Đứa trẻ hay chống đối phải làm sao

Dù ở độ tuổi nào, con trẻ cũng sẽ có những lúc bướng bỉnh, không nghe lời cha mẹ. Phải làm thế nào khi con một mực cãi lời? Nếu gặp trường hợp như thế, bạn sẽ giải quyết ra sao?

Nếu muốn con nghe lời, cha mẹ đừng rao giảng đạo đức mà hãy hành động, hãy lập ra những quy tắc trong gia đình, hãy cho trẻ những lựa chọn. Dưới đây là một số điều cha mẹ cần nhớ về cách nói chuyện với trẻ - việc ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm lý của bé.

Cố gắng nói rõ ràng mọi việc

Hãy chắc chắn rằng yêu cầu bạn đưa ra cho bé là cụ thể và hoàn toàn khả thi với lứa tuổi. Nếu bạn nói rằng: "Con hãy đi dọn phòng con đi", trẻ có thể chỉ cố gắng dọn dẹp bên dưới sàn nhà một chút. Nhưng nếu bạn nói rằng: "Con hãy vào phòng con, quét nhà, gập gọn chăn và quần áo, sắp xếp lại sách vở" thì trẻ sẽ biết rõ hơn phải làm những gì.

Đơn giản hóa các yêu cầu của bạn

Đừng luôn đổ lỗi cho những đứa trẻ, có thể chúng không hiểu bạn muốn gì. Hãy hướng dẫn trẻ theo cách đơn giản nhất, thay vì bảo rằng: "con lấy giúp mẹ cái lược" thì bạn hoàn toàn có thể hướng dẫn chi tiết hơn: "Con đi lên cầu thang, vào phòng tắm, nhìn cái tủ bên dưới và lấy giúp mẹ cái lược".

Đứa trẻ hay chống đối phải làm sao

Hạn chế sử dụng từ "không" đối với trẻ

Nói bạn nói "không" quá nhiều lần sẽ khiến bé bị nhờn và có thể phớt lờ lời nói của cha mẹ. Hãy thử một phương pháp khác, thay vì hét lên "Không! Đừng chơi trong bếp nữa" thì bạn có thể nói rằng: "Trong bếp rất bừa bọn và chật hẹp, con không nên chơi trong này. Con có thể ra ngoài vườn, sân để chơi sẽ thoáng và rộng rãi hơn". Phương pháp này vô tình khiển trẻ sẽ trở nên nghe lời hơn bởi cha mẹ đã tạo cho trẻ một hướng để lựa chọn thay vì quát mắng.

Có những nguyên tắc, quy luật riêng trong gia đình

Một số việc trong nhà phải đặt ra luật rõ ràng, đó là những công việc và cách ứng xử trong gia đình. Những ai vi phạm luật sẽ bị phạt nặng. Cha mẹ nếu lâu lâu vi phạm thì cũng ngoan ngoãn chấp hành một hình phạt nào đó cho trẻ hài lòng vì thấy luật gia đình thật nghiêm minh và công bằng.

Hãy nói: "Làm ơn...", thay vì "dừng lại" hoặc "đừng làm thế"

Bất cứ câu mệnh lệnh mang tính tiêu cực nào cũng đều không nhận được phản ứng tích cực từ phía người nghe. Hét lên: "Tôi không muốn cái bánh mì này" hoặc "đừng mang cho tôi thêm tách cà phê nữa" với người phục vụ sẽ không giúp bạn có những gì bạn muốn. Điều này cũng tương tự với trẻ nhỏ. Bạn có thể đề nghị con làm những gì bạn muốn chúng làm, thay vì những gì bạn không muốn chúng làm. Do đó, câu nói của bạn có thể là: "Mẹ muốn con đi và ngồi cùng chị", thay vì "đừng ngồi đây".

Rối loạn thách thức chống đối là một mô hình thường xuyên hoặc dai dẳng của hành vi tiêu cực, thách thức, hoặc thậm chí thù địch hướng đến các nhân vật có thẩm quyền. Chẩn đoán dựa vào tiền sử bệnh. Điều trị bằng liệu pháp tâm lý cá nhân kết hợp với liệu pháp gia đình hoặc người chăm sóc. Thỉnh thoảng, thuốc có thể được sử dụng để giảm kích thích.

Ước tính tỷ lệ hiện mắc của rối loạn thách thức chống đối rất khác nhau do tiêu chuẩn chẩn đoán rất chủ quan; tỷ lệ hiện mắc ở trẻ em và thanh thiếu niên có thể lên tới 15%. Trước tuổi dậy thì, trẻ nam bị ảnh hưởng nhiều hơn trẻ nữ; sau tuổi dậy thì, sự khác biệt thu hẹp.

Nguyên nhân của rối loạn thách thức chống đối là không rõ, nhưng có lẽ là phổ biến nhất là trẻ em từ các gia đình, trong đó người lớn tham gia vào xung đột lớn, tranh luận, mâu thuẫn giữa các cá nhân. Chẩn đoán này không nên xem như là một rối loạn bao trùm mà là một dấu hiệu của những vấn đề tiềm ẩn mà có thể cần phải tìm hiểu và điều trị thêm.

Các triệu chứng và dấu hiệu của chứng rối loạn chống đối

Thông thường, trẻ em bị rối loạn thách thức chống đối thường có những hành động sau:

  • Mất bình tĩnh của mình một cách dễ dàng và liên tục

  • Tranh cãi với người lớn

  • Thách thức người lớn

  • Từ chối tuân thủ các quy tắc

  • Cố ý làm phiền người

  • Đổ lỗi cho những người khác về những sai lầm của chính họ hoặc hành vi sai trái

  • Dễ bực mình và tức giận

  • Hằn học hoặc thù oán

Nhiều trẻ em bị ảnh hưởng cũng thiếu những kỹ năng xã hội.

  • Tiêu chuẩn lâm sàng

Rối loạn thách thức chống đối được chẩn đoán nếu trẻ đã có 4 trong số các triệu chứng trên trong vòng ít nhất 6 tháng. Triệu chứng cũng phải nghiêm trọng và thách thức.

Rối loạn thách thức chống đối phải được phân biệt với những điều sau, có thể gây ra các triệu chứng tương tự:

  • Các hành vi chống đối từ nhẹ đến trung bình: Các hành vi như vậy xảy ra theo định kỳ ở hầu hết trẻ em và vị thành niên.

  • Liệu pháp sửa đổi hành vi

  • Đôi khi thuốc

Các vấn đề cơ bản (ví dụ, rối loạn chức năng của gia đình) và rối loạn cùng tồn tại (ví dụ, ADHD) cần được xác định và sửa chữa. Tuy nhiên, ngay cả khi không có biện pháp khắc phục hay điều trị, hầu hết trẻ em có ODD dần dần cải thiện theo thời gian.

Ban đầu, việc điều trị lựa chọn cho rối loạn thách thức chống đối là một chương trình sửa đổi hành vi dựa trên phần thưởng được thiết kế để làm cho các hành vi của đứa trẻ phù hợp hơn về mặt xã hội. Nhiều trẻ em có thể được hưởng lợi từ liệu pháp dựa vào nhóm để xây dựng kỹ năng xã hội.

  • Trong rối loạn thách thức chống đối, trẻ em thường mất bình tĩnh, thách thức người lớn, bỏ qua các quy tắc, và cố ý làm phiền người khác.

  • Ban đầu, sử dụng một chương trình sửa đổi hành vi dựa trên phần thưởng để làm cho hành vi của đứa trẻ phù hợp hơn về mặt xã hội; đôi khi các loại thuốc dùng để điều trị rối loạn trầm cảm và lo âu có thể giúp ích.

Đứa trẻ hay chống đối phải làm sao

Bản quyền © 2022 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.