Giáo án văn hóa giao thông lớp 3 bài 3 năm 2024

PHÒNG GD-ĐT THỦ THỪA TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG THUẬN Số: 231/ KH-THLT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do- Hạnh phúc Long Thuận, ngày 10 tháng 9 năm 2019

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG NĂM HỌC 2019 -2020

Căn cứ công văn số 872/PGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Phòng Giáo dục và đào tạo V/v Hướng dẫn giảng dạy giáo dục an toàn giao thông năm học 2018-2019 cấp tiểu học. Trường Tiểu học Long Thuận xây dựng kế hoạch tổ chức giảng dạy nội dung giáo dục an toàn giao thông (ATGT) trong đơn vị năm học 2018-2019 như sau:

  1. Mục đích 1. Làm cho học sinh có hiểu biết, có ý thức tuân theo những qui định cơ bản trong Luật giao thông đường bộ (có một phần của đường sắt, đường thuỷ) để phòng tránh tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn tính mạng và giữ gìn trật tự xã hội. 2. Dạy cho học sinh có một số kỹ năng cơ bản, cần thiết khi tham gia giao thông (đi bộ, đi qua đường, ngồi trên xe đạp, xe máy, đi xe đạp, đi trên các phương tiện giao thông cơ giới,…); hình thành thói quen chấp hành theo Luật giao thông, có thái độ không đồng tình với những hành vi vi phạm Luật giao thông. 3. Hướng dẫn học sinh biết phòng tránh tai nạn giao thông khi đi trên đường phố có các tình huống phức tạp, biết lựa chọn đường đi đảm bảo an toàn. II. Kế hoạch thực hiện 1. Đối tượng học tập Tất cả học sinh các khối: 1,2,3,4 và 5 2. Thời gian triển khai: – Học chính khoá : Từ ngày 13/9/2019 đến ngày 15/11/2019 (Dạy tiết 1 ngày 13/9/2019) – Các hoạt động ngoại khoá thực hiện đến cuối năm. 3. Tài liệu giảng dạy: 3.1. Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 1,2,3,4,5 của Bộ GD&ĐT xuất bản năm 2016. 3.2. Tài liệu bổ trợ: – Truyện tranh Pokémon cùng em học an toàn giao thông. – Truyện tranh Cảnh sát trưởng tí hon Thủ Thừa, Sách giáo dục kỹ năng ATGT. 3.3.Đồ dùng dạy học : Sử dụng các bộ đồ dùng dạy học hiện có, và là thêm đồ dùng dạy học để đáp ứng nhu cầu giảng dạy . – Đĩa hình Pokémon cùng em học an toàn giao thông. 4. Kế hoạch dạy học, giáo dục – Lớp 1, 2, 3, 4, 5 có 9 bài, thực hiện trong 10 tuần. – Mỗi tuần học 1 tiết xếp vào các tiết sinh hoạt tập thể (cho đến khi xong chương trình, từ tuần 3 đến truần 13) – Ôn tập, củng cố và tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh 1 tiết. 5 . Phương pháp dạy học: – Phương pháp giáo dục, dạy học: kết hợp giảng dạy trên lớp với việc tổ chức các hoạt động thực hiện ngoài giờ lên lớp đảm bảo tiết học nhẹ nhàng sinh động, cần tổ chức như một hoạt động để giáo dục kĩ năng thực hiện về an toàn giao thông (dạy ATGT cũng là dạy một kỹ năng sống cho học sinh) tránh hình thức, cứng nhắc để tạo hứng thú và giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn. – Thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học. – Cho học sinh thực hành, luyện tập trong sân trường, tổ chức đi lại khi đến lớp, tan trường . – Tổ chức sinh hoạt chủ đề về giao thông, các trò chơi có liên quan ATGT, thi vẽ tranh, làm thơ, viết báo tường, sưu tầm tranh, ảnh về ATGT, thi tiểu phẩm, thi hát với chủ đề về ATGT, mời cảnh sát giao thông nói chuyện chuyên đề,…. – Thời gian tiết học GDATGT trong khoảng 20 phút, vì vậy giáo viên có thể linh hoạt chọn lựa những nội dung thật gần gũi và cần thiết cho học sinh phù hợp với địa phương của mình. Bên cạnh đó có một số bài mà nội dung liên quan nhau thì giáo viên vẫn có thể kết hợp lại để nội dung đầy đủ đảm bảo tính logic của nội dung và thời gian tiết học dài hơn nhưng không quá 35 phút. 6.Tổ chức hoạt động ngoại khoá: Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá dưới nhiều hình thức như: – Xây dựng các chương trình phát thanh măng non, tuyên truyền sâu rộng trong toàn trường về Luật ATGT. – Tổ chức các hoạt động như: tìm hiểu Luật giao thông đường bộ, đường thuỷ; thi văn nghệ (tiểu phẩm, hò vè, cá hát, vẽ tranh,…) trong những giờ sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt ngoại khoá, sinh hoạt tập thể nhằm đẩy mạnh hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho học sinh, cộng đồng. – Tổ chức tốt hội thi ATGT cấp trường và tham gia hội thi cấp huyện. III. Tổ chức thực hiện: – Giáo viên thực hiện giảng dạy đầy đủ các bài An toàn giao thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. – Lồng ghép vào các môn học để giáo dục học sinh ý thức chấp hành đúng luật giao thông khi đi trên đường. – Ban Giám hiệu, BCH Công đoàn, Đoàn TNCS và Đội TNTP nhà trường thường xuyên nhắc nhở cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh chấp hành tốt các nội dung về an toàn giao thông. – Hàng tháng giáo viên báo cáo tình hình ATGT ở lớp. Trên đây là kế hoạch giáo dục ATGT năm học 2019 – 2020 của đơn vị trường Tiểu học Long Thuận./.

Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG – Các bộ phận; – Giáo viên; – Lưu:CM, VT.

LỊCH DẠY GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NĂM HỌC 2019-2020

KHỐI BÀI BÀI DẠY TUẦN THÁNG

Lớp 1 Bài 1 Đội mũ bảo hiểm 3 13/9/2019 Bài 2 Giữ trật tự, an toàn trước cổng trường 4 20/9/2019 Bài 3 Ngồi sau xe đạp, xe máy an toàn 5 27/9/2019 Bài 4 Văn minh, lịch sự khi đi bộ 6 4/10/2019 Bài 5 Văn minh, lịch sự khi ngồi sau xe đạp, xe máy 7 11/10/2019 Bài 6 Nếu em vô ý làm bạn ngã 8 18/10/2019 Bài 7 Không đùa nghịch trên hè phố 9 25/10/2019 Bài 8 Nhắc nhở người thân chấp hành tín hiệu giao thông 10 1/11/2019 Bài 9 Không hái hoa, bẻ cây trên đường 11 8/11/2019 Bài 10 Tổng kết 12 15/11/2019

Lớp 2 Bài 1 Đi bộ an toàn 3 13/9/2019 Bài 2 Chấp hành tín hiệu đèn giao thông 4 20/9/2019 Bài 3 Cày dây an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông 5 27/9/2019 Bài 4 Giúp đỡ ngưởi gặp khó khăn khi tham gia giao thông 6 4/10/2019 Bài 5 Không đi bộ dàn hàng ngang trên đường 7 11/10/2019 Bài 6 Nếu em bị bạn làm ngã 8 18/10/2019 Bài 7 Khi nhìn thấy người khác nghịch phá biển báo hiệu giao thông 9 25/10/2019 Bài 8 Khi người thân có uống bia, rượu nhưng vẫn điều khiển phương tiện giao thông 10 1/11/2019 Bài 9 Không xả rác bừa bãi trên đường giao thông (đường bộ, đường thủy) 11 8/11/2019 Bài 10 Tổng kết 12 15/11/2019

Lớp 3 Bài 1 Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông 3 13/9/2019 Bài 2 Lên xuống xe buýt, xe lửa an toàn 4 20/9/2019 Bài 3 An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy 5 27/9/2019 Bài 4 Văn minh, lịch sự khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng 6 4/10/2019 Bài 5 Giữ gìn vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng 7 11/10/2019 Bài 6 Khi em là người chứng kiến vụ va chạm giao thông 8 18/10/2019 Bài 7 Nhìn thấy vật cản không an toàn trên đường giao thông 9 25/10/2019 Bài 8 Khi người thân vừa nghe điện thoại vừa điều khiển phương tiện giao thông 10 1/11/2019 Bài 9 Không nghịch phá đèn tín hiệu, biển báo hiệu giao thông 11 8/11/2019 Bài 10 Tổng kết 12 15/11/2019

Lớp 4 Bài 1 Đi xe đạp đúng làn đường, phần đường quy định 3 13/9/2019 Bài 2 Biển báo hiệu giao thông 4 20/9/2019 Bài 3 An toàn khi đi qua chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt 5 27/9/2019 Bài 4 Giúp đỡ người khuyết tật, người già, trẻ nhỏ khi qua đường 6 4/10/2019 Bài 5 Giữ gìn xae đạp sạch, đẹp 7 11/10/2019 Bài 6 Va chạm xe đạp 8 18/10/2019 Bài 7 Khi nhìn thấy có người qua đường sắt trong khi xe lửa sắp tới 9 25/10/2019 Bài 8 Để xe đạp đúng nơi quy định 10 1/11/2019 Bài 9 Không ném đất, đá ra đường giao thông 11 8/11/2019 Bài 10 Tổng kết 12 15/11/2019

Lớp 5 Bài 1 Đi xe đạp qua ngã ba, ngã tư 3 13/9/2019 Bài 2 An toàn khi đi xe đạp qua cầu đường bộ 4 20/9/2019 Bài 3 Đi xe buýt một mình an toàn 5 27/9/2019 Bài 4 Lịch sự khi đi xe đạp trên đường 6 4/10/2019 Bài 5 Tôn trọng người điều khiển giao thông 7 11/10/2019 Bài 6 Khi gặp tai nạn xảy ra 8 18/10/2019 Bài 7 Khi phát hiện đường ray bị hỏng, đoạn đường bị sạt lở 9 25/10/2019 Bài 8 Không ném đất đá lên tàu, xe, thuyền bè đang chạy 10 1/11/2019 Bài 9 Không xê dịch dải phân cách di động, không nghịch phá trên đường ray 11 8/11/2019 Bài 10 Tổng kết 12 15/11/2019