờ vào Đông phương cái tinh thần, cái tâm hồn trong vật chất, trong kỹ thuật, trong xã hội và đời sống con người.

Trong những năm thập kỷ 90, các nhà khoa học hy vọng vào một lý thuyết thống nhất vạn vật vũ trụ đang hình thành, thống nhất được 4 loại tương tác trong cơ cấu nguyên tử. Sự hào hứng của các nhà khoa học đến nỗi GS Jeff Harvey (ĐH Chicago) đã kết luận về lý thuyết rằng: "Dường như chúng ta vừa tìm ra được một công cụ đầy quyền năng do một nền văn minh trước đây đã để lại". Nếu không có cái đạo của Đông phương, cái nhị nguyên của Tây phương chẳng bao giờ có được một "trường thống nhất" nói theo Einstein, hay lý thuyết thống nhất, không những cho ngành vật lý, mà cho cả con người, xã hội và tâm linh. Nói theo ngôn ngữ triết học, nếu không có cái toàn thể tính của Đông phương, thì cái sai biệt tính, phần tử tính của Tây phương chẳng bao giờ có lối thoát. Nghĩa là muốn vượt qua một tính nhị nguyên, tâm thức phân chia chủ thể - đối tượng, sự khốn khổ bế tắc của chính mình, Tây phương phải nhìn vào Đông phương, vào cái "bờ bên kia" của Đông phương mà Phật giáo là đại diện có đầy đủ thẩm quyền. Nó thế vì cái gì Khổng - Lão có thì đạo Phật cũng có, và đạo Phật còn có những cái không có trong Khổng - Lão.

Đặc biệt, các tôn giáo lớn trên thế giới điều được hình thành từ Phương Đông như: ……………….. Đạo Phật, cái "bờ bên kia" dung hòa được tất cả những mâu thuẫn của bờ bên này đang là một sức sống của hàng triệu người Âu Mỹ. Cuối năm 96, theo tổng kết của đài truyền hình Nhật Bản, thì một trong những dự đoán dành cho thế kỷ 21 là: trong thế kỷ 21, nền văn minh châu Á sẽ phát triển rực rỡ. Chúng ta chưa biết sự dự đoán ấy sẽ đúng tới đâu, nhưng ít ra, sự tự nhìn lại giá trị của mình của người châu Á cũng đã là bước khởi đầu cho một thời đại mới. Đó là bước khởi đầu của sự giao hòa hai nền văn hóa Đông - Tây

Tựu trung lại, điều quan trọng ngày nay là chúng ta phải hiểu rõ được mặt mạnh và mặt yếu của mỗi khu vực văn hoá để kết hợp, bổ sung cho nhau, nhằm xây dựng một thế giới phát triển bền vững. Chúng ta không nên tuyệt đối hoá một khía cạnh nào đó của văn hoá khu vực mà quên đi mặt khiếm khuyết của nó. Thống nhất trong đa dạng chính là nguyên tắc để thúc đẩy sự hợp tác, bổ sung những cái hay, cái tốt cho nhau, để cùng tồn tại và phát triển. Hội nhập không có nghĩa là thủ tiêu sự khác biệt. Đông là Đông, Tây vẫn là Tây. Vấn đề là không nên quá tự đề cao những cái khác biệt của riêng mình đến mức không thấy những cái hay, cái tốt của người khác. Làm như thế sẽ có nguy cơ rơi vào căn bệnh “tự phụ thông thái rởm” mà đại thi hào Gớt đã cảnh báo cách đây gần hai thế kỷ. Hội nhập Đông - Tây nói riêng và hội nhập toàn thế giới nói chung chính là véctơ chủ đạo và là mục đích cuối cùng để loài người có được một ngôi nhà chung hoà bình và ổn định trên toàn Trái đất. Và như thế mới đúng theo tinh thần tư tưởng của câu thơ khi các dân tộc gặp gỡ nhau trong mối quan hệ bình đẳng và trong tình anh em, thì sẽ không còn phương Đông, không còn phương Tây, không còn ranh giới phân chia giữa các giống nòi, chủng tộc!

Dựa vào các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khác nhau từ đó cũng hình thành nên các vùng đất với các cách phát triển hoàn toàn khác biệt. Sự đa dạng về con người cũng như tập tục, phong cách sinh hoạt làm cho nền văn hóa của các khu vực phong phú và đa dạng hơn. Tiêu biểu là nền văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về Sự khác nhau giữa văn hóa phương Đông và phương Tây để thấy rõ sự khác biệt này.

Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông

– Do việc sản xuất phát triển tạo ra các của cải dư thừa trong xã hội, từ đó xuất hiện kẻ giàu và người nghèo, quý tộc và bình dân chính vì cơ sở đó mà nhà nước đã ra đời.

– Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành từ rất sớm. Ở Ai Cập, trên các lưu vực sông Nin, vào khoảng giữa thiên niên kỷ IV Trước công nguyên, cư dân Ai Cập đông đúc là tự tập hợp với nhau sống theo từng công xã. Do nhu cầu cần phải tập hợp lực lượng nhân công để làm thủy lợi, đòi hỏi các công xã cần phải liên minh lại với nhau gọi là các liên minh công xã. Đến khoảng 3200 năm Trước công nguyên, một quý tộc có thế lực đã tập hợp được các liên minh công xã và thành lập nên một nhà nước Ai Cập thống nhất.

– Vào khoảng thiên niên kỷ IV Trước công nguyên, tại khu vực Lưỡng Hà, hàng chục nước nhỏ của người Sume đã được hình thành. Ở Ai Cập, các quốc gia cổ đại được hình thành vào giữa thiên niên kỷ III Trước công nguyên.

– Tại Trung Quốc, chế độ công xã nguyên thủy đã bị tan rã, đến khi vương triều nhà Hạ được hình thành vào khoảng thế kỷ XXI Trước công nguyên đã mở đầu cho một xã hội có giai cấp và nhà nước ở Trung Quốc.

Như vậy, các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành từ thiên niên kỷ IV – III Trước công nguyên. Đây chính là các quốc gia ra đời sớm nhất trên thế giới.

Điểm giống nhau giữa văn hóa phương Đông và phương Tây

Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây

– Ở vùng Địa Trung Hải có cảnh sông, núi, biển đẹp đẽ, muôn màu; khí hậu ấp áp trong lành, điều này đã thu hút con người về đây sinh sống. Dựa vào điều kiện địa hình, con người đã biết ngăn cách thung lũng này với thung lũng khác để tạo nên các đồng bằng nhỏ hẹp. Tuy nhiên, do đất đai cằn cỗi, và kém màu mỡ, nên việc trồng trọt ở đây không mấy phát triển.

– Đến khoảng đầu thiên niên kỷ I TCN, cư dân nơi đây đã biết chế tạo công cụ bằng sắt. Việc này đã mang lại nhiều lợi ích to lớn, và có thể nói đã thay đổi cuộc sống của cư dân nơi đây. Công cụ bằng sắt ra đời, giúp người dân canh tác dễ hơn, việc trồng trọt cũng đã có kết quả. Tuy nhiên, ngành trồng trọt không phải là ngành nghề chủ yếu để duy trì cuộc sống.

– Thay vào đó, khi ngành trồng trọt ở đây khá khó khăn, những người thợ giỏi và lành nghề đã tự tay chế tạo ra nhiều loại đồ gốm nổi tiếng với nhiều loại hình khác nhau như chum, vại, bát, … có hình thù vô cùng đẹp đẽ.

– Khi các sản phẩm làm ra đã rất dư giả trong việc đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, họ đã lấy những đồ này đi bán đi, việc buôn bán thuận lợi làm cho quan hệ thương mại ở đây phát triển vô cùng. Nhu cầu trao đổi hàng hóa giữa quốc gia này với quốc gia khác đã nảy sinh ra nhu cầu lưu thông tiền tệ. Từ đó, các thị quốc đều bắt đầu có đồng tiền riêng mình. Đồng tiền Denariuxo của Roma và đồng tiền có hình chim cú của Aten chính là hai loại tiền thuộc loại cổ nhất trên thế giới.

Cứ thế, nền kinh tế của các quốc gia nơi đây phát triển vô cùng giàu mạnh.

Văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây khác nhau ở các điểm sau:

Lĩnh vực Phương Đông Phương Tây
Lịch pháp và Thiên văn học – Họ xác định một năm có 365 ngày và được chia làm 12 tháng. Thời gian sẽ được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày, một ngày sẽ có 24 giờ. Một năm sẽ có hai mùa gồm mùa mưa và mùa khô. – Một năm có 365 ngày và ¼ nên họ định một tháng lần lượt có 39 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày.
Chữ viết – Chữ viết là các hình vẽ đơn giản và sơ khai. – Hệ thống gồm 20 chữ cái A, B, C … sau đó thêm 6, làm thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.

– Số thì có hệ thống chữ số La Mã như ngày nay.

Toán học – Lúc đầu biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những ký hiệu đơn giản.

– Tính được số (Pi) bằng 3,16; tính được diện tích hình tròn, tam giác, thể tích hình cầu, …

– Làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu.

– Sáng tạo ra chữ số Ả – rập, kể cả số 0.

– Toán học đã vượt lên trên việc ghi chép và giải các bài toán chuyên biệt.

– Nhiều nhà toán học tên tuổi vẫn còn lại đến ngày nay.

– Một số định lý nổi tiếng vẫn được sử dụng cho đến hiện tại như: Định lý trong Hình học của Talet, tính chất của các số nguyên và định lý về các cạnh tam giác vuông của trường phái Pitago, tiên đề về đường thẳng song song của Oclit, …

Kiến trúc – Nghệ thuật kiến trúc phát triển phong phú. Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháo Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Bailon ở Lưỡng Hà – Tượng và đền đài đã đạt đến độ tuyệt mỹ.

– Các tượng và đền đài phong phú và đa dạng: nữ thần Atena đội mũ chiến binh, tượng điêu khắc Người lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ Milo, …

– Nhiều công trình kiến trúc oai nghiêm đồ sộ và thiết thực như: đền đài, cầu máng dẫn nước, trường đấu, …

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến Sự khác nhau giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và học tập. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Chúc Quý bạn đọc học tập thật tốt. Xin cảm ơn.

Điểm giống nhau giữa văn hóa phương Đông và phương Tây