Giấy được phát minh vào năm 105 năm đó thuốc thế kỷ nào tính từ năm đó đến này đã được bao nhiều năm

Người Trung Quốc cổ đại đã có nhiều phát minh đáng tự hào cho đến tận ngày nay như la bàn, lụa, sứ, thuốc nổ, pháo hoa và cả giấy viết. [Ảnh: TVNs]

Thái Luân sinh ra ở Quý Dương vào thời nhà Đông Hán, rồi trở thành Trung Thường của Hán Hòa Đế. Năm 105, dưới triều Hán, thời hoàng đế Hòa Đế, Thái Luân đem mấy mẫu giấy dâng vua, được vua hài lòng và phong tước quý tộc và cho ông làm quan trong triều đình. Ông là hoạn quan vì phải giữ tài sản và tiền bạc nhiều trong triều đình. Nhờ chế được giấy, ông trở thành giàu có.


  • Máy đọc sách kindle giá SHOCK!

  • Máy tính bảng giá SHOCK!

Tranh vẽ Thái Luân, tranh vẽ thế kỷ 18. [Ảnh Wikipedia]

Thái Luân chế giấy bằng cách lấy bên trong vỏ thân cây dâu tằm và xơ cây tre đem trộn với nước rồi giã nát với dụng cụ bằng gỗ, xong ông đổ hỗn hợp lên tấm vải căng phẳng và trải mỏng rồi để ráo nước. Khi đã khô, Thái Luân khám phá ra rằng có thể viết lên dễ dàng mà lại nhẹ nhàng. Thái Luân cũng đã thử các loại vỏ cây, cây gai dầu, lụa, và thậm chí lưới đánh cá, nhưng các công thức chính xác đã bị thất truyền.

Tuy nhiên, một phát hiện gần đây vào năm 2006, cho rằng quân đội Trung Quốc có thể đã sử dụng giấy trước Thái Luân hơn 100 năm. Điều này có nghĩa là Thái Luân đã góp phần cải tiến quy trình sản xuất giấy chứ không phải là người đã phát minh ra giấy viết. Mẫu giấy đầu tiên được tìm thấy ở tỉnh Cam Túc và trên đó có vẽ một bản đồ, có niên đại từ 179-41 TCN.

Trong thế kỷ thứ 5, Phạm Diệp đã tường thuật lại trong sách Hậu Hán thư:

“Từ xưa người ta đã dùng thanh tre để viết, được cột lại với nhau. Cũng có một loại giấy làm từ phế phẩm của tơ lụa. Nhưng tơ lụa quá đắt còn các thanh tre thì quá nặng nên không sử dụng thích hợp. Vì thế Thái Luân nghĩ ra kế làm giấy từ các vỏ thân cây, sợi thân cây, từ cây gai dầu cũng như từ vải và lưới đánh cá cũ. Năm 105 sau Công nguyên ông tâu lên Hoàng thượng và được ngài khen thưởng cho tài năng của ông. Từ đấy giấy trở nên thông dụng và trong cả vương quốc mọi người đều gọi đó là giấy của quý nhân Thái”.

Phát triển

Vào cuối thời Hán, người Trung Quốc đã có thể sản xuất ra giấy chất lượng cao. Từ nội thành, việc sản xuất giấy lan rộng khắp cả nước. Quy trình này cũng được giới thiệu đến Nhật Bản vào những năm 280 – 610.

Theo truyền thuyết, quy trình sản xuất giấy được đưa qua những đất nước Hồi giáo thông qua những tù nhân Trung Quốc bị bắt trong trận sông Talas [751]. Trận đánh là một cuộc đụng độ giữa quân đội A Rập và Tây Tạng với nhà Đường. Theo truyền thống, người Hồi Giáo sẽ thả tù nhân nếu họ có thể dạy người Hồi Giáo 10 kiến thức có giá trị. Các tù nhân Trung Quốc khi ấy đã chia sẻ kỹ năng của họ về việc sản xuất giấy. Cũng từ đây, những nhà máy sản xuất giấy đầu tiên được thành lập ở các nhà nước Hồi giáo.

Người Hồi giáo đã tinh chế quy trình làm giấy bằng cách áp dụng máy móc sản xuất ra hàng loạt giấy. Baghdad nổi lên như một trung tâm sản xuất giấy mới và nó đã phát minh ra những tờ giấy dày hơn. Một số kỹ thuật mới được sử dụng vải lanh thay vì vỏ cây dâu như người Trung Quốc từng dùng. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển việc sản xuất giấy. Từ đây, ngành công nghiệp đã lan rộng đến Damascus, nơi trở thành khu vực cung cấp giấy lớn nhất cho châu Âu.

Thông qua Irad, Syria, và Palestine, sản xuất giấy lan rộng hơn nữa về phía tây. Cac nhà máy giấy đầu tiên ở châu Phi xuất hiện ở Ai Cập và Morrocco khoảng năm 900. Từ đây, giấy bắt đầu được lan truyền sang Tây Ban Nha và châu Âu. Tại Bologna, nhà máy giấy đầu tiên xuất hiện vào năm 1293. Tại Anh, giấy lần đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ 13 và tại Đức là cuối thế kỷ 14.

Nhờ các thương gia Hồi giáo, giấy cũng được giới thiệu đến Ấn Độ và khoảng thế kỷ 13.

Vào thế kỷ thứ 9, việc sản xuất giấy thực sự trở nên phổ biến trong các quốc gia Hồi giáo. Chỉ những tác phẩm quan trọng nhất, chẳng hạn như cuốn sách Thánh – Kinh Qur’an không được phép viết lên giấy thông thường mà phải là giấy da bê. Những cuốn sách cũng được lưu ý bảo vệ bằng lụa, hay những miếng dán bằng da. Sau đó, Ai Cập đã lưu ý sản xuất giấy dày hơn, trong khi Iran lại chủ yếu sản xuất giấy mỏng hơn.

Đoạn trang giấy trong một cuốn Kinh Thánh tiếng Coptic từ Ai Cập trong thời kỳ Hồi giáo, những năm 700 – Triển lãm tại Viện Bảo tàng Phương Đông, Đại học Chicago, Chicago, Illinois, Hoa Kỳ. [Ảnh: Wikipedia]

Các khám phá về khảo cổ ở Trung Hoa cộng với phép tính tuổi bằng carbon phóng xạ chứng minh rằng giấy đã hiện diện từ hai thế kỷ trước Thái Luân, nhưng người ta vẫn cho Thái Luân là người sáng chế ra giấy giống như giấy ngày nay.

Đóng góp của Thái Luân được coi là một trong các sáng chế quan trọng nhất trong lịch sử loài người. Nó đã cho phép Trung Quốc phát triển nền văn minh của mình nhanh hơn trước đây khi còn dùng tre hay trúc để lưu chữ viết, và nó cũng đã kích thích sự phát triển của châu Âu khi kỹ thuật giấy đến đây vào khoảng thế kỷ 12 hay thế kỷ 13. Thái Luân được xếp hạng thứ 7 trong danh sách 100 người quan trọng nhất lịch sử của Michael H. Hart.

Giấy có vẻ như chỉ là một sản phẩm thông thường của ngày nay, nhưng không thể tưởng tượng được sự tiến bộ của nền văn minh hiện đại mà không cần dùng đến giấy.

 Theo TVNs

Ngày nay những sản phẩm được làm từ giấy đang rất phổ biến trong mọi hoạt động của cuộc sống. Nhưng có mấy ai biết được giấy có từ đâu không? Và lịch sử hình thành phát triển ra sao?

Trước đó, khi mà chưa có giấy, để ghi chép các sự kiện thì con người sử dụng hình vẽ khắc trong các hang động, các tấm đất sét. Sau đó con người sử dụng da để lưu trữ, rồi sử dụng giấy cối và ghi lên các thanh tre. Vậy thì giấy đã xuất hiện như thế nào để đến giờ trở thành thứ không thể thiếu trong cuộc sống?

Giấy về cơ bản là một dạng vật liệu được làm từ chất xơ. Độ dày của chúng chỉ dày từ vài trăm mm cho đến vài cm, có nguồn gốc từ thực vật. Bằng lực liên kết hydro, giấy được tạo ra mà không cần đến chất kết dính nào khác.

Người phát minh ra giấy được cho là Thái Luân – một thái giám Trung Quốc vào thế kỷ thứ 1, khoảng năm 105 sau công nguyên, dưới triều Hán.

Dâng các mẫu giấy này lên cho vua thời đó nên Thái Luân được phong quý tước quý tộc và chức quan trong triều đình. Nhưng không hiểu sao sau đó ông bị quan triều đình hợp mưu gây rắc rối nên bị nhà vua ghét bỏ. Cuối cùng, Thái Luân tắm rửa sạch sẽ, mặc áo quần thât đẹp, uống thuốc độc rồi lên giường nằm.

Giấy được làm ra như thế nào?

Nguyên liệu chính là từ các sợi bên trong của vỏ cây dâu [dâu tằm], cây cần sa, cây Thụy Hương. Đến thế kỷ 19, xuất hiện tình trạng thiếu bông khiến con người phải tìm ra vật liệu thay thế là gỗ. Con người về sau nhận thấy gỗ là chất liệu tốt nhất để làm gỗ. Nhưng gỗ liệu có thể tồn tại mãi không khi mà tài nguyên rừng chỉ có giới hạn. Chính vì thế mà con người tìm ra phương pháp tái chế lại giấy. Và công nghệ giấy kraft chính là kĩ thuật tái chế giấy hiện đại và thông dụng nhất hiện nay.

Các nguyên liệu để làm giấy được cắt vụn và giã nhỏ trộn với nước thành bột lỏng. Sau đó hỗn hợp được múc ra một cái rây nổi trên mặt nước. Lưới ở dưới đáy rây được gắn vào khung. Mỗi tờ giấy dược múc ra và làm khô trong rây. Vì thế cần phải có rất nhiều rây. Kĩ thuật này đã được lan truyền đến người Thái Lan vào khoảng năm 300.

Khoảng năm 600 thì kĩ thuật này được cải tiến khi được sử dụng rây múc lan truyền ở Triều Tiên và sau đó là Nhật Bản. Và kĩ thuật này vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.

Ở Nhật Bản, họ cải tiến thêm bằng cách pha vào bột của sợi giấy nhựa từ rễ của cây bụp mì. Các sợi được phát tán đều hơn và không bị vón cục. Loại giấy này được gọi là giấy Nhật [Washi].

Ở châu Âu sau này giấy được ép từng chồng, giữa hai tờ giấy có lót một tấm vải hay nỉ [phớt]. Qua đó mà quá trình làm khô giấy được tăng nhanh hơn và giấy được nén chặt lại.

Ngay từ thế kỷ thứ 2, khăn tay bằng giấy đã có ở Trung Quốc. Tờ báo Bắc Kinh là tờ báo giấy đầu tiên phát hành năm 363.

Thế kỷ thứ 6 bắt đầu sản xuất ra giấy vệ sinh từ giấy rơm rạ rẻ tiền nhất.

Với sự mở rộng của Con đường tơ lụa, Trung Quốc đã sản xuất giấy truyền bá sang Việt Nam và Triều Tiên từ thế kỷ thứ 3, sang Nhật Bản vào thế kỷ thứ 4. Cuối thế kỷ thứ 7 được truyền sang các nước Ấn Độ, Nepal, Pakistan và Bangladesh.

Tiền bằng giấy bắt đầu được áp dụng ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1396 [năm Hồng Vũ thứ 29].

Video liên quan

Chủ Đề