Đối với các dân tộc ít người các triều đại phong kiến Việt Nam đã thực hiện chính sách nào

[ADMM] - Trong tiến trình phát triển lịch sử, Việt Nam nằm ở một trong những khu vực được coi là cái nôi của loài người và cũng được coi là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm với nền văn minh lúa nước, nơi đã từng trải qua các cuộc cách mạng đá mới và cách mạng luyện kim. Trên nền tảng phát triển kinh tế - xã hội thời Đông Sơn, trước những đòi hỏi của công cuộc trị thủy và chống xâm lăng, Nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên - đã ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII trước Công nguyên. Bằng sức lao động cần cù sáng tạo, cư dân Văn Lang [sau đó là Âu Lạc] đã tạo dựng nên một nền văn minh tỏa sáng khắp vùng Đông Nam Á. Đi cùng với Nhà nước đầu tiên của lịch sử Việt Nam là một nền kinh tế phong phú, một nền văn hóa cao mà mọi người biết đến với tên gọi là văn minh Sông Hồng [còn gọi là văn minh Đông Sơn] với biểu tượng là trống đồng Đông Sơn - thể hiện sự kết tinh lối sống, truyền thống và văn hóa của người Việt cổ.

Trong quá trình dựng nước, người Việt đã phải liên tiếp đương đầu với sự xâm lăng của các thế lực bên ngoài. Độ dài thời gian và tần suất các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa và đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam rất lớn. Kể từ cuộc kháng chiến chống Tần [thế kỷ III trước Công nguyên] đến cuối thế kỷ XX, đã có tới 12 thế kỷ Việt Nam phải tiến hành hàng trăm cuộc đấu tranh giữ nước, khởi nghĩa và đấu tranh giải phóng. Một điều đã trở thành quy luật của các cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam là phải “lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”.

Từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên [kéo dài hơn 1.000 năm], Việt Nam bị các triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ. Sự tồn vong của một dân tộc bị thử thách suốt hơn nghìn năm đã sản sinh ra tinh thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ đấu tranh bảo tồn cuộc sống, giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa, quyết giành lại độc lập cho dân tộc của người dân Việt Nam.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử Việt Nam - kỷ nguyên phát triển quốc gia phong kiến độc lập, thời kỷ xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Dưới các triều Ngô [938 - 965], Đinh [969 - 979], Tiền Lê [980 - 1009], nhà nước trung ương tập quyền được thiết lập.

Sau đó, Việt Nam bước vào thời kỳ phục hưng và phát triển [với quốc hiệu Đại Việt] dưới triều Lý [1009 - 1226], Trần [1226 - 1400], Hồ [1400 - 1407], Lê Sơ [1428 - 1527]. Đại Việt dưới thời Lý - Trần - Lê Sơ được biết đến như một quốc gia thịnh vượng ở châu Á. Đây là một trong những thời kỳ phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử của Việt Nam trên mọi phương diện. Về kinh tế: nông nghiệp phát triển, thủy lợi được chú ý phát triển [đê Sông Hồng được đắp vào thời kỳ này], các làng nghề ra đời và phát triển. Về tôn giáo: tín ngưỡng dân gian, Phật giáo và Nho giáo được coi là tam giáo đồng nguyên. Một thành tựu quan trọng trong thời Lý - Trần là việc phổ biến chữ Nôm, chữ viết riêng của Việt Nam dựa trên cơ sở cải biến và Việt hóa chữ Hán. Bên cạnh đó các lĩnh vực khác như giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn học - nghệ thuật, lịch sử, luật pháp… cũng rất phát triển [Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng, sự ra đời của Bộ luật Hồng Đức, Đại Việt Sử ký, Đại Việt Sử ký toàn thư…]. Lịch sử gọi thời kỳ này là Kỷ nguyên văn minh Đại Việt. Thăng Long [bây giờ là Hà Nội] cũng được chính thức công nhận là Kinh đô của Đại Việt với Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn vào năm 1010.

Từ thế kỷ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam với tư tưởng nho giáo đã bộc lộ sự lạc hậu và bắt đầu suy yếu. Trong khi nhiều quốc gia - dân tộc ở châu Âu đang dần chuyển sang chủ nghĩa tư bản thì Đại Việt bị chìm trong nội chiến và chia cắt. Tuy trong các thế kỷ XVI - XVIII, nền kinh tế, văn hóa có những bước phát triển nhất định, nhiều thành thị, thương cảng ra đời đẩy nhanh quan hệ buôn bán trong và ngoài nước, nhưng cảnh chia cắt và nội chiến đã kìm hãm sự phát triển của đất nước.

Bước sang đầu thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, ráo riết tìm kiếm thị trường, từng bước xâm chiếm thuộc địa. Người Pháp, thông qua con đường truyền đạo, thương mại đã tiến hành thôn tính Việt Nam. Đây là lần đầu tiên dân tộc Việt Nam phải đương đầu với họa xâm lăng từ một nước công nghiệp phương Tây. Trong hoàn cảnh này, một số trí sĩ Việt Nam đã nhận thức được yêu cầu bảo vệ độc lập phải gắn liền với cải cách, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ của phương Đông. Họ đã đệ trình những đề nghị canh tân đất nước, nhưng đều bị triều Nguyễn khước từ, đẩy đất nước vào tình trạng lạc hậu, bế tắc và từ đó Việt Nam đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến trong gần 100 năm [1858 - 1945].

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 là dấu mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã khởi nghĩa giành chính quyền thành công, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945.

Nước Việt Nam non trẻ vừa ra đời lại phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước kéo dài suốt 30 năm sau đó. Cuộc kháng chiến 9 năm [1945 - 1954] chống lại sự xâm lược trở lại của Pháp ở Việt Nam kết thúc bằng Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Genève về Việt Nam năm 1954. Theo Hiệp định này, đất nước tạm thời bị chia làm hai vùng lãnh thổ miền Bắc và miền Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến và sẽ được thống nhất hai năm sau đó [1956] thông qua một cuộc tổng tuyển cử. Miền Bắc Việt Nam vào thời kỳ này mang tên Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động; Thủ đô là Hà Nội. Miền Nam mang tên Việt Nam Cộng hoà với sự quản lý của chính quyền thân Pháp, rồi thân Hoa Kỳ đặt tại Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn đã bằng mọi cách ngăn chặn cuộc tổng tuyển cử, đàn áp và loại bỏ những người kháng chiến cũ. Tuy nhiên, chính quyền Sài Gòn đã không thể ngăn cản được nguyện vọng thống nhất đất nước của quần chúng. Phong trào đấu tranh vì hòa bình, thống nhất đất nước đã bùng nổ mạnh mẽ. Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.

Để duy trì chế độ Sài Gòn, Hoa Kỳ đã tăng cường viện trợ quân sự. Đặc biệt kể từ giữa thập kỷ 60, Hoa Kỳ đã gửi nửa triệu quân và đồng minh đến miền Nam Việt Nam trực tiếp tham chiến và bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam từ ngày 5/8/1964. Nhân dân Việt Nam, theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, đã đứng vững và giành nhiều thắng lợi ở cả hai miền Nam và Bắc. Năm 1973, Washington buộc phải ký hiệp định Paris về lập lại hoà bình ở Việt Nam và rút toàn bộ quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam. Mùa Xuân năm 1975, trên tinh thần đại đoàn kết dân tộc và được sự đồng tình của nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý và tiến bộ trên thế giới, các lực lượng vũ trang yêu nước Việt Nam đã thực hiện cuộc tổng tiến công đập tan chính quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 25/4/1976, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được đổi tên thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với lãnh thổ bao gồm cả hai miền Nam và Bắc.  Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc.

Trong 10 năm đầu của thời kỳ sau chiến tranh, nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội không thực hiện được do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng, trì trệ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam [1986] đã đề ra đường lối Đổi mới với trọng tâm là đổi mới kinh tế. Đây là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam thời kỳ mới. Đường lối Đổi mới tiếp tục được Đảng khẳng định và hoàn thiện qua các kỳ Đại hội sau đó. Trong 30 năm qua, kể từ khi tiến hành Đổi mới, Việt Nam từ một nước nhập khẩu lương thực đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới [năm 2015, Việt Nam xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan], nhiều chủng loại hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được ưa chuộng, nhiều thương hiệu hàng hóa được thế giới biết đến, kinh tế đạt tăng trưởng cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, chính sách xã hội được chú trọng, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, quản lý xã hội trên cơ sở luật pháp dần đi vào nề nếp, quốc phòng, an ninh được giữ vững, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, điểm nổi bật chiếm vị trí hàng đầu và trở thành chuẩn mực đạo lý Việt Nam là tinh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường, truyền thống đoàn kết vì đại nghĩa dân tộc. Cuộc sống lao động gian khổ đã tạo ra truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và kiên nhẫn; yêu cầu phải liên kết lại để đấu tranh với những khó khăn, thách thức đã tạo ra sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với nhau trong mối quan hệ gia đình, láng giềng, dòng họ của người Việt cũng như trong cộng đồng nhà - làng - nước - dân tộc. Lịch sử cũng cho con người Việt Nam truyền thống tương thân tương ái, sống có đạo lý, nhân nghĩa; khi gặp hoạn nạn thì đồng cam cộng khổ, cả nước một lòng; tính thích nghi và hội nhập; lối ứng xử mềm mỏng và truyền thống hiếu học, trọng nghĩa, khoan dung. Đây chính là sức mạnh tiềm tàng, là nội lực vô tận cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.


Nguồn: www.mofa.gov.vn

“Loạn 12 sứ quân” là tình trạng của đất nước ta dưới thời nhà Ngô sau khi

Tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ sơ khai hình thành dưới các triều đại nào?

Bộ luật được ban hành dưới thời Lê có tên gọi là

Thể chế quân chủ chuyên chế có nghĩa là

20 điểm

NguyenChiHieu

Các triều đại phong kiến Đại Việt từ thế kỉ XI đến XV đã thực hiện chính sách gì đối với các dân tộc ít người? A. chính sách đoàn kết. B. chính sách trấn áp. C. chính sách hòa hiếu.

D. chính sách dụ dỗ.

Tổng hợp câu trả lời [1]

Đáp án cần chọn là: A. chính sách đoàn kết. Các triều đại phong kiến Đại Việt đều có chính sách đoàn kết đối với các dân tộc ít người, nhất là với các tù trưởng ở vùng biên giới.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ công nghiệp nhẹ không xuất phát từ lí do nào sau đây? A. Là ngành truyền thống, phát triển mạnh ở Anh B. Lượng vốn đầu tư không quá lớn, thu hồi nhanh C. Thị trường tiêu thụ rộng D. Nước Anh không có nguồn than đá để phát triển công nghiệp nặng
  • Cách ngày nay khoảng 5000 – 6000 năm, con người đã có nhiều tiến triển thúc đẩy nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, ngoại trừ việc A. Sử dụng kĩ thuật cưa, khoan đá, phát triển kĩ thuật làm gốm bằng bàn xoay. B. Phần lớn thị tộc bước vào giai đoạn nông nghiệp dùng cuốc đá. C. Trao đổi sản phẩm được đẩy mạnh giữa các bộ lạc. D. Sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim.
  • Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là A. ở nhà sàn. B. thờ thần Mặt trời. C. thời thần Sông. D. thờ cúng tổ tiên.
  • Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân cổ trên đất nước Việt Nam trong cách đây khoảng 5000 – 6000 năm là A. săn bắn, hái lượm B. săn bắn, hái lượm, đánh cá C. săn bắn, hái lượm và trồng rau, củ quả D. nông nghiệp trồng lúa.
  • Cuộc khởi nghĩa của công nhân thợ tơ Li-ông Pháp đòi thiết lập nền Cộng hòa diễn ra vào thời gian nào? A. Năm 1832. B. Năm 1834. C. Năm 1843. D. Năm 1835.
  • Quá trình phong kiến hóa diễn ra rõ nét và mạnh mẽ nhất tại A. Vương quốc Đông Gốt. B. Vương quốc Tây Gốt. C. Vương quốc Ăng-glô Xắc-xông. D. Vương quốc Phơ-răng.
  • Cùng thời gian tiến hành xâm lược Đại Việt, quân Mông – Nguyên còn dong thuyền tấn công A. Chiêm Thành. B. Chân Lạp. C. Champa. D. Phù Nam.
  • Tại sao thời kì từ thế kỉ VII đến thế kỉ XII, mặc dù Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán thành hai miền, sáu nước nhưng lại không phải thời kì khủng hoảng suy thoái? A. Vua các nước đẩy mạnh chiến tranh chinh phục các nước lân cận, đất nước tiếp tục phát triển B. Văn hóa Ấn Độ tiếp tục được truyền bá và lan tỏa mạnh ra các nước khác C. Đây là thời kì phát triển đến đỉnh cao của chế độ phong kiến Ấn Độ D. Thời kì phát triển tự cường của các địa phương, các vùng xa hơn; văn hóa truyền thống Ấn Độ vẫn được truyền bá, phát triển rộng khắp Ấn Độ và ảnh hưởng ra bên ngoài.
  • Ý nào sau đây không phản ánh đúng nét nổi bật văn hóa truyền thống Ấn Độ ở thời kì định hình và phát triển? A. Sản sinh ra hai tôn giáo lớn của thế giới [Phật giáo, Hinđu giáo] B. Chữ viết xuất hiện và sớm hoàn thiện tạo điều kiện cho một nên văn học cổ phát triển rực rỡ C. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển, gắn chặt với tôn giáo D. Xuất hiện sự giao lưu của văn hóa truyền thống Ấn Độ và các nền văn hóa từ phương Tây
  • Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Pháp trước cách mạng là A. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu B. Nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp tương đối phát triển C. Máy móc được sử dụng trong sản xuất ngày càng nhiều D. Các công ti thương mại Pháp có quan hệ buôn bán với nhiều nước

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 10 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề