Giải thích câu Vàng thì thử lửa thử than/ Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời

 

Anh(chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về nội dung những câu sau:

- Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

- Vàng thì thử lửa thử than,

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.

Giải thích câu Vàng thì thử lửa thử than/ Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời

Cả hai câu ca dao trên đều nói về tầm quan trọng của việc ăn nói trong đời sống hằng ngày.

Câu thứ nhất khuyên người ta nên biết "lựa lời mà nói", tránh nói những lời khiến cho người khác phải mất lòng, hay tổn thương, hay làm phương hại đến người khác; bởi lẽ, lời nói đó không mất tiền mua, nó lấy từ kho ngôn ngữ chung của nhân loại.

Câu thứ hai nhấn mạnh lời nói chính là thước đo giá trị  của một con người. Tác giả dân gian đặt trong tương quan so sánh với việc thử chất lượng của vàng( thử lửa, thử than), và chuông kêu( thử tiếng).

Vì vậy, trong đời sống hằng ngày chúng ta nên biết chọn lựa lời nói sao cho hợp lí, thể hiện nét văn hóa của mình, để người khác tôn trọng.

 

Câu 3b, trang 114, sgk Ngữ Văn 10

 

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ. Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.

 

 

Định nghĩa - Khái niệm

vàng thì thử lửa, thử than; chim khôn thử tiếng, người ngoan thử lời có ý nghĩa là gì?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của câu vàng thì thử lửa, thử than; chim khôn thử tiếng, người ngoan thử lời trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ vàng thì thử lửa, thử than; chim khôn thử tiếng, người ngoan thử lời trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ vàng thì thử lửa, thử than; chim khôn thử tiếng, người ngoan thử lời nghĩa là gì.

 

Tất cả mọi vật trên đời đều có cách thử để biết tốt xấu; qua lời ăn tiếng nói có thể biết được con người khôn ngoan.
  • ông nói gà bà nói vịt, ông bảo làm thịt, bà bảo để nuôi là gì?
  • công thành danh toại là gì?
  • yêu nhau, chín bỏ làm mười là gì?
  • thiên phương bách kế là gì?
  • trời sinh trời dưỡng là gì?
  • nước lên rồi nước lại ròng là gì?
  • một đời kiện, chín đời thù là gì?
  • thay ngựa giữa dòng là gì?
  • gái có chồng như rồng có vây là gì?
  • vén tay áo sô, đốt nhà táng giấy là gì?
  • thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng là gì?
  • lên voi, xuống chó là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của câu "vàng thì thử lửa, thử than; chim khôn thử tiếng, người ngoan thử lời" trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

vàng thì thử lửa, thử than; chim khôn thử tiếng, người ngoan thử lời có nghĩa là: Tất cả mọi vật trên đời đều có cách thử để biết tốt xấu; qua lời ăn tiếng nói có thể biết được con người khôn ngoan.

Đây là cách dùng câu vàng thì thử lửa, thử than; chim khôn thử tiếng, người ngoan thử lời. Thực chất, "vàng thì thử lửa, thử than; chim khôn thử tiếng, người ngoan thử lời" là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thành ngữ vàng thì thử lửa, thử than; chim khôn thử tiếng, người ngoan thử lời là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

 

 

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

 

  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 1
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9 (Ngắn Gọn)
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9 (Cực Ngắn)
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 9 Tập 2
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 Tập 2

1. Bài tập 1 (tr. 23, SGK)

Trả lời:

– Qua các câu đó, cha ông ta khuyên dạy chúng ta khi nói năng cần phải dùng lời lẽ lịch sự, nhã nhặn

– Một số câu ca dao tục ngữ có nội dung tương tự:

+ Vàng thì thử lửa thử than,

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.

+ Chẳng được miếng thịt miếng xôi

Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng.

+ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

2. Bài tập 2, tr. 23, SGK

Trả lời:

– Những phép tu từ có liên quan đến phương châm lịch sự: nói giảm nói tránh

– Ví dụ:

+ trong bài thơ Khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến viết: Bác Dương thôi đã thôi rồi để nói về việc người bạn của mình đã chết

+ gặp một người có ngoại hình xấu: Chị ấy không được đẹp cho lắm

+ để trả lời câu hỏi của phụ huynh học sinh về tình hình học tập của một em học yếu, cô giáo nói: Cháu học chưa được vững lắm

3. Bài tập 5 (tr. 24, SGK)

Trả lời:

Thành ngữ Giải nghĩa Phương châm hội thoại liên quan
Nói năng băm bổ nói bóp chát, xỉa xói , thô bạo, nhằm lấn át người khác Phương châm lịch sự
Nói như đấm vào tai nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu Phương châm lịch sự
Điều nặng tiếng nhẹ nói trách móc, chì chiết Phương châm lịch sự
Nửa úp nửa mở nói mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết ý Phương châm cách thức
Mồm loa mép giải lắm lời, đanh đá, nói át người khác Phương châm lịch sự
Đánh trống lảng lảng ra, né tránh không muốn tham dự một việc nào đó, không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi phương châm quan hệ
Nói như dùi đục chấm mắm cáy nói không khéo, thô cộc, thiếu tế nhị Phương châm lịch sự

4. Thế nào là nói lảng? Nói lảng liên quan đến phương châm hội thoại nào? Tìm ví dụ về hiện tượng nói lảng trong giao tiếp

Trả lời:

– Nói lảng là hiện tượng người nói chủ ý nói sang chuyện khác, cốt để tránh chuyện đang nói

– Nói lảng liên quan đến phương châm hội thoại về lượng

 

– Ví dụ:

A nói: Hôm trước cậu mượn của tớ 200 nghìn cậu nhớ không?

B đáp: Thời tiết hôm nay đẹp thế, chúng mình đi chơi đi!

5. Theo Từ điển giả thích từ ngữ tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, NXB Giaso dục, 1998) thì: Nói nhăng nói cuội là nói những điều không có thực, những điều nhảm nhí, lăng nhăng, vu vơ hão huyền. Cách nói đó liên quan (vi phạm) phương châm hội thoại nào?

Trả lời:

– Cách nói nhăng nói cuội vi phạm phương châm hội thoại về chất