Gen của sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa năm 2024

quynhdihoc

  • 16

uk, thứ nhất là bên trên mình viết phiên mã là đúng vì qt sao mã còn dc gọi là qt phiên mã ?

Theo như ý kiến của caothuyt2 thì tớ nghĩ là sau khi qt sao mã kết thúc và cắt bỏ phần intron, nối các êxôn tạo ra mARN hoàn chỉnh ;Tỉ lệ % cao hơn các êxôn dc ghép đúng theo trình tự > mang thông tin di truyền nguyên vẹn từ ADN > prôtêin , còn % nhỏ hơn sẽ tạo ra số lượng ít mARN khác và đây là lí do để tạo ra 1 lượng prôtêin khác

Đây cũng chỉ là do mình suy luận ra thôi chứ thầy ko có nhắc kĩ cho tụi mình Ak thầy mình cũng nói là chúng ta không nên học nguyên vẹn phần dịch mã trong sgk đã tổng hợp (cả cơ bản + nâng cao) vì ở đó gần như 1 ví dụ cụ thể, mà khi đi thi trả lời như vậy sẽ ko dc điểm cao, chúng ta nên tự khái quát các bước chung cho qt dịch mã một cách chung nhất.

Last edited by a moderator: 2 Tháng chín 2009

Phát biểu nào sau đây về gen theo quan nhiệm hiện nay là sai? I. Hệ gen của sinh vật nhân sơ được mã hóa liên tục, còn hệ gen của sinh vật nhân thực được mã hóa không liên tục, xen kẽ giữa những vùng không mã hóa exon là các vùng mã hóa intron. II. Sinh vật nhân thực hệ gen được chia thành 3 vùng cơ bản là vùng mở đầu nằm ở đầu 3’, vùng kết thúc nằm ở đầu 5’ của mạch bổ sung và...

Đọc tiếp

Phát biểu nào sau đây về gen theo quan nhiệm hiện nay là sai?

  1. Hệ gen của sinh vật nhân sơ được mã hóa liên tục, còn hệ gen của sinh vật nhân thực được mã hóa không liên tục, xen kẽ giữa những vùng không mã hóa exon là các vùng mã hóa intron.

II. Sinh vật nhân thực hệ gen được chia thành 3 vùng cơ bản là vùng mở đầu nằm ở đầu 3’, vùng kết thúc nằm ở đầu 5’ của mạch bổ sung và vùng mã hóa.

III. Gen ở sinh vật nhân thực thường có đặc điểm là nhiều gen chung nhau 1 promoter trong khi ở sinh vật nhân sơ thì mỗi gen có riêng 1 promoter nên được gọi là operon.

  1. phần lớn các gen ở sinh vật nhân thực có vùng mã hóa liên tục, còn các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa không liên tục.
  1. phần lớn các gen ở sinh vật nhân thực có vùng mã hóa liên tục, còn các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục hoặc không liên tục.
  1. phần lớn các gen ở sinh vật nhân thực và nhân sơ đều có vùng mã hóa liên tục hoặc không liên tục.
  1. gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục, phần lớn các gen ở sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục.

Vùng mã hóa ở gen là chuỗi nuclêôtit của DNA mang thông tin di truyền về sản phẩm mà gen đó quy định. Sản phẩm này là phân tử RNA, trong đó chủ yếu và quan trọng nhất là mRNA (RNA thông tin) vì nó mang thông tin của prôtêin.

Thuật ngữ này dịch từ nguyên gốc tiếng Anh: coding region (phiên âm Quốc tế: /ˈkoʊdɪŋ ˈriʤən/) và còn được gọi là trình tự DNA mã hoá (Coding DNA Sequence, phiên âm Quốc tế: /kōd'ing DNA sē'kwĕns/) hoặc chuỗi mã hoá (tiếng Pháp: séquence codante), do đó thường được viết tắt là CDS.

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trong cấu trúc tuyến tính (mạch thẳng) của một gen, người ta thường phân biệt 3 vùng là "vùng điều hoà" (regulatory region), "vùng mã hoá" (coding region) và "vùng kết thúc". Vùng kết thúc thường được gọi là trình tự tắt (silencer) hoặc inactivateur (trình tự bất hoạt). Hình 1 mô tả các vùng này ở một gen nói chung.
  • Vùng mã hoá là phần có kích thước lớn nhất của gen, tính từ đầu 5' từ vị trí có bộ ba mở đầu (start codon) cho đến hết vị trí có bộ ba kết thúc dịch mã. Nếu chỉ xét một mạch của gen, thì có thể mô tả chung về các vùng này như hình 1. Ở sinh vật nhân sơ, thì vùng mã hoá gồm các bộ ba mã di truyền liên tiếp nhau, do gen của chúng là gen không phân mảnh. Còn ở sinh vật nhân thực, thì gen của chúng là gen phân mảnh có vùng mã hóa không liên tục, gồm các đoạn intrôn (không có mã di truyền) xen kẽ với các đoạn êxôn (có mã di truyền), do đó vùng mã hoá của gen cấu trúc có cả đoạn không mã hoá, tức là không mang mã quy định trực tiếp amino acid.
    Gen của sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa năm 2024
    Hình 2: Phân bố các vùng chính của RNA trưởng thành nói chung.
  • Vì gen cấu trúc (gen mang thông tin quy định amino acid) tổng hợp ra mRNA (RNA thông tin), nên mRNA cũng có vùng mã hoá. Do đó, theo nghĩa rộng hơn, thì vùng mã hoá (tức là CDS - chuỗi mã hóa DNA) không chỉ có ở gen, mà còn có ở mRNA đã được phiên mã từ gen tương ứng. Ở mRNA, vùng mã hóa tính từ bộ ba mở đầu AUG khởi tạo dịch mã, cho đến hết bộ ba kết thúc là UAA hay UAG hoặc UGA.
  • Ở sinh vật nhân thực, khi một mRNA đã trưởng thành (đã được chế biến xong), thì vùng mã hóa của mRNA này - như trên đã giới thiệu - được tính từ bộ ba mở đầu cho đến hết bộ ba kết thúc và được "chặn" ở cả hai đầu (đầu 5' và đầu 3') bởi một chuỗi ribônuclêôtit gọi là chuỗi không được dịch mã (untranslated region) viết tắt là UTR. Đoạn UTR ở phía đầu 5' được đặt tên là 5'-UTR, còn đoạn UTR ở phía đầu 3' được đặt tên là 3'-UTR (hình 2). Lúc đã trưởng thành, thì CDS (của RNA) chỉ gồm toàn êxôn (có mã di truyền). Khi dịch mã, thì chỉ vùng mã hoá được ribôxôm dịch thành chuỗi pôlypeptit, còn các UTR có nhiều chức năng, nhưng chủ yếu là để ribôxôm nhận biết chỗ bám vào, tổng hợp pôlypeptit (hình 3).
  • Ở DNA bổ sung, thì vùng mã hoá luôn là liên tục, nghĩa là không phân mảnh, bởi nó được tổng hợp từ mRNA trưởng thành chỉ gồm toàn bộ ba mã di truyền là các êxôn.

Vai trò[sửa | sửa mã nguồn]

Gen của sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa năm 2024
Hình 3: Các khâu: phiên mã, chế biến RNA và dịch mã.

  • Sau khi mRNA được tạo thành qua phiên mã và được chế biến (nếu ở sinh vật nhân thực), thì nó được làm khuôn để tổng hợp nên pôlypeptit, từ đó tạo thành prôtêin. Quá trình này gọi là dịch mã (hình 3). Chuỗi pôlypeptit tạo thành prôtêin bậc cao hơn được quyết định bởi vùng mã hoá (CDS) của RNA, nên vùng CDS rất quan trọng.
  • Do có mang bộ ba mã di truyền, nên vùng mã hoá đóng một vai trò đặc biệt trong đời sống của một sinh vật. Bất kể biến đổi nào dù nhỏ chỉ ở mức phân tử ở vùng này cũng dẫn đến thay đổi một bộ ba mã di truyền, do đó thường dẫn đến thay đổi amino acid trong prôtêin được tổng hợp nên, từ đó gây đột biến có hại. Một ví dụ kinh điển về trường hợp này trong lĩnh vực di truyền y học là bệnh hồng cầu liềm. Chỉ một đột biến điểm dạng thay thế đã làm hồng cầu vốn là tế bào hình cầu lõm hai mặt lại bị biến thành tế bào dài và thường cong như chiếc liềm tý hon (xem hình 4). Cụ thể về bệnh này như sau:
    Gen của sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa năm 2024
    Hình 4: Hồng cầu có dạng liềm trong các hồng cầu bình thường ở người dị hợp tử (HbA HbS).

‒ Côđon 6 ở gen HbA mã hoá β-glôbin đột biến thay cặp A-T bằng cặp T-A.

‒ Chuỗi pôlipeptit tương ứng có glutamic bị thay bằng valin.

‒ Từ đó alen HbA biến đổi thành alen HbS.

‒ Thể dị hợp HbA HbS có cả hồng cầu lành lẫn hồng cầu liềm, thường không làm việc nặng được và không thọ. Thể đồng hợp lặn HbS HbS chết rất sớm (thường chết trước 25 tuổi) do mắc loạt bệnh lí: hồng cầu dễ vỡ, gây tắc mạch, tiêu huyết, tổn thương lách v.v.