Gluxit biến đổi thành chất gì qua biến đổi hóa học để cơ thể hấp thụ

Trắc nghiệm: Thành phần nào dưới đây không bị biến đổi qua quá trình tiêu hoá?

A. Gluxit

B. Lipit

C. Vitamin

D. Prôtêin

Trả lời:

Đáp án đúng:A. Gluxit

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu kiến thức về Gluxit nhé!

1. Gluxit là gì?

- Gluxit là một chất hữu cơ có chứa 3 nguyên tử là cacbon [C], oxi [O] và Hidro [H] với tỷ lệ H:O = 2:1 [tương tự tỷ lệ của nước H2O]. Là những hợp chất hữu cơ tạp chức trong phân tử có nhiều nhóm hidroxy [-OH] và nhóm cacbonyl [-CHO, -CO]. Gluxit khá phổ biến ở cả động vật, thực vật và vi sinh vật.

- Đâylà một hợp chất hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phần. Chúng có chức năng chính là nguồn năng lượng dự trữ, là vật liệu cấu trúc cho tế bào. Tùy vào số lượng đơn phân trong phân tử mà gluxit được chia làm 3 loại:

+ Đường đôi bao gồm 2 phân tử đường đơn liên kết lại với nhau giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, cấu tạo đường đa.

+ Đường đa bao gồm nhiều phân tử đường đơn cùng liên kết lại với nhau với chức năng dự trữ năng lượng.

+ Đường đơn bao gồm glucôzơ, fructôzơ và glactôzơ với chức năng chính là cung cấp năng lượng cho tế bào.

2. Cấu trúc của gluxit

* Quá trình làm việc

- Trong quá trình làm việc của hệ miễn dịch, sự đông máu, thụ tinh, phát bệnh và sinh học phát triển thì gluxit và dẫn xuất của nó đóng vai trò quan trọng.

- Thứ 2, một phần trong cấu trúc của ARN và ADN tạo thành do các loại đường ribose và deoxyribose.

- Thứ 3, trong thành tế bào vi khuẩn và thực vật các thành phần cấu trúc là polysacarit. Cellulose – Là thành phần chính trong thành tế bào thực vật. Là các hợp chất hữu cơ phổ biến nhất trong sinh quyển.

- Thứ 4, carbohydrat và một số protein và lipid có quan hệ với nhau. Cả 2 bên có vai trò cực kì quan trọng trong việc tương tác gián tiếp giữa các tế bào. Và cả sự tương tác giữa các tế bào với thành phần khác ở trong môi trường tế bào.

3. Các loại gluxit

- Gluxit là các aldehyde polyhydroxy, xeton, rượu, axit, các chất dẫn xuất đơn giản của chúng và polyme của chúng có sự liên kết của các loại acetal. Chúng có thể được phân loại theo mức độ trùng hợp [polymerization] và có thể được chia thành ba nhóm chính ban đầu, cụ thể là các loại đường [thực phẩm], oligosaccharides và polysaccharides.

a. Monosaccharide

- Glucoza, fructoza, galactoza là các phân tử đơn giản nhất của gluxit, dễ hấp thu đồng hóa nhất. Khác nhau về hàm lượng và chủng loại, các thực phẩm động vật và thực vật đều có chứa các phân tử gluxit đơn giản này, tạo nên vị ngọt của thực phẩm.

b. Disaccarit

- Saccaroza, lactoza là các phân tử đường kép tiêu biểu. Các disaccarit khi thủy phân cho 2 phân từ đường đơn. Disaccarit và monosaccarit đều có vị ngọt. Nếu saccaroza có độ ngọt là 100 thì fructoza có độ ngọt là 173, lactoza là 16 và galactoza là 32, glucoza là 79.

c. Polysaccarit

- Tinh bột [amidon, amilopectin], glycogen, xenluloza là các dạng phân tử gluxít lớn. Hàm lượng và chủng loại của các phân tử gluxit này rất khác nhau trong các loại thực phẩm. Chúng có ảnh hưởng lớn đến trạng thái và độ đồng hóa hấp thu của thực phẩm.

4. Vai trò dinh dưỡng của gluxit

Đối với cơ thể người, vai trò chính củagluxitchính là sản sinh năng lượng. Đồng thời, gluxit còn có vai trò cụ thể như:

a. Cung cấp năng lượng

- Trong cơ thể, gluxit được lưu trữ trong gan dưới dạngglycogen. Gluxit khi ăn vào sẽ được chuyển hóa thành năng lượng, số dư còn lại một phần chuyển thành glycogen, một phần thì chuyển hóa thành mỡ dự trữ.

b. Tạo hình

- Gluxit cũng tham gia tạo hình giống như một thành phần của tế bào và mô khi ở một mức nhất định nào đó.

c. Điều hòa hoạt động của cơ thể

- Đây cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển hóa lipid, giúp cơ thể chuyển hóa thể cetonic. Đây là một chất có tính acid nên sẽ giúp cho cơ thể luôn giữ được hằng định nội môi.

d. Cung cấp chất xơ

- Chất xơ sẽ khiến cho khối thức ăn lớn hơn, tạo ra cảm giác no cho cơ thể nhằm tránh việc ăn quá nhiều. Chúng còn hỗ trợ hấp thụ các chất có hại trong đường ruột như cholesterol xấu, các chất gây ung thư, các chất gây oxy hóa…

Vai trò dinh dưỡng của gluxit

e. Gluxit có trong các loại thực phẩm nào?

- Trong tự nhiên, có rất nhiều loại thực phẩm có chứa gluxit, bao gồm các loại như: đường, chất xơ, tinh bột… Cho nên,gluxitchính là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể vì bữa ăn của chúng ta có nhiều chất bột. Trong khẩu phần ăn của mỗi người thì hàng ngày, mức năng lượng do chất bột cung cấp có thể lên đến 55-60%.

- Một số loại thực phẩm có chứa chất xơ phổ biến như: ngô, gạo, mì, kê, các loại khoai củ hoặc trong các sản phẩm được chế biến như bún, phở, miến… Thông thường, gluxit sẽ có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, nhất là ngũ cốc. Còn với các loại thực phẩm khác thì có hàm lượng như:

+ Gạo tẻ giã 75%

+ Gạo tẻ máy 76,2%

+ Ngô mảnh 72%

+ Hạt ngô vàng 69%

+ Bột mỳ 73%

+ Bánh mỳ 52%

+ Mỳ sợi 74%

+ Miến dong 82%

+ Khoai lang 28%

+ Khoai tây 21%

+ Sắn củ 36%…

- Nhu cầu cung cấp gluxit của cơ thể sẽ dựa vào việc thỏa mãn nhu cầu năng lượng liên quan đến các vitamin nhóm B có nhiều trong ngũ cốc. Với 1 khẩu phần ăn khoa học, hợp lý thì gluxit sẽ cung cấp khoảng 60% tổng năng lượng khẩu phần.

5. Lưu ý khi sử dụng Gluxit

- Gluxit là gì thì các bạn đã rõ. Gluxit hay còn gọi carbohydrate sẽ phân giải rồi được hấp thụ trong ruột, rồi chuyển tới gan. Gan sẽ chuyển hóa cacbonhydrat thành Glycogene. Glycogene giải phóng nếu như các cơ quan đ̣i hỏi để cân bằng lượng đường huyết [tỉ lệ đường trong máu luôn phải được duy trì quanh mức 1%]. Cơ thể cần cung cấp gluxit [đường bột] một cách đều đặn.

- Để đáp ứng nuôi não bộ, và não bộ giữ độc quyền một lượng lớn glycogene. Với 2/3 lượng carbohydrate trong máu trong khi ngủ. Chính vì điều này, cơ thể luôn đ̣i hỏi cung cấp đều đặn carbohydrate để chuyển chúng thành glycogene dự trữ. Vì thế nếu chế độ dinh dưỡng thấp carbohydrate có thể gây tắc nghẽn động mạch. Từ đó làm tăng nguy cơ bị trụy tim và đột quỵ.

- Trong bệnh tiểu đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn nhưng lại không chuyển hoá được để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vì thế chế độ ăn phải hạn chế gluxit [chất bột đường]. Nên sử dụng các loại gluxit phức hợp dưới dạng các hạt và khoai củ. Hết sức hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao [bánh, kẹo, nước ngọt…]. Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần.

- Ngoài việc hạn chế gluxit trong chế độ ăn thì người mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp kiểm soát và ổn định lượng đường trong máu nhé.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 8

    • Giải Sinh Học Lớp 8 [Ngắn Gọn]

    • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 8

    • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 8

    • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 8

    Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 24 trang 79:

    – Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hoá học qua quá trình tiêu hoá?

    – Các chất nào trong thức ăn được biến đổi về mặt hoá học qua quá trình tiêu hoá?

    – Quá trình tiêu hoá gồm những hoạt động nào?

    Trả lời:

    – Các chất trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hoá học qua quá trình tiêu hoá là vitamin, nước và muối khoáng.

    – Các chất trong thức ăn được biến đổi về mặt hoá học qua quá trình tiêu hoá là gluxit, lipit, prôtêin.

    – Quá trình tiêu hoá bao gồm các hoạt động sau:

    + Ăn.

    + Đẩy thức ăn trong ống tiêu hoá.

    + Tiêu hoá [tiết dịch tiêu hoá, biến dổi lí học, biến đổi hoá học].

    + Hấp thụ chất dinh dưỡng.

    + Thải phân.

    Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 24 trang 80: Quan sát và liệt kê các cơ quan tiêu hoá ở hình 24-3 vào các cột tương ứng ở bảng 24?

    Trả lời:

    Bảng 24: Các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa

    Các cơ quan trong ống tiêu hóa Các tuyến tiêu hóa
    Khoang miệng – Biến đổi tinh bột nhờ hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt có tác dụng biến đổi một phần tinh bột trong thức ăn thành đường mantôzơ.
    Dạ dày – Co bóp để trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị và tiếp tục nghiên, bóp nhuyễn nhờ các tuyến vị tiết ra dịch vị. Biến đổi prôtêin nhờ enzim pepsin và dịch HC1 để biến đổi prôtêin thành các axit amin.
    Ruột non – Hoạt động nhờ dịch mật do gan tiết nhờ các lớp cơ của ruột non và tuyến gan. Tiếp tục biến đổi tinh bột, prôtêin, lipit, axit nuclêic thành các đơn phân nhờ các enzim trong dịch tuy và dịch ruột.

    Bài 1 [trang 80 sgk Sinh học 8] : Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm như thế nào ? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm.

    Lời giải:

    Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hóa học, các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm như sau:

    + Các chất bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa : gluxit, lipit, prôtêin, axit nucleic.

    + Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa : vitamin, muối khoáng, nước.

    Bài 2 [trang 80 sgk Sinh học 8] : Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người là gì ?

    Lời giải:

    Vai trò của tiêu hóa là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được.

    Bài 3 [trang 80 sgk Sinh học 8] : Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải qua những hoạt động nào của hệ tiêu hóa ? Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường nào khác không ?

    Lời giải:

    – Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì phải trải qua các hoạt động như : ăn, đẩy thức ăn trong ống tiêu hóa, hấp thụ thức ăn.

    – Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường khác là tiêm [chích] qua tĩnh mạch vào hệ tuần hoàn máu, hoặc qua kẽ giữa các tế bào nước mô rồi lại vào hệ tuần hoàn máu.

    Video liên quan

    Chủ Đề