Đo lương trong kiểm tra đánh giá là gì năm 2024

ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

PGS.TS Trần Khánh Đức

Đại học quốc gia Hà nội

Đặt vấn đề

Một vấn đề sôi động trong thực tiễn và lý luận dạy học và quản lý giáo dục

hiện nay là vấn đề nghiên cứu - ứng dụng các phương pháp đánh giá - kiểm tra quá

trình và kết quả dạy-học, quá trình quản lý giáo dục một cách khách quan, chính xác

và nhanh chóng. Trong hoạt động dạy- học, việc kiểm tra - đánh giá không chỉ đơn

thuần chú trọng vào kết quả học tập của học sinh mà còn có vai trò to lớn hơn trong

việc thúc đẩy động cơ, thái độ tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập của người

học, hoàn thiện quá trình dạy - học và kiểm chứng chất lượng - hiệu quả giờ học và

trình độ nghề nghiệp của giáo viên.Trong hoạt động quản lý kiểm tra-đánh giá cũng

không chỉ đơn thuần hướng vào đánh giá kết quả công việc mà còn có tác động thúc

đẩy, hỗ trợ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức và cong tác quản

lý của tổ chức.

Các hình thức kiểm tra, đánh giá truyền thống trong hoạt động dạy - học nặng

về đánh giá khả năng ghi nhớ, trình bày lại những nội dung mà người dạy truyền thụ

như kiểm tra vấn đáp bài học cũ, kiểm tra viết trong thời gian ngắn hoặc dài theo

chương, mục bài giảng v.v.. đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế nâng cao tính tích cực

học tập và khả năng vận dụng linh hoạt - sáng tạo các kiến thức - kỹ năng của người

học trong các tình huống thực tế đa dạng. Để khắc phục các hạn chế trên, ở nhiều

nước trên thế giới đã nghiên cứu và vận dụng các phương pháp đánh giá bằng các trắc

nghiệm (test) khách quan. Các bộ trắc nghiệm (test) được nghiên cứu thử nghiệm cho

từng loại hình dạy - học và mục đích khác nhau rất công phu (Trắc nghiệm trí thông

minh IQ; Trắc nghiệm kiểm tra tiếng Anh; Trắc nghiệm kiểm tra luật giao thông

v.v...). Cũng có những loại trắc nghiệm đánh giá đơn giản để đáp ứng yêu cầu đánh

giá kiến thức hoặc kỹ năng trong một bài dạy lý thuyết hoặc thực hành. Trong quản lý

giáo dục còn có các loại hình đánh giá giáo dục khác như đánh giá giáo viên; đánh

giá nhà trường, đánh giá chất lượng giáo dục ..vv với nhiều phương pháp, quy trình

và bộ công cụ đánh giá khác nhau.

  1. MỘT SỐ THUẬT NGỮ THƯỜNG DÙNG TRONG ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH

GIÁ.

1.1.Kiểm tra

Theo từ điển tiếng Việt thuật ngữ kiểm tra được định nghĩa như sau : “ Kiểm

tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét “ (Hoàng Phê- Từ điển Tiếng

Việt. NXB khoa học xã hội, H.1998 )

Theo Tự điển Giáo dục học -NXB Tự điểm Bách khoa 2001 thuật ngữ Kiểm

tra được định nghĩa như sau : “ Là bộ phận hợp thành của quá trình hoạt động dạy-

học nhằm nắm được thông tin về trạng thái và kết quả học tập của học sinh, về những

nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó để tìm ra những biện pháp khắc phục những lỗ