Hệ số đào đất 1 3 là gì năm 2024

Xây nhà, cao ốc hoặc bất kỳ hạng mục lớn nhỏ, trừ sửa chữa công trình có sẵn đều cần phải xây nền móng trước tiên. Trong đó cách tính đào đất hố móng là bước tiên quyết, quyết định phần nền có đủ độ cứng và gánh tải trọng ổn định toàn bộ ngôi nhà hay không? Để làm điều này, các nhà thi công phải áp dụng công thức riêng hoặc thực hiện theo kinh nghiệm có sẵn (đối với các công trình nhà ở hoặc hạng mục nhỏ).

Tìm hiểu cơ bản về đào đất hố móng

Đào đất hố móng có thể hiểu là quá trình tạo khoảng trống mặt đất, định hình công trình và hỗ trợ quá trình đổ bê tông ổn định hơn. Thời gian đào đất ngắn hay dài phụ thuộc vào loại đất và địa hình của khu vực triển khai. Với đất mềm, thời gian sẽ ngắn hơn nhưng quá trình xây móng sẽ lâu hơn. Ngược lại, đất cứng công tác hoàn thành kéo dài, tuy nhiên thời gian xây móng sẽ ngắn hơn rất nhiều. Ngày nay, công cụ hỗ trợ rất hiện đại nên vấn đề thời gian hay loại đất không còn là vấn đề khiến ngành xây dựng phải đau đầu.

Những điều cần chú ý trong công tác đào đất xây kiềng

Hệ số đào đất 1 3 là gì năm 2024

Những lưu ý trong quá trình đào hố móng

Kế hoạch đã lên, các trình tự được sắp xếp chặt chẽ, việc tiếp theo của đoàn đội thi công là đảm bảo an toàn xuyên suốt quá trình triển khai. Trong đó, nền móng là yếu tố giúp ngôi nhà được chắc chắn theo thời gian. Để đúng với yêu cầu, những lưu ý sau đây nên được chú ý sát xao trong công tác đào đất:

  • Làm sạch bề mặt: dọn sạch cây cỏ, đất đá kích thước lớn và bồi đắp vùng trũng.
  • Theo dõi thời tiết: trời năng hanh khô là điều kiện thuận lợi để đào đất, hạn chế tiếp xúc với nước mưa hoặc các mạch nước ngầm.
  • Thiết kế thêm một lớp dự phòng để tránh rủi ro khi xây dựng nền móng.
  • Kích thước chiều ngang của kết cấu phải bằng chiều rộng của phần đáy và khu vực móng độc lập.
  • Chiều cao của móng ở mức độ vừa phải nếu phần thi công ở phần đất mềm.
  • Nếu thời gian đào hố và xây móng cách xa nhau, hãy đặt biển cảnh báo để tránh tại nạn về người…

Cách tính đào đất hố móng

Hệ số đào đất 1 3 là gì năm 2024

Công thức tính khối lượng đất đang được áp dụng phổ biến

Thông thường, người thi công sẽ dựa vào kết cấu của công trình sắp xây dựng để lên phác thảo nền móng. Với tòa nhà cao ốc, phần nền móng có thể mất vài tháng để hoàn thiện. Điều này phần nào ảnh hưởng đến cách tính khối lượng đất cần phải đào.

Để dễ hình dung, ban đầu công nhân xây dựng sẽ tính theo mét vuông và xác định khối lượng đất ước tính. Theo đó sẽ rơi vào trường hợp sau:

  • Đào móng cần đến sự hỗ trợ của vòng vây và cọc chuyên dụng: trường hợp này thường áp dụng xây cầu hoặc các công trình dưới nước. Lượng đất được đào phải nằm trong khu vực đã xác định, khoảng cách tối đa giữ vòng vây và mép móng không được quá 1.5m, nếu hơn phải được thông qua bởi người có thẩm định.
  • Đào đất móng lộ thiên: ứng biến tại các công trình thông thường. Khu vực đào đất được giới hạn từ mặt phẳng ngang trên nền đất và gióng xuống đáy.

Trong đó, khối lượng đất đào phải sát với thực tế. Và chúng sẽ không bao gồm chiều sâu, rủi ro xảy ra do sạt lỡ đất hoặc bất kỳ nguyên nhân nào đến từ chủ đầu tư.

Sau đây là công thức tính khối lượng đất đào hố đang được vận dụng nhiều nhất trong ngành xây dựng:

V = 1/3H x (S1 + S2 + SQRT 1 x S2).

Lần lượt giải mã các ký hiệu trong công thức như sau:

  • V: khối lượng đất cần đào.
  • S1, S2: diện tích đáy lớn và đáy nhỏ.
  • SQRT 1 x S2: căn bậc của đáy lớn và đáy nhỏ.
  • H: chiều cao cần đào hố.

Hiện tại đây là công thức đơn giản và dễ hiểu nhất trong cách tính đào đất hố móng. Trong vài trường hợp bất khả kháng, nhà thầu và kiến trúc sư sẽ thảo luận và đưa ra các đề xuất phù hợp hơn dựa theo tình hình và chi phí phát sinh. Nhưng với các công trình nhỏ lẻ, đây vẫn là công thức bậc nhất đang được áp dụng. Tính khối lượng đào đất khi lập dự toán là một vấn đề hay tranh luận. Tính đúng theo công thức hình học thì lại quá lâu, còn theo các hệ số kinh nghiệm của các bậc đàn anh đi trước thì lại không có cơ sở giải trình với bên Thẩm tra, Chủ đầu tư… Dưới đây là một số ý kiến mời các anh chị thảm khảo.Hệ số Ta luy khi tính khối lượng đào đất 1,1; 1,2 hay 1,3 (10%; 20% hay 30%).

Hiện không có tài liệu nào (văn bản của cấp có thẩm quyền) nói đào đất taluy là 10%, 20% hay 30%. Bạn phải căn cứ vào kích thước hình học của khối đào để tính toán chính xác.

Ví dụ đào một móng băng đơn giản: Chiều sâu đào 3m, mái ta luy 1:1,5 chiều rộng đáy là B. Như vậy % đào taluy hoàn toàn phụ thuộc vào B:

– Nếu B=0, Khối lượng đào đất taluy là 100%

– Nếu B

0 và B càng tăng thì khối lượng (%) đào đắp đất taluy càng giảm.

Tùy từng điều kiện địa chất (cấp đất – đất yếu, đất chắc), đào sâu hay đào nông, mặt bằng rộng hay hẹp, biện pháp thi công… – tức là tùy điều kiện cụ thể với từng công trình thì việc đào ta luy này khác nhau. Vì vậy, đã và sẽ không có quy tài liệu nào nói đào đất taluy 30% cả. Có chăng chỉ là theo kinh nghiệm tạm tính để tính nhanh mà thôi.

Kinh nghiệm 1:

Nếu đang lập dự toán thiết kế để dự trù vốn thì bạn có thể tính nhanh bằng hệ số kinh nghiệm 1,1; 1,2 hay 1,3 tương đương với việc đào taluy bị tăng khối lượng lên 10%; 20% hay 30% so với đào thẳng đứng. Nhưng khi làm nghiệm thu khối lượng, thanh toán khối lượng hoàn thành, quyết toán hợp đồng (phục vụ cả thanh tra, kiểm toán nữa) thì bạn nên tính toán chính xác khối đào bằng công thức hình học từ bản vẽ hoàn công (thế nên thể hiện bản vẽ hoàn công rất quan trọng, nếu có ảnh chụp minh họa thực tế thì càng tốt).

Kinh nghiệm 2:

Có một người bạn tôi đi quyết toán bị cắt về vụ này. Vì từ trước đến giờ không bị cắt bao giờ cả nên hỏi xin tài liệu và tôi cũng suy nghĩ và giải thích như trên. Theo TCVN 4447:1987 thì căn cứ vào loại đất và chiều sâu hố đào mà có mái ta luy khác nhau và chắc theo kinh nghiệm thì lấy trung bình là 30%. Thường thì cũng ít thấy trường hợp nào bị cắt về vụ này cả, vì thực tế để thuận tiện thi công nên phải đào rộng hơn kích thước hình học ghi trong bản vẽ khá nhiều.

Kinh nghiệm 3:

Công thức tính taluy 10%, 20%, 30% là theo kinh nghiệm của dân kỹ thuật thi công. Các bạn làm hồ sơ mà cứ bám vào đấy mà không giải trình đầy đủ thì bị cắt là phải. Theo tôi nên lập bảng tính chi tiết tại sao nó dư lên 30% là ra vấn đề ngay thôi (tôi đã từng làm như thế và đã được chấp nhận). Ví dụ đào một hố móng để làm trụ bê tông kích thước 1x1x1 m3 thì phải đào mở rộng taluy ra. Lúc này cần tính được mở rộng đáy ra bao nhiêu (thông thường là rộng ra 20cm ở phần đáy) và góc mái taluy vào khoảng 60độ so với phương ngang (mặt bằng). Sau đó là tính thể tích đào của hình khối thực tế này ra sẽ thấy ngay thôi. Nơi nào thoáng thì áp dụng 30% luôn. Nhưng CĐT chấp nhận còn kiểm toán chấp nhận hay không là chuyện khác, cho nên cứ áp dụng công thức hình học tính ra cho chắc ăn, không bên nào bắt bẻ được.

Kinh nghiệm 4:

Các bạn xem hình minh họa, thực tế khi bóc khối lượng dự toán toàn lấy theo kích thước bê tông lót để tính. Nhưng thực tế phải đào rộng ra rất nhiều mới đủ không gian thi công (nếu khó thi công thì ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ… công trình của Chủ đầu tư).