Vận dụng các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế

CH19B-Quản trị kinh doanh[tối]1Nhóm 4LỜI MỞ ĐẦUMỗi một quốc gia trên thế giới đều có môi trường chính trị, kinh tế và xã hội khác nhaunên đối với mỗi nền kinh tế, nhà nước lại có các cách quản lý kinh tế đặc thù.Muốn tìm hiểu mỗi quốc gia có cách quản lý kinh tế ra sao thì chúng ta nên tìm hiểu quacác chức năng của quản lý nhà nước về kinh tế.Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế chính là những đặc trưng riêng có của quyền lựcnhà nuớc trong vịêc tác động có lựa chọn vào nền kinh tế theo các mục tiêu trong từng giaiđoạn.Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có những bước tiến vuợt bậc trong kinh tế. Sự pháttriển vuợt bậc này chính là do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước trong việc điềuhành nền kinh tế một cách linh hoạt, hiệu quả. Việt Nam phát triển kinh tế thị truờng địnhhướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế mà vai trò kinh tế nhà nuớc là chủ đạo nên các chứngnăng quản lý nhà nuớc về kinh tế cần phải có thêm cả yếu tố mềm dẻo, kết hợp đuợc cả sựphát triển của kinh tế nhà nuớc và kinh tế tư nhân.Trong thời kỳ hiện nay, càng tìm hiểu rõ những chức năng của quản lý nhà nước về kinhtế, chúng ta sẽ tìm ra đuợc nhiều phuơng pháp để giúp đất nước phát triển bền vững, theođúng con đường mà Đảng và Nhà nuớc đã chọn. Chính vì lý do đó, nhóm em xin phép đượcđi sâu vào đề tài: “ Các chức năng của quản lý nhà nước về kinh tế. Liên hệ việc vận dụngcác chức này trong quản lý nhà nước về thương mại ở nước ta hiện nay”.Và để hiểu rõ vấn đề này chúng em đã đi sâu nghiên cứu các nội dung sau:Phần 1: Cở sở lý thuyết về chức năng của quản lý nhà nước về kinh tếPhần 2: Thực trạng vận dụng các chức năng trong quản lý nhà nước về thương mại ởnước ta hiện nayPhần 3: Phương hướng, giải pháp vận dụng hiệu quả các chức năng trong quản lý nhànước về thương mại ở nước ta.GVHD: PGS.TS. Hà Văn SựHọc phần: Quản lý nhà nước về kinh tếCHƯƠNG 1 : CỞ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHỨC NĂNG CỦA QUẢN LÝ NHÀNƯỚC VỀ KINH TẾ.1.1.Nhận thức về chức năng quản lý nhà nước về kinh tế.1.1.1.Khái niệm.Nhà nước thực hiện vai trò kinh tế của mình không chỉ bằng việc xây dựng và quảnlý khu vực kinh tế nhà nước, mà quan trọng hơn là tổ chức và quản lý toàn bộ nềnkinh tế quốc dân. Để quản lý được nền kinh tế quốc dân nhàn nước với bộ máy quảnlý nền kinh tế của mình, phải thực hiện rất nhiều loại công việc khác nhau, nhữngcông việc này hình thành nên khái niệm chức năng quản lý nhà nước về kinh tế.Trong khoa học pháp lý nước ta đã xuất hiện nhiều quan điểm về chức năng củanhà nước: theo cách hiểu truyền thống, chức năng của nhà nước là những phương diện[những phương hướng, mặt, dạng, loại] hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thựchiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước; chức năng nhà nước là sự thể hiện vai tròcủa nhà nước đối với xã hội, là biểu hiện cụ thể năng lực của nhà nước; chức năng củanhà nước chính là những nhiệm vụ cơ bản của nhà nước trong từng giai đoạn pháttriển cụ thể... Trong điều kiện hiện nay, để góp phần xác định đầy đủ khái niệm vềchức năng của nhà nước, theo chúng tôi cần tiếp cận phạm trù chức năng nhà nướcgắn liền với bản chất và vai trò của nhà nước đối với đời sống xã hội, đồng thời trongmối quan hệ chặt chẽ với chức năng kinh tế, chức năng chính trị của nhà nước. Nhưvậy, từ phạm trù chức năng của nhà nước thể hiện vai trò của nhà nước đối với đờisống xã hội có thể hình thành nên khái niệm chức năng kinh tế của nhà nước như làmột bộ phận của khái niệm chức năng nhà nước, cũng như chức năng xã hội, chứcnăng chính trị của nhà nước. Từ đó có thể định nghĩa: Chức năng quản lý nhà nước vềkinh tế là hình thức biểu hiện phương hướng và giai đoạn tác động có chủ đích củanhà nướ, là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà nhà nước phải tiến hành trongquá trình quản lý kinh tế đất nước.Thực chất của chức năng quản lý nhà nước về kinh tế là nhà nước tạo ra thực hiệnmột cơ chế hay phương thức quản lý nền kinh tế quốc dân, đảm bảo sự phát triểnnhanh và bền vững.1.1.2.Ý nghĩa của việc nghiên cứu chức năng quản lý nhà nước về kinh tế.Phân tích chức năng quản lý nhà nước về kinh tế là nhằm hiểu được nhà nước phảilàm những công việc gì trong lĩnh vực kinh tế, để thúc đẩy kinh tế quốc dân phát triển.Những công việc đó được thực hiện bởi bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế. Do đó,nhận thức rõ chức năng quản lý nhà nước về kinh tế là cơ sở khách quan để tổ chức bộmáy quản lý nhà nước về kinh tế, từ chức năng mà sắp xếp bộ máy và bố trí biên chếvề con người.Mặt khác, cần nhận thức rằng, chức năng quản lý nhà nước về nền kinh tế là nhữngnhiệm vụ tổng quát mà nhà nước phải thực hiện trong từng thời gian nhất định, do yêucầu của nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội và do tình hình, điều kiện cụ thể của từnggiai đoạn lịch sử quy định. Do đó, nhận thức về chức năng quản lý nhà nước về kinhtế cũng không cố định mà luôn biến động và phát triền. Tuy nhiên, các chức năng cơbản, chủ yếu thường ít thay đổi, mà thay thôi chủ yếu là các nhiệm vụ quản lý nhànước về kinh tế - các công việc cụ thể hóa chức năng quản lý trong không gian và thờigian nhất định.Quản lý nhà nước về kinh tế cần được hiểu là chức năng quản lý toàn diện khôngchỉ chức năng về hành chính, pháp chế, cũng không phải “ kinh tế ” như doanhnghiệp. Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế tức là lựa chọn phương án phát triền nềnkinh tế - xã hội tối ưu, can thiệp, điều khiển mỗi khi nên kinh tế đi chệch ra ngoàiphương án đã lưa chọn do bị ảnh hưởng của các biến động về kinh tế chính trị xã hộitrong và ngoài nước …1.1.3.Phân loại các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế.Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế là hình thức biểu hiện phương hướng vàgiai đoạn tác động có chủ đích của nhà nước, là tập hợp những nhiệm vụ khác nhaumà nhà nước phải tiến hành trong quá trình quản lý kinh tế đất nước.Các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế được phân chia theo theo nhiều tiêuthức khác nhau :a. Các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế theo phương hướng tác động.Đại hội VII của đảng chỉ rõ: trên cơ sở bảo đảm quyền chủ kinh doanh của cácdoanh nghiệp, nhà nước cần tập trung thực hiện tốt những chức năng quản lý vĩ môsau đây:- Tạo môi trường và điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh- Dẫn dắt và hỗ trợ những nỗ lực phát triển.- Hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội.- Quản lý và kiểm soát việc sử dụng tài sản quốc gia.b. Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế theo giai đoạn tác độngTheo giai đoạn tác động, quản lý nhà nước về kinh tế có các chức năng sau đây:• Định hướng phát triển kinh tế đất nướcĐịnh hướng phát triển kinh tế là quyết định trước những nhiệm vụ, những mục tiêuvà những chiến lược phát triển kinh tế đất nước trong khoảng thời gian thường là 5năm, 10 năm hoặc lâu hơn.Đây là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản lý của nhà nước và cácchức năng quản lý khác phải căn cứ vào đó để thực hiện.Chức năng định hướng bao gồm các nội dung chủ yếu sau:- Xác định các nhiệm vụ, là xác định những công việc phải làm trong khoảng thời giannhất định để tạo ra sự phát triển kinh tế đất nước.- Xác định mục tiêu dài hạn của phát triển kinh tế đất nước.Mục tiêu phát triển kinh tế đất nước được hiểu là đích cần đạt, là trạng thái mongđợi có thể có và cần phải có của hệ thống kinh tế đất nước tại một thời điểm hoặc saumột thời điểm nhất định.Xác định mục tiêu là nội dung quan trọng của chức năng định hướng, vì mục tiêulà khởi đầu của quản lý, nó chi phối toàn bộ hoạt động quản lý. Xác định mục tiêuđúng còn là cơ sở để xác lập các nguyên tắc và bộ máy quản lý.- Xác định chiến lược phát triển kinh tế là xác định hệ thống các đường lối, các nhiệmlớn và các biện pháp chủ yếu nhằm đưa nền kinh tế đất nước đạt đến mục tiêu đã định.Nội dung của chiến lược phát triển kinh tế đất nước bao gồm:+ Các đường lối tổng quát, các chủ trương mà nhà nước sẽ thực thi trong một thời gianđủ dài.+ Các mục tiêu dài hạn cơ bản của đất nước.+ Các giải pháp chủ yếu để thu hút và phân bổ các nguồn lực, các tiềm năng trong vàngoài nước nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.• Lập kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hộiKế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là tập hợp các mục tiêu ở cấp quốc gia hay khuvực và các giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu đó. Nhà nước phải xây dựng các kếhoạch phát triển quốc gia dài hạn và trung hạn. Kế hoạch dài hạn kéo dài từ 10 đến 20năm hoặc lâu hơn, kế hoạch trung hạn kéo dài trong 5 năm, với những mục tiêu vàgiải pháp cụ thể hơn. Các kế hoạch trung hạn được cụ thể hóa thành kế hoạch kếhoạch hàng năm, kết hợp với hệ thống ngân sách chính phủ và có tính đến viện trợ từbên ngoài đã được phê duyệt, để triển khai thực hiện.Chương trình là tập hợp các mục tiêu, các chính sách, các thủ tục, các quy tắc, cácnhiệm vụ, các bước phải tiến hành, các nguồn lực cần sử dụng và các yếu tố cần thiếtkhác, để thực hiện một ý đồ lớn, một mục tiêu nhất định về phát triển kinh tế đất nước,vùng và ngành.Chương trình có thể lớn và dài hạn như chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, hay trung hạn [2 đến 3 năm] như chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ, quảnlý hoặc cũng có chương trình nhỏ, ngắn hạn dưới một năm.Việc thành lập các chương trình nhằm trình tự hóa các hoạt động cần thiết để thựchiện các mục tiêu đề ra. Chương trình còn quyết định sự ưu tiên các hoạt động, nhờvậy chính phủ có thể tập chung phần cơ bản các phương tiện của đất nước vào cáckhâu xung yếu quyết định sự phát triển của đất nước.Chương trình và kế hoạch có quan hệ với nhau và có điểm khác nhau. Chương trìnhlà một bộ phận của kế hoạch hay một phương thức vận hành của kế hoạch để đưanhiệm vụ kế hoạch vào thực tế cuộc sống. Chương trình đảm bảo phối hợp một cáchđồng bộ các biện pháp liên quan trong việc thực hiện mục tiêu kế hoạch đề ra.Chương trình tập chung những nguồn lực hạn hẹp vào giải quyết có hiệu quả nhữngtrọng tâm của kế hoạch nhà nước trong từng thời kỳ, để tạo cơ cấu kinh tế mới.• Thiết lập khung khổ pháp luật về kinh tế.Pháp luật về kinh tế theo nghĩa rộng là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhànước ban hành hoặc thừa nhận, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinhtrong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất – kinh doanh giữa các doanhnghiệp với nhau và với các đơn vị hữu quan khác.Luật kinh tế la hành lang an toàn nhất cho các hoạt động kinh tế, đồng thời xác địnhđịa vị pháp lý cho các tổ chức và đơn vị kinh tế. Trên cơ sở đó tạo lập cơ sở pháp lýcho các hoạt động và nhà nước thực hiện sự quản lý của mình đối với các hoạt độngđó.• Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chính sách, các công cụ và các đòn bẩy kinh tế.Chính sách là tổng thể các phương thức, biện pháp, phương tiện nhất định, đượcnhà nước sử dụng, nhằm tác động đến cá nhân, nhóm người, xã hội, để đạt tới cácmục tiêu bộ phận, trong quá trình thực hiện các mục tiêu tổng thể phát triển kinh tế xã hội như:- Chính sách tài chính.- Chính sách tiền tệ - tín dụng.- Chính sách kinh tế đối ngoại.• Tổ chức và điều hành các hệ thống kinh tế trong nước hoạt độngVới chức năng tổ chức, sản xuất, nhà nước phải hình thành các đơn vị kinh tế theongành, theo vùng, theo thành phần kinh tế và theo loại hình sản xuất – kinh doanh,cũng như các trung tâm khoa học đào tạo và các đơn vị sự nghiệp, phục vụ cho pháttriển kinh tế.Với chức năng điều hành, nhà nước phối hợp với hoạt động giữa các cơ quan, đơnvị trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo những mối quan hệ cần thiết trong quá trìnhthực hiện những mục tiêu kế hoạch của đất nước.• Kiểm tra, kiểm soát nền kinh tế.Chức năng này nhằm kịp thời phát hiện những sai sót, ách tắc, đồng thời phát hiệnnhững cơ hội, vận hội tốt trong quá trình thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội của đấtnước, dự đúng định hướng kế hoạch nhà nước đã đề ra.• Điều chỉnh hoạt động của nền kinh tếĐiều chỉnh hoạt động của nền kinh tế là những tác động bổ sung của nhà nước đếnnền kinh tế, nhằm sửa chữa những sai sót tận dụng các thời cơ để phát triển kinh tế.Điều chỉnh về kinh tế của nhà nước được thực hiện thông qua các công cụ và chínhsách quản lý kinh tế, như luật pháp, kế hoạch, chính sách, các đòn bẩy kinh tế…1.2.Những chức năng cơ bản chức năng quản lý nhà nước về kinh tế.Trong điều kiện đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, chức năng quản lý kinh tế của nhà nước không những suy giảm mà ngàycàng được chú trọng. Với mục tiêu tổng quát của việc xây dựng nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xhcn ở nước ta chính là thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,công bằng, văn minh”, quản lý nhà nước về kinh tế trong giai đoạn này cũng phảihướng tới mục tiêu đó mà cụ thể là các chức năng cơ bản như sau:1.2.1.Chức năng tạo môi trường và điều kiện thuận lợi sự phát triển nền kinh tế.Môi trường cho sự phát triển kinh tế là tổng thể các yếu tố và điều kiện khách quan,chủ quan, bên ngoài, bên trong, có mối liên hệ mật thiết với nhau ảnh hưởng trực tiếphay gián tiếp đến việc phát triển kinh tế và quyết định đến hiệu quả kinh tế.Một môi trường thuận lợi sẽ là điểm tựa chắc chắn cho sự phát triển của nền kinh tếnói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là những điều kiệncần thiết để các chủ thể kinh tế yên tâm bỏ vốn vào kinh doanh và kinh doanh thuậnlợi, ổn định, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế đất nước và ngược lại thì sẽ dẫn tớikìm hãm, cản trở, làm cho nền kinh tế khủng hoảng, trì trệ.Các môi trường ở đây thường là: môi trường kinh tế; môi trường pháp lý; môitrường chính trị; môi trường văn hóa – xã hội; môi trường sinh thái; môi trường kỹthuật; môi trường dân số; môi trường quốc tế.Để có thể tạo ra môi trường thuận lợi, bằng quyền lực của mình nhà nước cần đảmbảo sự ổn định về chính trị và an ninh quốc phòng, mở rộng các quan hệ đối ngoạitrong đó có quan hệ kinh tế đối ngoại. Tiếp đến là xây dựng và thực thi nhất quán cácchính sách kinh tế - xã hội theo hướng đổi mới và có chính sách dân số hợp lý. Nhànước cũng cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng mới và nâng cấpcơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện, nước, thông tin, dự trữ quốc gia để đảmbảo điều kiện cơ bản cho hoạt động kinh tế có hiệu quả. Bên cạnh đó nhà nước cũngcần xây dựng một nền văn hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng xhcn trên cơsở giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc và kế thừa tinh hoa văn hóa của nhân loại; xâydựng một nền khoa học – kỹ thuật và công nghệ tiên tiến cần thiết, phù hợp và đápứng yêu cầu của sự phát triển nền kinh tế và sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp, cải cách nền giáo dục để có thể đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và kỹ thuậtcao, có trí tuệ. Một việc cũng hết sức quan trọng là nhà nước cần xây dựng và thực thichính sách, pháp luật về bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên của đấtnước, bảo vệ và hoàn thiện môi trường sinh thái.Nói cách khác, chức năng trên của nhà nước có vai trò như “bà đỡ” giúp cho các cơsở sản xuất – kinh doanh ra đời, hoạt động và phát triển.1.2.2.Chức năng định hướng và hướng dẫn phát triển kinh tếĐịnh hướng phát triển kinh tế là quyết định trước nhiệm vụ, những mục tiêu, nhữngchiến lược phát triển kinh tế đất nước trong khoảng thời gian tương đối dài, thường là5 năm, 10 năm hoặc xa hơn.Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đặc biệt là thờikỳ mới tạo lập kinh tế thị trường, các tổ chức kinh tế được tự chủ kinh doanh, nhưngkhông thể nắm đầy đủ và chính xác tình hình và xu hướng vận động của thị trường, dođó thường chạy theo thị trường một cách bị động, dễ xảy ra thua lỗ, thất bại và đổ vỡ,gây thiệt hại chung cho nền kinh tế. Nhà nước định hướng nền kinh tế phát triển theoquỹ đạo và mục tiêu đã được đảng định ra và hướng dẫn các nhà kinh doanh, các tổchức kinh tế hoạt động đúng định hướng, đảm bảo ổn định, hiệu quả cho từng doanhnghiệp và toàn thể nền kinh tế. Nhà nước định hướng và hướng dẫn thông qua kếhoạch, chính sách và các công cụ quản lý vĩ mô, đồng thời sử dụng có trọng điểm cácnguồn tài chính tập trung và lực lượng dự trữ, phát triển vai trò chủ đạo của kinh tếnhà nước, khai thông các quan hệ bang giao, làm chỗ dựa cho các tổ chức và cá nhântrong hoạt động kinh tế trong nước và nước ngoài. Điều cần chú ý ở đây là, trong điềukiện kinh tế thị trường, nhà nước chủ yếu sử dụng phương pháp tác động hướng dẫnthay cho can thiệp trực tiếp như trước đây, phương pháp này vừa đảm bảo tính tự chủsáng tạo của các cơ sở kinh tế vừa đảm bảo tính tự chủ sáng tạo của các cơ sở kinh tếvừa đảm bảo đạt mục tiêu chung, đồng thời tôn trọng các quy luật của thị trường, khaithác tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn hơn.1.2.3.Chức năng tổ chứcTổ chức là một chức năng quan trọng của quản lý nhà nước về kinh tế, đặc biệttrong thời kỳ đổi mới kinh tế. Nhà nước có nhiệm vụ sắp xếp, tổ chức lại các đơn vịkinh tế, trong đó quan trọng nhất và cấp thiết nhất là đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệuquả các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức các vùng kinh tế, các khu công nghiệp, khuchế xuất. Đây là những công việc nhằm tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý. Nhà nước còn cótrách nhiệm tổ chức lại hệ thống quản lý. Sắp xếp lại các cơ quan quản lý nhà nước vềkinh tế từ trung ương đến cơ sở, đổi mới thể chế và thủ tục hành chính, đào tạo và đàotạo lại, sắp xếp đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp,thiết lập mối quan hệ kinh tế với các nước và các tổ chức quốc tế.1.2.4.Chức năng điều tiếtNhà nước điều tiết sự hoạt động của nền kinh tế là nhà nước sử dụng quyền năngchi phối của mình lên các hành vi kinh tế của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường,ngăn chặn các tác động tiêu cực đến quá trình hoạt động kinh tế, ràng buộc chúng phảituân thủ các quy tắc hoạt động kinh tế đã định sẵn nhằm đảm bảo sự phát triển bìnhthường của nền kinh tế. Điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, nhà nước ta vừa phải tuân thủ và vận dụng các quy luật khách quan của nềnkinh tế thị trường, phát huy mặt tích cực của cơ chế thị trường, vừa điều tiết chi phốithị trường hoạt động theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho nền kinh tế pháttriển ổn định, công bằng và hiệu quả.Những nội dung điều tiết của nhà nước thường thể hiện ở những nội dung chínhnhư:-Điều tiết các quan hệ sản xuất: nhằm làm cho các quan hệ sản xuất được thiết lập mộtcách tối ưu, đem lại hiệu quả.- Điều chỉnh các quan hệ phân chia lợi ích và quan hệ phân phối thu nhập như quan hệtrao đổi hàng hóa; quan hệ phân chia lợi tức trong các công ty; quan hệ đối với côngquỹ quốc qua; quan hệ giữa các tầng lớp dân cư, giữa chênh lệch thu nhập.- Điều tiết các quan hệ phân bổ nguồn lực bằng sự chi tiêu nguồn tài chính tập trungnhư ngân sách nhà nước hay đánh thuế.Để điều tiết và hướng dẫn thị trường, nhà nước thường sử dụng hàng loạt biệnpháp, bao gồm các chính sách, các đòn bẩy kinh tế, các công cụ tài chính, tín dụng vàlực lượng kinh tế của nhà nước.1.2.5.Chức năng kiểm tra, giám sátNhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát nhằm thiết lập trật tự, kỷ cươngtrong hoạt động kinh tế, phát hiện và năng ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật, viphạm chính sách, bảo vệ tài sản quốc gia và lợi ích của nhân dân, góp phần tăngtrưởng kinh tế và từng bước thực công bằng xã hội. Ở nước ta hiện nay, trong điềukiện kinh tế thị trường còn sơ khai, tình trạng rối loạn, tự phát, vô tổ chức và các biểuhiện tiêu cực còn khá phổ biến, có nơi khá trầm trọng, nên càng cần đề cao và tăngcường chức năng kiểm tra, giám sát của nhà nước.Kiểm tra giám sát ở đây có thể là kiểm tra giám sát việc thực hiện đường lối, chủtrương, chính sách, kế hoạch và pháp luật của nhà nước về kinh tế; hoặc kiểm tra giámsát việc sử dụng các nguồn lực của đất nước; hoặc có thể là kiểm tra giám sát việc xửlý chất thải và bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái; hoặc kiểm tra giámsát sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ra; hoặc cũng có thể là kiểm tra giám sátviệc thực hiện các chức năng và việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nướctrong quá trình quản lý nhà nước về kinh tế.Từ những chức năng cơ bản và chủ yếu trên đây, nhà nước còn đề ra các nhiệm vụquản lý cụ thể cho từng lĩnh vực, từng cấp quản lý, từng địa phương khác nhau, xuấtphát từ tình hình và yêu cầu phát triển của từng thời kỳ. Nói chung, trong thời kỳ đổimới về kinh tế, nhà nước phải thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản song song và đan xennhau, đó là vừa đổi mới, cải cách hệ thống kinh tế và quan lý, vừa điều hành nền kinhtế trong quá trình đổi mới, nên rất phức tạp và khó khăn. Mặt khác, nhiệm vụ quản lýnhà nước về kinh tế hết sức đa dạng, luôn biến động do thực tế cuộc sống đặt ra, đòihỏi bộ máy quản lý ở các cấp, các ngành, các lĩnh vực phải nhạy bén, linh hoạt, phảidựa trên cơ sở các nguyên tắc quản lý kinh tế mà chủ động xử lý, tránh sao chép, rậpkhuôn máy móc.[tạo lập khuôn khổ pháp luật về kinh tế; tạo lập môi trường thuận lợicho các hoạt động kinh tế; đảm bảo cơ sở hạ tầng cho phát triển; hỗ trợ sự phát triển]2.1.CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC CHỨC NĂNG TRONGQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI Ở NƯỚC TA HIỆN NAYThực trạng vận dụng chức năng tạo môi trường và điều kiện cho các hoạt độngsản xuất kinh doanhSau hơn hai mươi năm kể từ đại hội đảng vi năm 1986, công cuộc đổi mới của ViệtNam đã đạt được những thành tựu to lớn, nền kinh tế Việt Nam luôn duy trì được tốcđộ tăng trưởng khá cao liên tục trong nhiều năm. Việc trở thành thành viên của tổchức thương mại thế giới [ WTO] thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu, rộnghơn vào kinh tế thế giới, cơ hội tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá. Tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự pháttriển của nền kinh tế Việt Nam.Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 là văn bản luật đầu tiên góp phần tạo ra khungpháp lý cho việc hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. Hiến pháp sửa đổinăm 1992 đã khẳng định đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóanhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường và khu vực đầu tư nước ngoài. Tiếptheo đó là hàng loạt các đạo luật quan trọng của nền kinh tế thị trường đã được hìnhthành tại Việt Nam.Cùng với việc xây dựng luật, các thể chế thị trường ở Việt Nam cũng từng bướcđược hình thành. Cải cách hành chính được thúc đẩy nhằm nâng cao tính cạnh tranhcủa nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuấtkinh doanh, phát huy mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế.Nhìn chung, những cải cách kinh tế mạnh mẽ trong hơn hai thập kỷ đổi mới vừaqua đã mang lại cho Việt Nam những thành quả bước đầu rất đáng phấn khởi. ViệtNam đã tạo ra được một môi trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranh và năngđộng. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được khuyến khích phát triển, tạo nêntính hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho tăng trưởng kinhtế. Các quan hệ kinh tế đối ngoại đã trở nên thông thoáng hơn, thu hút được ngày càngnhiều các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng thị trường cho hàng hóaxuất khẩu và phát triển thêm một số lĩnh vực hoạt động tạo ra nguồn thu ngoại tệ ngàycàng lớn như du lịch, xuất khẩu lao động, kiều hối...Trong hơn 20 năm đổi mới, gdp của Việt Nam đã tăng liên tục. Từ năm 2001 đếnnay, tốc độ tăng gdp của Việt Nam luôn giữ ở mức cao và ổn định. Cùng với việc duytrì tốc độ tăng trưởng gdp, cơ cấu kinh tế trong nước của Việt Nam đã có sự thay đổiđáng kể.Luật doanh nghiệp được sửa đổi năm 2000 đã tạo điều kiện cho sự phát triển củacác doanh nghiệp tư nhân. Bộ luật này đã thể chế hóa quyền tự do kinh doanh của cáccá nhân trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, dỡ bỏ những rào cản vềhành chính đang làm trở ngại đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.Trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, những chính sách và biện pháp điều chỉnh,sắp xếp lại các doanh nghiệp, đặc biệt là những biện pháp về quản lý tài chính củacông ty nhà nước, quản lý các nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, hay việcchuyển các công ty nhà nước thành công ty cổ phần theo tinh thần cải cách mạnh mẽhơn nữa các doanh nghiệp nhà nước, ngày càng được coi trọng nhằm nâng cao tínhhiệu quả cho khu vực kinh tế quốc doanh.Ngoại thương và hội nhập kinh tế quốc tế: với chủ trương tích cực, chủ động hộinhập kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tếngày càng được mở rộng. Việt Nam là thành viên quan trọng trong asean, là thànhviên tích cực của apec, asem và nhiều tổ chức kinh tế quốc tế khác. Hợp tác kinh tếcủa Việt Nam với các nền kinh tế lớn như mỹ, eu, nhật bản, nga, trung quốc, ấn độngày càng được củng cố và mở rộng, Việt Nam đã ký hiệp định thương mại songphương với mỹ, đang đàm phán hiệp định đầu tư với mỹ, hiệp định khung đối tác vàhợp tác toàn diện [PCA] với EU, hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với nhật bản.Tháng 01 năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới[ WTO], có quan hệ với trên 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, đánh dấu sự hội nhậptoàn diện và đầy đủ của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu.Từ sau đổi mới, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mỗi năm tăng khoảng20%. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có sự chuyển dịch tiến bộ. Trong giai đoạn 19911995, hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gồm dầu thô, thủy sản, gạo, dệt may, càphê, lâm sản, cao su, lạc, hạt điều. Đến năm 2008, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu làdầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, sản phẩm gỗ, điện tử, máy tính và gạo. Cơ cấunày phản ánh xu hướng gia tăng các chủng loại mặt hàng chế biến, chế tạo, và sự giảmđi về tỷ trọng của các mặt hàng xuất khẩu thô, chủ yếu là các mặt hàng nông, lâm, hảisản và khoáng sản. Dù vậy, các mặt hàng xuất khẩu thô của Việt Nam đến nay vẫn cònchiếm tỷ trọng cao, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa để tăng nhanh các mặt hàng côngnghiệp xuất khẩu.Đầu tư trực tiếp nước ngoài: luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hànhtháng 12/1987 đã tạo khuôn khổ pháp lý cơ bản cho các hoạt động đầu tư nước ngoàitrực tiếp tại Việt Nam. Luật đã có một số lần được sửa đổi, bổ sung nhằm tạo môitrường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn hơn để khuyến khích các nhà đầu tư nuớc ngoàiđầu tư vào những mục tiêu trọng điểm và những lĩnh vực ưu tiên, nhất là trong ngànhcông nghiệp chế biến, chế tạo hướng vào xuất khẩu và các vùng kinh tế trọng điểmcủa đất nước.Ngoài ra, việc đẩy mạnh tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tưnước ngoài, chỉnh sửa thuế thu nhập cá nhân theo hướng hạ thấp mức thuế, đẩy mạnhviệc thực hiện cơ chế một cửa, giảm giá dịch vụ viễn thông xuống ngang bằng mứcgiá tại các nước trong khu vực, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng lĩnh vực đầu tư, chophép các doanh nghiệp nước ngoài được đầu tư vào một số lĩnh vực trước đây chưacho phép như viễn thông, bảo hiểm, kinh doanh siêu thị, ngân hàng… cũng góp phầntạo nên một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn ở Việt Nam.Fdi vào Việt Nam tăng nhanh còn do các nguyên nhân quan trọng khác như: sự ổnđịnh về chính trị, kinh tế, an ninh và quốc phòng; nền kinh tế Việt Nam liên tục đạtmức tăng trưởng cao; công cuộc đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường tiếp tục đượcduy trì và đẩy mạnh; mức sống của người dân được nâng cao góp phần làm tăng mứccầu nội địa; tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh, uy tín và thương hiệucủa các loại hàng hóa sản xuất tại Việt Nam trên các thị trường thế giới ngày càngđược nâng cao.Những năm gần đây, Việt Nam đã thu hút được một lượng đầu tư trực tiếp nướcngoài [fdi] ngày càng lớn. Việt Nam hiện có 10.700 dự án đầu tư trực tiếp của 90 quốcgia và vùng lãnh thổ đang hoạt động với tổng số vốn đầu tư gần 170 tỉ usd.FDI tăngkhông chỉ hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư nước ngoài, mà cònđóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn, chuyển giao công nghệ vàphương thức kinh doanh hiện đại, khai thác các tiềm năng của đất nước, đào tạo tay2.2.2.3.nghề và giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động, góp phần phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.Thực trạng vận dụng chức năng định hướng và hướng dẫn phát triển kinh tếTừ năm 1975 nước ta hoàn toàn độc lập và thống nhất, cả nước xây dựng cnxh: doảnh hưởng nặng nề của chiến tranh diễn ra lâu dài, thiệt hại sức người sức của và nềnkinh tế lạc hậu vì thế điểm xuất phát của chúng ta là rất thấp. Trong khoảng 30 nămqua, nhà nước ta đã có rất cố gắng trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh và khôiphục nền kinh tế bị tàn phá, từng bước xác lập quan hệ sản xuất, xây dựng cơ sở vậtchất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, thiết lập củng cố chính quyền trong cả nước.Năm 1976, nền kinh tế vẫn trong tình trạng kém phát triển, nặng tính tự cung tựcấp. Trang thiết bị cũng như kết cấu hạ tầng, văn hóa... Lạc hậu, mất cân đối, lệ thuộcnhiều vào bên ngoài. Cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp để lại nhiều hậu quảtiêu cực, khủng hoảng kinh tế xã hội diễn ra trong nhiều năm, lạm phát bùng nổ. Đờisống nhân dân thiếu thốn, nếp sống văn hóa tinh thần và đạo đức kém lành mạnh, tệnạn xã hội ngày càng gia tăng.Nguyên nhân là do nền kinh tế xhcn mang nặng thành kiến với nền kinh tế hànghóa và kinh tế thị trường. Mặt khác là do nước ta xây dựng cnxh theo mô hình dậpkhuôn giáo điều, chủ quan duy ý chí, bộ máy quan liêu cồng kềnh, kém hiệu quả.Những sai lầm đó đã kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển và cải cách kinh tế bị đẩylùi.Đến năm 1990, các biện pháp đổi mới nền kinh tế của nhà nước được áp dụng đivào cuộc sống tạo chuyển biến rõ rệt làm cho nên kinh tết nước ta có nhiều khởi sắc.Sau 10 năm đổi mới, cơ cấu nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ. Nềnkinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩylùi lạm phát, phát triển sản xuất; bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, đưa đấtnước thoát khỏi khủng hoảng.Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay nhà nước ta đang thực hiện nền kinh tế hànghóa nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường, mọi hoạt động diễn ra rất phức tạp, cácthành phần kinh tế hoạt động đan xen, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa cạnh tranh, mâuthuẩn trong quan hệ kinh tế thường xuyên xảy ra. Mặt trái của cơ chế thị trường tácđộng tiêu cực đến bản chất xhcn, đó là xu hướng phân hóa giàu nghèo quá mức, tâmlý sùng bái đồng tiền, vì đồng tiền mà chà đạp lên đạo đức, nhân phẩm của conngười… những hạn chế yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng với mặt trái của chínhsách hỗ trợ tăng trưởng đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổnđịnh kinh tế vĩ mô. Kinh tế tăng trưởng chậm lại, sản xuất kinh doanh và đời sốngnhân dân gặp nhiều khó khăn. Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong điều kiệnhội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.Vì vậy, quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội là một yêu cầu cần thiết khách quan,nhằm điều khiển các thành phần kinh tế và thị trường hoạt động theo định hướngXHCN; đấu tranh khắc phục, hạn chế tối đa những khuynh hướng tiêu cực xã hội.Thực trạng vận dụng chức năng tổ chức.Để thực hiện chức năng này, nhà nước phải phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa cáccơ quan, ban ngành ở địa phương và sự phối hợp liên ngành.Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 đề ranhiệm vụ: “định rõ những loại việc địa phương toàn quyền quyết định, những loạiviệc trước khi địa phương quyết định phải có ý kiến của trung ương và những việc--phải thực hiện theo quyết định của trung ương”. Qua gần 9 năm triển khai thực hiện,nhiều nội dung phân cấp quản lý đã được thể chế hóa vào các văn bản quy phạm phápluật chuyên ngành và các nghị định của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng bộ, cơ quan ngang bộ, nghị định số 13 và14/2008/nđ ngày 04/02/2008 của chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên mônthuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; đặc biệt nghị định số 36/2012/nđ-cp ngày18/4/2012 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứccủa bộ, cơ quan ngang bộ và các nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà cơ cấu tổ chức của từng bộ, cơ quan ngang bộ trong cơ cấu tổ chức chính phủ khóaxiii đã quy định tiếp tục phân cấp quản lý về ngành, lĩnh vực giữa các bộ, cơ quanngang bộ với chính quyền địa phương. Về cơ bản, các quy định phân cấp quản lý nhànước giữa chính phủ và chính quyền địa phương đã được các địa phương thực hiệntương đối thống nhất và có hiệu quả, nâng cao tính chủ động cho chính quyền địaphương trong quản lý, sử dụng các nguồn lực ở địa phương, đưa nền hành chính sáthơn với những đặc điểm kinh tế - xã hội cụ thể của địa phương, góp phần giải quyếtkịp thời và phục vụ tốt hơn các yêu cầu của tổ chức và nhân dân tại địa phương.Tuy nhiên, thực tế hiện nay là các giải pháp tăng cường phân cấp giữa chính phủ vàchính quyền địa phương, một mặt còn thiếu tính đồng bộ, chưa phân định rõ ràng, cụthể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp chính quyền địa phương; chínhquyền địa phương các cấp chưa có đủ thẩm quyền và các điều kiện cần thiết để chủđộng, năng động trong việc thực hiện các nhiệm vụ mà địa phương có khả năng làmđược, nhưng mặt khác, một số nhiệm vụ cần quản lý tập trung, thống nhất lại đượcchuyển giao cho chính quyền địa phương, làm giảm hiệu quả quản lý của nền hànhchính nhà nước. Đồng thời, sự khác nhau về mô hình tổ chức và chức năng, nhiệm vụgiữa chính quyền thành phố với chính quyền tỉnh, chính quyền thị xã, thành phố thuộctỉnh với chính quyền huyện, cũng như chính quyền thị trấn, phường và chính quyền xãchưa được làm rõ; chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp tổ chức các hoạt động quản lý,điều hành các công việc hành chính ở cơ sở, trực tiếp tổ chức việc thi hành pháp luật,nhưng thẩm quyền và trách nhiệm chưa được xác định một cách tương xứng.Một số vấn đề bức xúc liên quan đến phân cấp đang đặt ra là minh chứng rõ rệt:Tình trạng các địa phương đua nhau xây dựng 20 cảng biển quốc tế, 18 khu kinh tếbiển, 30 khu kinh tế cửa khẩu, 260 khu công nghiệp, 650 cụm công nghiệp; thành lậpmới 307 trường đại học, học viện trong 10 năm, từ 2001 đến 2010, theo một sốchuyên gia kinh tế, “các địa phương được quyền tự chủ rất lớn về quy hoạch pháttriển, phân cấp đất, quyền quyết định xây dựng các cơ sở hạ tầng trong tỉnh, tuy là cầncó sự đồng ý của cấp trên”. Và “từ 2006 đến nay phần lớn dự án đầu tư công đều đượcphân cấp cho ngành và địa phương, dẫn tới hệ quả là việc quyết định đầu tư công đãtách rời việc bố trí vốn. Tuy nhiên, trên thực tế tất cả các dự án đầu tư kể trên đềuđược quyết định từ trung ương chứ không phải do địa phương tự quyết định. Tìnhtrạng phổ biến là các địa phương quyết định về dự án đầu tư, nhưng nguồn vốn đều từngân sách trung ương”. Do vậy, tình trạng 63 tỉnh thành là 63 “nền kinh tế” khôngphải là hệ lụy của việc phân cấp quản lý cho các địa phương mà trước tiên và chủ yếulà do cấp trung ương phải chịu trách nhiệm.Việc phân cấp trong lĩnh vực thu hút vốnFDI đã thúc đẩy các địa phương tìm nhiềubiện pháp thu hút các nguồn vốn. Tuy nhiên, các biện pháp chủ yếu là ưu đãi thô sơnhư giảm giá thuê đất, giảm thuế… thậm chí, một số tỉnh quy định chính sách khuyếnkhích vượt quá khuôn khổ pháp luật hiện hành dẫn đến cạnh tranh nội bộ. Mặt khác,“các địa phương vốn đã phát triển, có điều kiện thuận lợi về địa kinh tế, tài nguyên,nhân lực đã phát huy được tác dụng của phân cấp trong khi các địa phương nghèo,điều kiện khó khăn thì ít tận dụng được những tác động tích cực của phân cấp”.- Trong lĩnh vực khai khoáng, tình trạng số lượng giấy phép tăng đột biến trong thờigian rất ngắn [trong 3 năm 2008-2011 các địa phương cấp gần 3.500 giấy phép, gấp 7lần số trung ương cấp trong 12 năm] được xem là do phân cấp cho chính quyền địaphương thẩm quyền cấp phép khai khoáng gây ra.2.4. Thực trạng vận dụng chức năng lãnh đạo, điều khiển các hoạt động kinh tế.• Chức năng lãnh đạo:Không chỉ ở cấp nhà nước đưa ra các quy định hướng dẫn, chỉ thị mà các bộ, banngành và các cục, sở ngành ở địa phương cũng đưa ra các chính sách nhằm kiểm soáthoạt động kinh tế, thương mại ở địa phương. Ví dụ: UBND thành phố Hà Nội đã cóchỉ thi về tăng cường quản lý, thực hiện luật thuế trên địa bàn hà nội. Trong đó,có nêura kết quả việc thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố và những tồn tại. Quađó, UBND thành phố hà nội đã đặt ra những mục tiêu và yêu cầu cụ thể đối với từngthành phần kinh tế: các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân và các cấp quản lý. Bêncạnh yêu cầu cho từng cấp quản lý, chỉ thị trên còn nhấn mạnh phải có sự phối hợpchặt chẽ giữa cơ quan thuế với các ngành như sở kế hoạch đầu tư, công an thành phố,sở tài nguyên môi trường, tài chính… và ủy ban nhân dân các quận, huyện, ủy banmặt trận tổ quốc, ban tuyên giáo thành ủy. Tuy nhiên chức năng này không phải mangtính một chiều mà có sự tương tác giữa cấp trên và cấp dưới. Ví dụ gần đây, một sốDN phản ánh gặp khó khăn khi thực hiện quy định đưa hàng về bảo quản tại điều 27của thông tư 128/2013/tt-btc ngày 10-9-2013 của bộ tài chính. Để tạo thuận lợi choDN, tổng cục hải quan đang đề xuất trình bộ tài chính tổ chức họp với các bộ quản lýchuyên ngành để trao đổi, phối hợp giúp cơ chế kiểm tra chuyên ngành được rút ngắn.Giải pháp mà tổng cục hải quan đưa ra là tăng cường lực lượng kiểm tra chuyên ngànhngay tại cửa khẩu. Đồng thời, các bộ, ngành cần nghiên cứu cơ chế kiểm tra trướcthông quan. Ví dụ DN có thể lấy mẫu kiểm tra trước, hàng về cửa khẩu chỉ cần đốichiếu. Các bộ, ngành cũng phải đảm bảo yêu cầu giám sát hàng hóa nếu nhận tráchnhiệm bàn giao từ cơ quan hải quan.Với sự lãnh đạo của nhà nước cũng sự phối hợp của các cơ quan liên ngành, hoạtđộng kinh tế, thương mại của các cá thể, tổ chức đang được kiểm soát theo nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các dự án đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớncủa nước ngoài, hay của nhà nước không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn mang lạilợi ích xã hội cao. Sự thay đổi về cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lĩnh vực kinh tế,đặc biệt các ngành kinh tế mũi nhọn đã tạo ra đà tăng trưởng nhanh trong những nămgần đây. Điều này dẫn đến sự gia tăng trong tổng thu nhập quốc nội, chỉ số giá tiêudùng, năng lực cạnh tranh. Việc tham gia các tổ chức kinh tế như WTO, đã tạo ranhiều thành thức cũng như cơ hội nhằm nâng cao sự cạnh tranh của các doanh nghiệptrong nước, tiếp cận với sự phát triển về khoa học – công nghệ của các nước khác.Hơn thế nữa, chính sự tham gia này còn giúp Việt Nam đang dần khẳng định vị thếtrên thị trường quốc tế với lợi thế vốn có.Tuy nhiên, sự lãnh đạo của từng ban ngành và sự phối hợp của liên ngành vẫn cònlỏng lẻo dẫn đến nhiều chính sách, quyết định, chỉ thị chưa được thực hiện đúng cáchnên hiệu quả không cao. Điều này đã tạo nhiều lỗ hổng lớn và cũng chính là cơ hộicho các doanh nghiệp vi phạm pháp luật. Ví dụ trong thị trường sữa, sự phối hợp củacác ban ngành tài chính và y tế không chặt chẽ khiến cho giá sữa bị đẩy lên cao. Mộtsố mặt hàng sữa được các doanh nghiệp liệt kê vào mặt hàng thực phẩm chức năngnhằm chốn sự kiểm soát giá của sở tài chính. Điều này có ảnh hưởng lớn sự tiêu dùngcủa người dân. Đối với doanh nghiệp nước ngoài, các quy định hướng dẫn về hoạtđộng kinh tế chính là yếu tố nhằm quyết định đầu tư vào nước sở tại hay không. Nếucác quyết định, chỉ thị rõ ràng và đầy đủ thì các doanh nghiệp nước ngoài sẽ yêm tâmhơn khi tham gia vào môi trường cạnh tranh minh bạch.• Chức năng điều khiển:Để thực hiện chức năng này, nhà nước đã sử dụng nhiều công cụ, biện pháp khácnhau mang tính chất khuyến khích và hạn chế. Chính sách điều tiết, kiểm soát giá củanhà nước thời gian qua và hiện nay đối với một số hàng hóa quan trọng và thiết yếunhư: giá điện, giá xăng dầu, giá nhà đất, giá gas, giá sữa, giá thuốc tây... Là một trongnhững nội dung quan trọng trong việc bình ổn giá, kiểm soát lạm phát, thực hiện cácmục tiêu của kinh tế vĩ mô.Sự can thiệp của nhà nươc thông qua các chính sách điều tiết hoạt động quản lý đãtạo ra nhiều kết quả khả quan:Ví dụ: ngày 31/5, bộ trưởng bộ công thương vũ huy hoàng, thừa ủy quyền của thủtướng chính phủ đã trình bày tờ trình về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaluật điện lực trước quốc hội. Trong dự thảo luật sửa đổi lần này, vấn đề giá điện đãđược đề nghị điều chỉnh cho phù hợp với nền kinh tế, giảm rủi ro cho doanh nghiệpsản xuất điện v.v… hơn 6 năm qua, việc thi hành luật điện lực đã đạt được nhiều kếtquả tích cực. Cơ chế, chính sách về giá điện được thực hiện theo hướng có sự điều tiếtcủa nhà nước. Có cơ chế bù giá hợp lý giữa các nhóm khách hàng, đặc biệt đối vớinhóm khách hàng là người nghèo, người có thu nhập thấp. Hoạt động cấp phép đượctriển khai đồng bộ trên phạm vi toàn quốc. Các quy định về thị trường điện tại chươngS của luật điện lực là cơ sở pháp lý quan trọng, để triển khai việc chuyển các hoạtđộng điện lực sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Từ năm 1993, quy định giá tối đa với xăng, dầu đã được nhà nước ban hành, DNlúc đó được quyết định giá bán buôn, bán lẻ. Thông qua mức độ chịu đựng của nềnkinh tế, nhà nước chỉ điều chỉnh giá khi đã sử dụng hết các công cụ điều tiết giá. Cơchế "giá tối đa" trong giai đoạn này không những bảo đảm được cung - cầu phục vụnền kinh tế mà còn tạo ra nguồn thu ổn định cho nhà nước và doanh nghiệp.Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực của chính sách, quyết định về cáchoạt động kinh tế, thương mại, có thể thấy những mặt hạn chế của sự can thiệp này.Ví dụ: cơ chế giá tối đa đã bộc lộ nhiều bất cập khi thị trường xăng, dầu thế giớibiến động mạnh. Đầu những năm 2000, giá xăng, dầu thế giới thiết lập mặt bằng mới,cao hơn nhiều so với giai đoạn trước. Do thực hiện chính sách bù giá nên ngân sáchphải bù lỗ mặt hàng này đã tăng từ 1.000 tỷ đồng [năm 2000] lên 22.000 tỷ đồng [năm2008]. Trong khoảng từ cuối năm 2008 trở lại đây, thị trường xăng dầu nước ta thườngxuyên bất ổn về giá, mà nguyên nhân là sự bất ổn về chính sách quản lý thị trườngxăng dầu.Chính sách điều tiết giá nhà đất còn nhiêu bất cập, thể hiện: giá nhà đất thời gianqua biểu hiện rõ nét tính đầu cơ, là giá đầu cơ, nhà nước chưa có các biện pháp hữuhiệu để điều tiết. Giá nhà đất luôn biến động không ổn định với các cơn sốt “nóng,lạnh” theo chiều hướng gia tăng. Mức giá nhà đất thời gian qua là rất cao và hiện nay2.5.--vẫn giữ ở mức cao so với thu nhập của người dân. Khung giá đất của chính phủ vàbảng giá đất của UBND các tỉnh, thành phố đều thấp hơn so với giá thị trường khánhiều. Trên thị trường còn tồn tại 2 loại giá đất.Thực trạng vận dụng chức năng kiểm tra giám sát.Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế là Nhà nước xem xét, đánh giá tình trạng tốtxấu của các hoạt động kinh tế, và theo dõi, xét xem sự hoạt động kinh tế đươc thực thiđúng hoặc sai đối với các quy định của pháp luật.Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tếlà một chức năng quản lý của Nhà nước. Công tác này phải được thực thi thừơngxuyên và nghiêm túc.Nhằm thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát nền kinh tế, thời gian quan nhà nướcđã tập trung nâng cao chất lượng xây dựng, kiểm tra, thanh tra và giám sát việc tuânthủ các quy tắc, chuẩn mực về kinh tế - xã hội. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cóthể tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc bất thường, đồng thời nhà nước có quy định chếđộ kiểm tra riêng, chặt chẽ hơn đối với doanh nghiệp hoạt động trên quy mô lớn hoặckinh doanh trong lĩnh vực kinh tế đặc thù [ngân hàng, bảo hiểm,…] hay lĩnh vực kinhdoanh dễ phát sinh độc quyền hoặc ảnh hưởng tới môi trường sinh thái.Như việc bảo vệ môi trường, xử lý chất thải: Nhà nước đã rà soát, sửa đổi, bổ sunghoặc ban hành mới văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường đốivới các doanh nghiệp . Tổ chức phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chấphành về bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, cơ sởsản xuất, kinh doanh. Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm phápluật về bảo vệ môi trường, việc thực hiện đánh giá tác động môi trường, cam kết bảovệ môi trường, công tác hậu thẩm định đánh giá tác động môi trường của các cơ sởsản xuất, kinh doanh, dịch vụ; kiểm soát chặt chẽ việc phân bổ, quản lý, sử dụng ngânsách nhà nước chi cho sự nghiệp môi trường và đầu tư đối với công tác bảo vệ môitrường.Tuv vậy, Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế,yếu kém. Kỷ luật kỷ cương trong quản lý, khai thác và sử dụng đất đai, tài nguyênkhoáng sản còn chưa nghiêm. Một số công trình thủy điện chưa thực hiện tốt yêu cầuvề an toàn và bảo vệ môi trường. Ô nhiễm môi trường tại nhiều khu, cụm côngnghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, lưu vực sông chậm được cải thiện. Khả năng ứngphó với biến đổi khí hậu vẫn còn hạn chế. Tình trạng ngập lụt ở một số thành phố lớnchậm được khắc phục.Vì vậy, thách thức giữa yêu cầu bảo vệ môi trường, phát triểnbền vững của đất nước với yêu cầu tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm là hết sứccấp bách.Hay việc sử dụng các nguồn lực: Nhà nước cũng đã tăng cường việc giám sát việc huyđộng, sử dụng và phân phối các nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm: tài sản, vật tưhàng hoá, tiền vốn, lao động, doanh thu, lợi nhuận, phân phối kết quả hoạt động sảnxuất, kinh doanh và các nguồn lực khác trong quá trình hoạt động của doanh nghiệpđồng thời giám sát việc tuyển dụng, sử dụng và trả lương cho người lao động; việc sửdụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm và quyềnlợi khác của người lao động,…Tuy nhiên, số người thất nghiệp vẫn cao.Lực lượng laođộng từ 15 tuổi trở lên ước tính đến 01/10/2013 là 53,9 triệu người, tăng 446,1 nghìnngười so với lực lượng lao động tại thời điểm 01/7/2013.Tỷ lệ thất nghiệp của thanhniên trong độ tuổi 15-24 chín tháng năm 2013 ước tính là 5,97%, trong đó khu vựcthành thị là 10,79%, tăng 1,27 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; khu vựcnông thôn là 4,49%, tăng 0,05 điểm phần trăm. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25tuổi trở lên chín tháng năm 2013 ước tính là 1,29%, trong đó khu vực thành thị là2,45%, khu vực nông thôn là 0,77%. Tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng lên do sảnxuất vẫn gặp khó khăn làm ảnh hưởng đến việc làm của người lao động. Vì vậy, vấnđề đặt ra đó là giải quyết tình trạng thất nghiệp bởi nền kinh tế suy thoái không tạo đủviệc làm cho cả lao động mới gia nhập thị trường và bộ phận lao động thất nghiệp cũCHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP VẬN DỤNG HIỆU QUẢ CÁCCHỨC NĂNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI Ở NƯỚCTA3.1. Yêu cầu về việc hoàn thiện chức năng kinh tế của Nhà nước3.1.1. Tính tất yếu khách quan phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa ở Việt Nam.Sự hình thành tư duy về nền kinh tế thị trường là quá trình tìm tòi thử nghiệm, tổngkết từ thực tiễn đổi mới ở nước ta hơn 20 năm qua, kết hợp với tham khảo có chọn lọckinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường quốc tế, sự vận dụng sáng tạo học thuyếtMác - Lênin, quy luật phát triển chung của kinh tế thị trường vào hoàn cảnh cụ thểViệt Nam. Vì vậy, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa là vấn đề lýluận, vừa là vấn đề thực tiễn mới mẻ, gắn bó giữa nhận thức tính quy luật khách quan,sự lựa chọn con đường và mô hình phát triển của dân tộc trong thời đại toàn cầu hóavới phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của Đảng cộng sản, nhà nước xã hội chủ nghĩavà nhân dân lao động. Tính khách quan trong phát triển nền kinh tế thị trường ở ViệtNam có đặc trưng quan trọng là định hướng xã hội chủ nghĩa. Định hướng đó trongquá trình phát triển kinh tế đất nước không chỉ dừng lại ở tư tưởng, đường lối chungcủa Đảng, mà còn phải thể chế hóa thành những nội dung, chính sách, mục tiêu cụ thể,xác định không ai ngoài Nhà nước phải đảm đương trách nhiệm ấy. Chức năng củaNhà nước là điều tiết nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tớimục tiêu cao cả là giải phóng con người, giải phóng xã hội và giai cấp theo lý tưởngcách mạng xã hội chủ nghĩa.3.1.2. Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tếToàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành xu thế khách quan đối vớimọi quốc gia và làm cho nền kinh tế thế giới tiến tới nhất thể hóa thành một chỉnh thểthống nhất, trong đó mỗi nền kinh tế của quốc gia là một bộ phận không thể tách rời.Việc hoàn hiện chức năng kinh tế của Nhà nước ta hiện nay không nằm ngoài xu thếđó thể hiện ở quan điểm, chủ trương về mở rộng quan hệ ngoại giao, hợp tác với cácquốc gia và tổ chức quốc tế trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, chế độ chính trị và cùngnhau phát triển. Yêu cầu đặt ra có tính nguyên tắc và mục tiêu trong việc hoàn thiệnchức năng kinh tế của Nhà nước hiện nay thích ứng với điều kiện mới. Cụ thể là :- Cần phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của toàn cầu hóa và vấn đề hộinhập: Không nóng vội, chủ quan hội nhập bằng mọi giá hoặc chậm trễ mà bỏ lỡ thờicơ.- Việc hoàn thiện chức năng kinh tế của Nhà nước hiện nay không thể xuất phát từnhững yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế mà phải trở thành chính sách chủ động,đồng thời giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.- Tiến hành cải cách toàn diện theo các chuẩn mực quốc tế để bắt kịp với các xuhướng phát triển của thế giới, đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa tăng trưởng với tiếnbộ và công bằng xã hội, giữa tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững, đồng thời giữgìn bản sắc văn hóa của dân tộc.- Nhà nước xúc tiến xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế củaViệt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 để chủ động hơn trong quá trìnhhội nhập và hội nhập mới thực sự trở thành phương tiện hữu hiệu thúc đẩy phát triểnmạnh kinh tế - xã hội của đất nước.3.2.Phương hướng hoàn thiện chức năng kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta3.2.1. Tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức về chức năng kinh tế của Nhà nước trong nềnkinh tế thị trường.- Cần phải nhận thức rằng phát triển kinh tế thị trường vừa là vấn đề khoa học, vừalà vấn đề chính trị, vấn đề lựa chọn chế độ kinh tế và mô hình phát triển trong thựctiễn cách mạng, đòi hỏi sự nhất trí cao trong nhận thức tư tưởng, thống nhất trong tổchức thực hiện và hành động, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế trong thực hiện chứcnăng điều khiển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa- Cần tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu những quan điểm tiến bộ, vượt qua những ràocản, định kiến về nền kinh tế thị trường và nhận thức không đúng về vai trò kinh tếcủa nhà nước. Điều đó thể hiện ở sự nhạy bén, năng động và kịp thời đề ra nhữngchính sách quan trọng phù hợp với thực tiễn kinh tế - xã hội đầy biến động.- Cần đảm bảo nội dung khoa học, tính dân chủ, công khai trong quá trình nghiêncứu lý luận để xây dựng các mô hình, phương án và ban hành những chính sách quantrọng trong phát triển kinh tế, trong đó không thể thiếu sự tham mưu, tư vấn của cácnhà khoa học, các chuyên gia, đặc biệt là cần tổ chức rộng rãi việc tham gia ý kiến củacác tổ chức và cá nhân. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm về kinhtế thị trường ở một số nước sẽ giúp chúng ta có cách đánh giá, vận dụng và thực hiệnhiệu quả chức năng kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.3.2.2. Thực hiện chức năng kinh tế gắn với đảm bảo bình đẳng xã hội và phát triển bềnvững.- Cần phải đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bình đẳng xãhội trong phát triển kinh tế. Nhà nước điều chỉnh lại chính sách phân phối thu nhậptrên cơ sở mối quan hệ giữa thị trường và Nhà nước, có thể sử dụng nhiều công cụ đểthực hiện vai trò điều tiết trong phân phối thu nhập như thuế, ngân sách, tín dụng nhànước và hệ thống an sinh xã hội.- Kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và bình đẳng xã hội còn thể hiện chức năng củaNhà nước trong cung cấp các dịch vụ công. Nhà nước cần tăng chi tiêu cho cả giáodục, y tế và các dịch vụ xã hội khác, đồng thời đảm bảo cho mọi người được bìnhđẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ đó. Nhà nước nên tạo điều kiện để khai thác tiềmnăng của khu vực kinh tế tư nhân trong việc hỗ trợ Nhà nước cung ứng kết cấu hạ tầngvà dịch vụ xã hội.- Tăng trưởng trong nền kinh tế thị trường cần phải đi đôi với việc phát triển bềnvững. Nhà nước sử dụng có hiệu quả công cụ pháp luật, thuế, điều lệ hoặc chính sáchquyền sở hữu công khai nguồn tài nguyên...để kiểm soát mức độ nguy hiểm đối vớimôi trường sinh thái.3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chức năng kinh tế của nhà nước ViệtNam hiện nay.3.3.1. Tạo môi trường và điều kiện cho các hoạt động sản xuất kinh doanhMuốn phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP, phát triển nông nghiệp, công nghiệp, tấtyếu phải có đầu tư. Mà Nhà nước chỉ đầu tư một phần về hạ tầng, còn chủ yếu vẫn làcác thành phần kinh tế, doanh nghiệp, kể cả hộ cá thể."Để tạo được môi trường đầu tư thuận lợi cho các thành phần kinh tế phải làm tốtcác vấn đề sau: thủ tục hành chính, mặt bằng sản xuất, đa dạng hoá nguồn vốn vàtrách nhiệm của chính quyền địa phương".Thủ tục hành chính hiện nhiều nơi còn rườm rà gây mất thời gian của các doanhnghiệp, tăng chi phí. Điều này sẽ cản trở việc tiến hành đầu tư của các thành phầnkinh tế.Về đất đai - mặt bằng sản xuất kinh doanh - lâu nay đã được Chính phủ nói đến rấtnhiều, nhưng đây là vấn đề rất khó khăn. Việc giải toả mặt bằng ở nhiều nơi gặp trởngại do dân đòi đền bù cao theo giá thị trường. Chính phủ cũng đã có chỉ đạo phải tạođược mặt bằng sản xuất, thông qua Luật Đất đai năm 2003.Việc đa dạng hoá nguồn vốn là rất cần thiết. Lâu nay các doanh nghiệp chỉ nhìn vàonguồn vốn từ ngân hàng, hoặc vốn ưu đãi của Nhà nước. Nhưng ưu đãi của nhà nướchằng năm chỉ có 10.000 tỷ mà lại ưu tiên cho các dự án công trình có tính chất chuyểndịch cơ cấu kinh tế, hay tạo ra năng lực cho nền kinh tế độc lập tự chủ [như các nhàmáy phân đạm, điện, phôi thép lớn]. Các doanh nghiệp chưa khai thác nguồn vốnkhác, qua các định chế tài chính trung gian, các quỹ hay thị trường chứng khoán."Thị trường chứng khoán hiện phát triển rất chậm. Tổng doanh số giao dịch mớichiếm khoảng 2-3% GDP, mà đây là một kênh huy động vốn rất lớn và rất có hiệuquả", cần phát triển nhanh thị trường chứng khoán, thị trường chính thức và khôngchính thức. Hiện Chính phủ đang mở rộng cho các thành phần doanh nghiệp tham giavào thị trường chứng khoán. "Tôi hy vọng sắp tới chúng ta cho nước ngoài tham giathị trường chứng khoán thì lĩnh vực này sẽ sôi động thêm".3.3.2. Hoàn thiện chức năng xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinhtế.- Thứ nhất, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện công tác phân tích, đánh giá, dự báo tìnhhình phát triển kinh tế - xã hội.- Thứ hai, cần khắc phục nhược điểm trong công tác xây dựng chiến lược phát triểnkinh tế xã hội đó là ôm đồm quá nhiều mục tiêu, theo đó tập trung cho những mục tiêuhiệu quả và phát triển bền vững.- Thứ ba, đổi mới và hoàn thiện công tác kế hoạch, quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế - xã hội theo hướng nâng cao chất lượng quy hoạch bằng cách nâng vị trí pháplý của văn bản ban hành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lên tươngđương với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 10 năm cần lược bỏ sự trùng lặp các nội dung được xác định trong chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội 10 năm, thay vào đó là định hướng cho việc quy hoạch tổngthể kinh tế - xã hội các vùng, các ngành có vai trò chiến lược, có căn cứ khoa học, cótầm nhìn dài hạn, được công khai hóa và thu hút sự đóng góp ý kiến của đông đảonhân dân.Đổi mới cách thức thông qua và phê duyệt kế hoạch, đồng thời tăng cường các biệnpháp kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện kế hoạch. - Cần có kế hoạch tổng thể chovực kinh tế nhà nước theo hướng tập trung đầu tư cho các doanh nghiệp hoạt độngcông ích, phát triển mạnh các lĩnh vực hạ tầng cơ sở; giữ các vị trí then chốt, trọngyếu trong nền kinh tế; giải quyết những vướng mắc trong việc thực thi những chínhsách cổ phần hóa, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.3.3.3. Hoàn thiện chức năng xây dựng bộ máy nhà nước phục vụ quản lý hiệu quả nềnkinh tế thị trường.- Cần sắp xếp, kiện toàn lại bộ máy nhà nước để tăng cường quản lý kinh tế trongđiều kiện của nền kinh tế thị trường. Bộ máy nhà nước cần có sự thay đổi căn bản theohướng tách bạch và phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các cơ quan lập pháp, hànhpháp và tư pháp. Cải cách tòa án phải hướng đến việc giải quyết được mọi tranh chấpxuất hiện trong đời sống, trong nền kinh tế thị trường với sự phức tạp và đa dạng củacác mối quan hệ xã hội.- Cùng với quá trình hoàn thiện các cơ quan bảo vệ pháp luật, cần tiến hành đổi mớichất lượng hoạt động của các tổ chức giúp đỡ pháp lý như văn phòng luật sư, côngchứng, các trung tâm tư vấn và dịch vụ pháp lý...- Cần tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thuận tiện, tạo ramôi trường cho các quan hệ kinh tế diễn ra một cách dễ dàng, tạo điều kiện thu hútđầu tư nước ngoài vào Việt Nam.- Tăng cường về trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức của đội ngũ cán bộ, côngchức trong nền kinh tế thị trường; thực hiện chế độ tuyển chọn cán bộ, công chức mộtcách dân chủ, công khai, tránh hình thức và đảm bảo chất lượng.3.3.4. Hoàn thiện chức năng xây dựng pháp luật và các công cụ quản lý vĩ mô của nhànước phù hợp với nền kinh tế thị trường.Thứ nhất, đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế cần tiến hành cảicách đồng bộ trong cả hoạt động xây dựng, ban hành cũng như thực thi pháp luậttrong điều kiện của nền kinh tế thị trường và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.- Khẩn trương xây dựng một hệ thống pháp luật kinh tế đầy đủ và phù hợp với luậtpháp và thông lệ quốc tế. Cần sớm ban hành những văn bản dưới luật đảm bảo thựcthi nhanh và đúng đắn các Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, Luật doanhnghiệp, Luật đầu tư...Xây dựng mặt bằng luật pháp cho các loại hình doanh nghiệp, theo đó tất cả cácdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều bị điều chỉnh bởi một luật chung không để quyđịnh tản mạn như hiện nay là: Luật doanh nghiệp chung thay thế các Luật doanhnghiệp Nhà nước, Luật hợp tác xã...,Luật đầu tư chung thay cho Luật đầu tư nướcngoài, Luật khuyến khích đầu tư trong nước...; Xúc tiến xây dựng và ban hành Luậtthuế chống bán phá giá, Luật kinh doanh bất động sản, Luật chống đầu cơ, Luật chingân sách nhà nước, Luật về quy hoạch, kế hoạch...- Tiến hành có hiệu quả việc rà soát lại toàn bộ hệ thống pháp luật và văn bản hiệnhành để kịp thời phát hiện và sửa đổi những chồng chéo, bổ sung những văn bản cònthiếu, chưa phù hợp, đặc biệt là chưa phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế, trướcmắt là các nguyên tắc của WTO.- Chủ động nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các mô hình, hình thức pháp lý chocác loại thị trường, các giao dịch kinh tế.- Tiến hành hoàn thiện các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế,tranh chấp lao động, giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp.Thứ hai là tiến hành đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính:- Tăng cường vai trò điều tiết vĩ mô của các công cụ tài chính đối với nền kinh tế,trong đó đặc biệt là công cụ thuế, ngân sách, tín dụng... Nhà nước tạo sự bình đẳngcho mọi loại hình doanh nghiệp được ưu đãi, miễn, giảm thuế, cải cách chính sáchthuế theo hướng nuôi dưỡng nguồn thu, thực hiện công khai minh bạch; coi trọngnguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và hợp lý trong việc sử dụng và phân bổ các nguồnvốn, nhất là ngân sách nhà nước.- Đối với chính sách tiền tệ, ngân hàng Nhà nước cần theo dõi sát việc thực hiệncác văn bản, thể lệ, chế độ đã ban hành, phát hiện sớm những vướng mắc để sửa đổi,bổ sung kịp thời cho phù hợp với thực tiễn.- Đối với chính sách thương mại, nhà nước cần xác định các cân đối lớn như tổngcung - tổng cầu, tiền - hàng, xuất khẩu - nhập khẩu; nghiên cứu và dự đoán tốt nhữngbiến động của thị trường trong và ngoài nước để định hướng và điều tiết các hoạt độngthương mại của các doanh nghiệp.3.3.5. Hoàn thiện chức năng xây dựng hệ thống hạ tầng hỗ trợ cho nền kinh tế.Trên cơ sở bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch, Nhà nước cần tiến hành ưu tiên ngânsách và các nguồn lực khác để đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng củatừng vùng và trên phạm vi cả nước; khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phầnkinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia phát triển vàolĩnh vực này, chú trọng các công trình quan trọng, thiết yếu và khắc phục tình trạngđầu tư giàn trải, lãng phí, kém chất lượng. Bên cạnh đó, Nhà nước cần ưu tiên pháttriển hạ tầng thị trường, đó là: hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cơ sở vật chấtphục vụ kinh doanh, giao dịch, hệ thống bến bãi, kho hàng và các dịch vụ khác nhưđiện, nước, trường học, y tế...KẾT LUẬNĐể đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững lâu dài, Đảng và nhà nước ngoài việcquản lý nhà nước thông qua hệ thống chính trị còn phải quản lý nhà nước thông quahệ thống kinh tế mà cụ thể một trong những nhiệm vụ đó là xây dựng các kế hoạch,chính sách dài hạn, đồng bộ phù hợp với các ngành, các lĩnh vực, các vùng miền tránhsự trùng lặp, chồng chéo để tạo một môi trường kinh doanh hoàn chỉnh về mặt pháp lýtạo ra sự bình đẳng trong cạnh tranh nhằm thu hút các nguồn lực vốn, kỹ thuật, côngnghệ, kỹ năng quản lý…Quan trọng từ bên ngoài để tạo các bước nhảy vọt về tăngtrưởng và phát triển thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước.Nhà nước có vai trò quan trọng đối với bất cứ cuộc cách mạng nào trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nhà nước của dân, do dân và vì dân, thực hiệnđường lối phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo quy chế thịtrường, định hướng xã hội chủ nghĩa, chức năng quản lý nhà nước về kinh tế lại càngquan trọng hơn. Do vậy việc nghiên cứu đề tài “Các chức năng của quản lý nhà nướcvề kinh tế? Liên hệ việc vận dụng các chức năng này trong quản lý nhà nước vềthương mại ở nước ta hiện nay” là công việc rất có ý nghĩa.Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu để thực hiện đề tài, chúng tôi đã hoàn thànhđược các mục tiêu đề ra:Thứ nhất, trình bày cơ sở lý thuyết về chức năng của quản lý nhà nước về kinh tế.Thứ hai, tìm hiểu, phân tích thực trạng vận dụng các chức năng trong quản lý nhànước về thương mại ở nước ta hiện nay. Qua đó, đánh giá những kết quả đạt được vànhững vấn đề còn tồn tại, đồng thời phân tích một số nguyên nhân dẫn đến những mặtcòn hạn chế.Thứ ba, đề xuất phương hướng, giải pháp vận dụng hiệu quả các chức năng trongquản lý nhà nước về thương mại ở nước taHi vọng rằng trên cơ sở những giải pháp đã thực hiện cùng với những định hướngvà giải pháp mới mà Đảng và Nhà nước ta đang vận dụng sẽ giúp nền kinh tế củanước ta nhanh chóng thoát khỏi nền sản xuất nhỏ lẻ, thủ công nghiệp thực hiện tốt quátrình công nghiệp hóa – hiện đại hóa để sớm hoàn thành được mục tiêu đến năm 2020nước ta cơ bản trở thành nước phát triển.Do đề tài nghiên cứu rộng, trong khuôn khổ một học phần và khả năng có hạn chếnên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất kính mong các thầy cô giáo, các bạn và tấtcả những ai quan tâm đến vấn đề này tiếp tục giúp đỡ, đóng góp ý kiến để đề tài củachúng tôi được hoàn thiện hơn.Chúng tôi xin chân thành cảm ơn !MỤC LỤC

Video liên quan

Chủ Đề