Điều kiện muốn tin học hóa thu vien là gì năm 2024

Thực trạng các cơ quan Thông tin - Thư viện (TT-TV) Việt Nam trong những năm gần đây (nhất là hệ thống TV đại học, Cao đẳng) đã nhận thức được vấn đề chuẩn hóa các tiêu chuẩn nghiệp vụ trong hoạt động của mình là cấp thiết. Nên bản thân mỗi thư viện đã tự chuyển đổi từ phương thức quản lý truyền thống sang phương thức hiện đại. Muốn sử dụng được tài nguyên của các cơ quan TT-TV trong nước cũng như trên thế giới và ngược lại, ngành thư viện Việt Nam bắt buộc phải tiến tới áp dụng các tiêu chuẩn phù hợp với quốc tế. Trong đó, việc sử dụng khung phân loại phù hợp là cần thiết nhằm mục đích để các thư viện dễ dàng quản lý, sắp xếp tổ chức kho, dễ tìm kiếm, góp phần thúc đẩy việc khai thác, trao đổi thông tin, tiến tới hợp tác mượn liên thư viện, chia sẽ, liên kết các cơ sở dữ liệu thư mục trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Vai trò hỗ trợ của công nghệ - thông tin trong công tác phân loại thời kỳ hội nhập của ngành Thư viện nước ta hiện nay là một tất yếu. Trong khuôn khổ bài viết này, người viết nêu ra một số quan điểm về mối liện hệ và lợi ích của việc tin học hóa trong hoạt động phân loại và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác phân loại mang lại cho các thư viện, các cơ quan thông tin và người dùng những thuận lợi như:

1/ Tạo một cơ sở dữ liệu (CSDL) thư mục hoàn chỉnh cho Thư viện:

Bước đột phá vượt bậc của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thư viện là xây dựng được hệ thống CSDL thư mục trực tuyến thay thế sự quản lý bằng sổ sách truyền thống. Thuận tiện cho việc tổ chức theo hướng mở và kiểm kê tài liệu, dễ dàng tìm kiếm tài liệu của người dùng. Tạo ra một hệ thống số phân loại được lưu giữ trong CSDL hoàn chỉnh.

2/ Cơ sở để sắp xếp, xây dựng kho tài liệu theo môn loại:

Hình 1: Bạn đọc tra cứu OPAC để tìm tài liệu

Ưu điểm của khung phân loại là một hệ thống các chữ số để biểu đạt nội dung tài liệu. Các thư viện khi áp dụng khung phân loại sẽ xây dựng được kho tài liệu sắp xếp môn loại hoàn chỉnh theo trật tự từ nhỏ đến lớn. Thuận lợi cho việc sắp xếp sau khi tài liệu được lưu hành. Việc sắp xếp này dựa trên thực tế số phân loại có trong CSDL của thư viện. CSDL điện tử này thực sự đã thay thế cách quản lý biểu ghi truyền thống và nó đã đáp ứng một cách nhanh nhất nhu cầu tìm tin của người dùng tin.

3/ Xây dựng hệ thống mục lục trực tuyến cho thư viện:

Hình 2: Giao diện mục lục trực tuyến tại LRC - Cần Thơ

Việc áp dụng các chuẩn quốc tế vào việc biên mục, phân loại tài liệu trong thư viện của nước ta hiện nay là bước cải tiến rất lớn nhằm mục đích hội nhập với ngành thư viện thế giới trong đó có hệ thống phân loại. Đã tạo cơ sở cho các thư viện trong nước xây dựng hệ thống mục lục trực tuyến theo chuẩn đã đề ra, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẽ thông tin, mượn liên thư viện và thuận tiện cho việc tìm kiếm tài liệu của người dùng. Sự quản lý truyền thống bắt buộc độc giả phải đến thư viện mới tìm kiếm được tài liệu. Trong khi, quản lý bằng mục lục trực tuyến thì bạn đọc đang bất kỳ đâu cũng có thể tìm kiếm, đặt chỗ, mượn, gia hạn tài liệu mình cần qua hệ thống mạng.

4/ Tiền đề cho việc tổ chức kho mở:

Hình 3: Tìm kiếm tài liệu trong kho mở

Việc tạo CSDL thư mục điện tử sẽ dễ dàng cho việc tổ chức, sắp xếp kho tài liệu theo môn loại. Với việc áp dụng các phần mềm chuyên dụng để quản lý CSDL với hệ thống phân loại hoàn chỉnh sẽ giúp các thư viện tổ chức kho mở thuận lợi nhanh chóng hơn. Những phầm mềm chuyên dụng này khi bạn đọc tra cứu tài liệu sẽ thông báo tình trạng tài liệu trong kho có bao nhiêu cuốn tài liệu, đã có ai mượn chưa, khi nào trả, trong kho còn bao nhiêu cuốn … Ưu điểm của việc tổ chức kho mở là bạn đọc có thể thoải mái lựa chọn tài liệu mình cần, tiếp xúc trực tiếp với tài liệu. Nhưng bạn đọc muốn biết tài liệu đó đang nằm ở đâu trên kệ thì cũng phải cần đến sự hỗ trợ của hệ thống số phân loại thư viện đang dùng. Vì vậy, công tác phân loại có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tổ chức kho theo hướng mở của các thư viện.

5/ Công tác phân loại góp phần đề để liên kết với các thư viện trong nước và thế giới:

Ở nước ta hiện nay chưa thiết lập được mục lục liên hợp trực tuyến. Chính vì vậy, nên tiến hành xây dựng CSDL các biểu ghi thư mục của nhiều thư viện, các tổ chức thành một mục lục chung, nhằm mục đích chia sẻ nguồn lực giữa các thư viện trong công tác biên mục, phân loại đồng thời tạo điều kiện dễ dàng cho bạn đọc tìm kiếm tài liệu trên mạng Internet. Việc áp dụng bảng phân loại tạo ra một hệ thống số phân loại đồng nhất giữa các thư viện, tạo tiền đề cho việc mượn liên thư viện, hợp tác chia sẽ nguồn lực thông tin giữa các thư viện.

Kết luận

Để hội nhập và chia sẽ thông tin giữa các thư viện thuộc các trường cao đẳng, đại học, mạng lưới thư viện trong nước cũng như nước ngoài trong thời gian tới. Các hệ thống thư viên Việt Nam cần phải có chiến lược cụ thể, đẩy nhanh tiến độ tin học hóa trong công tác phân loại, thống nhất lựa chọn sử dụng khung phân loại hợp lý. Tạo tiền đề cho việc chia sẽ thông tin, chia sẽ dữ liệu, mượn liên thư viện, liên kết các CSDL giữa các cơ quan thông tin thư viện. Việc ứng dụng tin hoc vào công tác phân loại mang lại lợi ích to lớn là tránh việc xây dựng trùng lặp, tốn công sức cũng như nguồn tài chính của thư viện.