Khảo sát hiện trạng công trình là gì năm 2024

Quá trình thi công công trình xây dựng phải được giám sát, quản lý chặt chẽ để đảm bảo sự an toàn nhân công, chất lượng của công trình. Khi khảo sát hiện trạng công trình, người khảo sát phải lập biên bản khảo sát. Vậy mẫu biên bản khảo sát hiện trạng công trình mới nhất bao gồm những nội dung gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:

Khảo sát hiện trạng công trình là gì năm 2024
Biên bản khảo sát hiện trạng công trình là gì?

Đối với những người làm trong lĩnh vực xây dựng thì sẽ quen với công tác khảo sát hiện trạng công trình và lập biên bản.

Theo đó, biên bản khảo sát hiện trạng công trình là văn bản ghi nhận lại quá trình kiểm tra hiện trường xây dựng công trình. Trong biên bản khảo sát hiện trạng công trình sẽ ghi nhận thời gian, địa điểm, thành phần tham gia khảo sát và những nội dung kiểm tra.

Khảo sát hiện trạng công trình là gì năm 2024
Biên bản khảo sát hiện trạng công trình dùng để làm gì?

II. Biên bản khảo sát hiện trạng công trình dùng để làm gì?

Biên bản khảo sát hiện trạng công trình đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn lao động cũng như chất lượng thi công.

Việc lập biên bản khảo sát hiện trạng công trình có vai trò như sau:

  • Là một chứng cứ chứng minh cho các sự việc đã xảy ra tại thời điểm lập biên bản và được sử dụng cho các mục đích khác;
  • Đảm bảo sự minh bạch, khách quan trong quá trình thi công và hoàn thiện công trình;
  • Làm rõ những vấn đề chưa hoàn thiện, xác định khuyết điểm từ đó tìm ra hướng khắc phục phù hợp và kịp thời.
    Khảo sát hiện trạng công trình là gì năm 2024
    Quy định của pháp luật về biên bản khảo sát hiện trạng công trình

III. Quy định của pháp luật về biên bản khảo sát hiện trạng công trình

Căn cứ theo Điều 74 Luật Xây dựng 2014 quy định về yêu cầu đối với khảo sát xây dựng, theo đó:

  • Nhiệm vụ, phương án khảo sát phải phù hợp với từng loại, cấp công trình xây dựng, các bước thiết kế;
  • Phương án khảo sát xây dựng phải phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng được áp dụng;
  • Công tác khảo sát phải tuân thủ phương án kỹ thuật khảo sát, đảm bảo an toàn;
  • Kết quả khảo sát phải được lập thành báo cáo đảm bảo khách quan, trung thực, chính xác;
  • Nhà thầu khảo sát xây dựng phải có những điều kiện năng lực phù hợp với từng loại, cấp công trình xây dựng.

Cũng theo quy định trên, kết quả khảo sát phải được lập thành báo cáo (biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng). Trong biên bản này sẽ có những nội dung như sau:

  • Thông tin cụ thể về thời gian, địa điểm lập biên bản;
  • Các thành phần tham gia kiểm tra hiện trường thi công xây dựng;
  • Nội dung kiểm tra hiện trường thi công xây dựng: Thời gian thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình kiểm tra;
  • Kết luận kiểm tra hiện trường thi công xây dựng;
  • Chữ ký của các bên tham gia kiểm tra.

Xem thêm về mẫu biên bản ghi nhận hiện trạng: Tại đây.

Khảo sát hiện trạng công trình là gì năm 2024
Mẫu biên bản khảo sát hiện trạng công trình

IV. Mẫu biên bản khảo sát hiện trạng công trình

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN KIỂM TRA HIỆN TRƯỜNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Trước khi nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng và bàn giao công trình)

Công trình: ……………………………………………………………

Hạng mục: …………………………………………………………….

Địa điểm xây dựng: ……………………………………………….

1. Thành phần tham gia:

I.1/ Thành phần trực tiếp kiểm tra

  1. Đại diện Cục Quản lý Xây dựng công trình:

– Ông ……………………………… Chức vụ: …………………….

– Ông ………………………………. Chức vụ: …………………

  1. Đại diện Ban Quản lý Dự án

– Ông ……………………………….. Chức vụ: ………………….

– Ông ………………………………… Chức vụ: ………………….

  1. Đại diện Nhà thầu Tư vấn giám sát (nếu có thuê Tư vấn giám sát):

– Ông …………………………………… Chức vụ: ………………………

– Ông …………………………………… Chức vụ: ………………………

  1. Đại diện Nhà thầu Tư vấn Thiết kế:

– Ông …………………………………… Chức vụ: ……………………….

– Ông …………………………………… Chức vụ: ……………………..

  1. Đại diện Nhà thầu thi công: ……………………..(Ghi tên nhà thầu)…………..

– Ông ……………………………… Chức vụ: …………………………

– Ông ………………………………. Chức vụ: …………………………

I.2/ Đơn vị khách mời:

  1. Đại diện Đơn vị Quản lý khai thác, sử dụng: ………….(Ghi tên đơn vị QLKT,SD)……..

– Ông ……………………………….. Chức vụ: …………………….

– Ông ……………………………… Chức vụ: ……………………..

  1. Đại diện UBND …………..(Ghi tên UBND huyện, xã, nếu có mời)………….

– Ông …………………………………… Chức vụ: ………………….

– Ông …………………………………… Chức vụ: …………………..

– Ông …………………………………… Chức vụ: …………………….

2. Thời gian kiểm tra:

Bắt đầu: Lúc….giờ….phút….ngày….tháng….năm….

Kết thúc: Lúc ….giờ…phút…ngày….tháng……năm….

Tại công trình …………………………………………………………….

3. Đánh giá chất lượng xây dựng công trình:

  1. Tài liệu làm căn cứ kiểm tra

– Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư: (Ghi số quyết định, ngày tháng ký quyết định, cấp quyết định phê duyệt Dự án đầu tư)

– Hồ sơ thiết kế kế bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt: Ghi số, tên quyết định, ngày tháng quyết định phê duyệt

– Hợp đồng thi công xây dựng: Ghi số hợp đồng, ngày, tháng, năm ký hợp đồng.

– Hồ sơ hoàn công công trình (hoặc hạng mục công trình) do … (ghi tên nhà thầu thi công) lập ngày …. tháng … năm …. đã được cán bộ giám sát (hoặc tư vấn giám sát) ký xác nhận.

– Quyết định cấp đất xây dựng số: ………..(Ghi số quyết định, ngày tháng ký quyết định, cấp quyết định).

– Các văn bản liên quan trong quá trình thi công: (Ghi tên các văn bản liên quan, nếu có)

  1. Về chất lượng xây dựng công trình: (Ghi nhận xét đánh giá về chất lượng xây dựng công trình)

…………………………………………………………………………

  1. Về mặt bằng sử dụng đất của công trình:

(Ghi rõ mặt bằng sử dụng đất của công trình có được bàn giao đúng theo quyết định cấp đất xây dựng hay không, số lượng cọc mốc ranh giới có đầy đủ và đảm bảo chất lượng hay không, vv…)

……………………………………………………………………………

  1. Các tồn tại cần sửa chữa, khắc phục (nếu có): (Ghi các tồn tại cần khắc phục sửa chữa và thời gian hoàn thành)

……………………………………………………………………………

  1. Kết luận: ………………………………………………………….

CHỮ KÝ CỦA CÁC BÊN THAM GIA

CỤC QUẢN LÝ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

TƯ VẤN GIÁM SÁT

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

TƯ VẤN THIẾT KẾ

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

NHÀ THẦU THI CÔNG

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

ĐƠN VỊ QUẢN LÝ, KHAI THÁC

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN UBND HUYỆN…….

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Cách lập biên bản khảo sát hiện trạng công trình:

Thông tin người tham gia kiểm tra hiện trạng công trình:

  • Ghi rõ thông tin người đại diện tham gia trong biên bản hiện trường gồm người đại diện cho các bên liên quan và chức vụ của họ;
  • Đối với thành phần trực tiếp kiểm tra sẽ bao gồm: Hai cán bộ của Cục quản lý công trình xây dựng, hai cán bộ kỹ thuật của Ban quản lý dự án, hai cán bộ đại diện bên thiết kế công trình xây dựng;
  • Thành phần khách mời bao gồm: Đại diện cho bên khai thác, sử dụng công trình và đại diện bên đơn vị tổ chức hành chính tại địa phương;

Phần nội dung biên bản khảo sát hiện trạng công trình bao gồm:

  • Nêu rõ mục đích kiểm tra, diễn biến trong quá trình kiểm tra;
  • Các nội dung được trình bày rõ ràng, khoa học; biên bản phải ghi rõ trọng tập nhằm xác định được các vấn đề cần giải quyết và đưa ra phương án xử lý;
  • Biên bản còn là căn cứ đánh giá, kiểm tra chất lượng thi công công trình xây dựng. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào biên bản để phê duyệt phương án thi công, bản vẽ,…

Như vậy, có thể thấy việc lập biên bản ghi nhận hiện trạng công trình vô cùng quan trọng. Chính vì tầm quan trọng của việc khảo sát hiện trạng công trình trong quá trình thi công cho nên việc lập vi bằng ghi nhận hiện trạng công trình cũng được nhiều người lựa chọn.

Lập vi bằng ghi nhận lại hiện trạng công trình hay lập biên bản khảo sát hiện trạng công trình đều có những ưu điểm khác nhau. Do đó, các bên có thể thảo luận với nhau về việc sử dụng biên bản hay vi bằng. Dưới đây là các bước lập vi bằng ghi nhận hiện trạng công trình:

Bước 1: Liên hệ với Văn phòng Thừa phát lại để được tư vấn và báo phí lập vi bằng

Khách hàng có thể liên hệ với Thừa phát lại Ngọc Phú để được tư vấn về việc lập vi bằng ghi nhận lại hiện trạng công trình. Văn phòng Thừa phát lại sẽ căn cứ hồ sơ khách hàng cung cấp để tiến hành khảo sát hiện trạng. Sau đó sẽ dựa trên khối lượng công việc và kết quả khảo sát để báo phí phù hợp. Quý khách hàng có thể liên hệ với Thừa phát lại Ngọc Phú thông qua:

Địa chỉ: Số 3C2, Đại lộ Đồng Khởi, phường Phú Khương, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

hoặc hotline: 0913419996

Gmail: [email protected]

Theo dõi Thừa phát lại Ngọc Phú tại đây: thuaphatlaimanhphu.vn

Bước 2: Tiến hành ghi nhận các nội dung làm việc

Sau khi các bên đã thống nhất chi phí, Văn phòng Thừa phát lại sẽ tiến hành cử Thừa phát lại tiến hành ghi nhận hiện trạng công trình mà khách hàng yêu cầu theo lịch hẹn.

Bước 3: Nhận kết quả và thanh lý hồ sơ

Sau khi đã ghi nhận hiện trạng công trình theo yêu cầu, Văn phòng thừa phát lại sẽ tiến hành hoàn thiện vi bằng và thực hiện thủ tục đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp.

Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về mẫu biên bản khảo sát hiện trạng công trình mới nhất của Thừa phát lại Ngọc Phú. Nếu Quý khách có nhu cầu lập vi bằng ghi nhận hiện trạng công trình trong quá trình thi công thì hãy liên hệ đến Thừa phát lại Ngọc Phú nhé!

Khảo sát công trình gồm những gì?

Bao gồm các công tác: thu thập, phân tích và hệ thống hoá tài liệu khảo sát hiện có của khu vực, địa điểm xây dựng; Thị sát địa chất công trình; Đo vẽ địa chất công trình; Thăm dò địa vật lý,… Và báo cáo kết quả phân tích, đánh giá số liệu.

Tại sao phải khảo sát công trình?

Khảo sát công trình giúp tránh sai sót và thiếu sót Hiểu chính xác kích thước và địa hình của bất kỳ địa điểm nào là chìa khóa để đảm bảo những gì bạn dự định đạt được sẽ tuân thủ các nguyên tắc xây dựng, kế hoạch thành phố và mục tiêu cuối cùng của dự án của bạn.

Khảo sát hiện trạng nhằm mục đích gì?

Khảo sát hiện trạng là một quy trình nghiên cứu và đánh giá các điều kiện tự nhiên, môi trường xung quanh địa điểm dự kiến xây dựng nên công trình. Đây là bước quan trọng để phục vụ cho các công tác quy hoạch, thiết kế, tính toán khối lượng đào, đắp, v.v..

Khảo sát đất là gì?

1. Khảo sát địa chất công trình là gì? Là công tác nghiên cứu, đánh giá điều kiện địa chất công trình tại địa điểm xây dựng nhằm xác định cấu trúc nền đất, tính chất cơ lý của các lớp đất nền, điều kiện nước dưới đất và các tai biến địa chất phục vụ cho công tác quy hoạch, thiết kế và xử lý nền móng…