Học sinh tiểu học bỏ học

Mấy ngày nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh khá nhiều về một trường hợp học sinh của trường Tiểu học Phú Lâm, huyện Phú Tân, An Giang dù bỏ học giữa chừng ở lớp 5, không tham gia kiểm tra học kỳ II vẫn được Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên chủ nhiệm làm khống hồ sơ để công nhận hoàn thành chương trình tiểu học.

Điều trớ trêu là sau khi được nhà trường đã làm khống hồ sơ hoàn thành chương trình tiểu học vào năm học 2016-2017 thì đến năm học 2018-2019, học sinh này lại xin quay lại trường để tiếp tục đi học lại và lên học cấp Trung học cơ sở. Sự việc chỉ bị phát giác khi em học sinh này xin chuyển trường đến thành phố Cần Thơ.

Trường Tiểu học Phú Lâm nhận Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I [Ảnh: sogddt.angiang.gov.vn]

Học sinh bỏ học vẫn được nhà trường làm khống hồ sơ hoàn thành chương trình tiểu học

Theo hồ sơ lưu giữ thì năm học 2016-2017, em V.B.P. [học tại lớp 5D, trường Tiểu học Phú Lâm đã bỏ học giữa chừng, em này không tham dự kiểm tra học học kỳ 2.

Đáng lẽ ra, đối với trường hợp này thuộc diện bỏ học và không được công nhận hoàn tất chương trình học lớp 5 và hoàn thành chương trình tiểu học.

Thế nhưng, giáo viên chủ nhiệm là thầy Đỗ Tấn Lực cùng Ban giám hiệu nhà trường là thầy Lâm Sơn Điền - Hiệu trưởng trường Tiểu học Phú Lâm và cô Trần Thị Thuý Phượng - Phó hiệu trưởng trường này đã làm hồ sơ khống để xét hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh của mình.

Tuy nhiên, đến năm học 2018-2019, thì em V.B.P. quay lại trường tiếp tục học lớp 5 và hoàn tất chương trình tiểu học. Khi giáo viên chủ nhiệm lớp mới cập nhật điểm học bạ thì phát hiện học trò đã được xét hoàn thành chương trình tiểu học nên báo cáo lên cấp trên.

Lúc này, thầy Lâm Sơn Điền- Hiệu trưởng nhà trường đã chỉ đạo không ghi điểm vào học bạ năm học 2018-2019, in lại giấy xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học 2016-2017 cho em P. và làm hồ sơ tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2019-2020 ở trường Trung học cơ sở Phú Lâm.

Mọi chuyện cứ tưởng như vậy sẽ êm xuôi nhưng rồi em V.B.P. chuyển trường về thành phố Cần Thơ thì Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Tân phát hiện ra sự việc.

Chính vì thế, Ủy ban nhân dân huyện Phú Tân [An Giang] đã tiến hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Lâm Sơn Điền - Hiệu trưởng trường Tiểu học Phú Lâm và bà Trần Thị Thuý Phượng - Phó hiệu trưởng  bị thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

Làm khống hồ sơ để đảm bảo thành tích

Từ sự việc trường Tiểu học Phú Lâm, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang làm khống hồ sơ cho học sinh được hoàn thành chương trình tiểu học cho ta thấy một thực trạng gian dối của một số trường học hiện nay.

Phải nói rằng tình trạng này không mới mà nó vẫn âm thầm diễn ra ở một số nhà trường ở những nơi mà có tỉ lệ học sinh bỏ học cao. Một số trường học biết học sinh bỏ học trong năm nhưng lại không dám báo lên trên.

Họ chỉ báo những học sinh bỏ học ở học kỳ I, còn học kỳ II vẫn tổng kết điểm bình thường. Những em này sẽ được báo cáo là bỏ học trong hè mà bỏ học trong hè thì đương nhiên là không phải trách nhiệm của nhà trường và những trường hợp này không bị tính vào tỉ lệ bỏ học của nhà trường trong năm học.

Hơn nữa, không chỉ học sinh Tiểu học mà học sinh các cấp học cao hơn thì thời nay điểm số thường được thầy cô cho điểm rất cao. Vì thế, dù học sinh không tham dự kiểm tra học kỳ II vẫn đạt được mức điểm trung bình cả năm. Rất hiếm khi học sinh bị khống chế học lực ở mức yếu kém.

Chính cái chiêu lách luật này sẽ dẫn đến tình trạng nhà trường vẫn đảm bảo được chất lượng đào tạo và duy trì sĩ số học sinh trong năm.

Câu chuyện học tiểu học ở trường tiểu học Phú Lâm và Trung học cơ sở Phú Lâm của em học sinh V.B.P. ở tỉnh An Giang một lần nữa cho chúng ta thấy những góc khuất ở một số nhà trường hiện nay.

Chỉ vì thành tích của nhà trường mà Ban giám hiệu trường Tiểu học Phú Lâm và giáo viên chủ nhiệm đã làm khống hồ sơ của học trò đến 2 lần trong một cấp học.

Tuy nhiên, có một chi tiết mà chúng tôi cho rằng cũng là nguyên do để nhà trường làm khống hồ sơ, đó là thời điểm xảy ra sự việc của em V.B.P. thì trường Tiểu học Phú Lâm đang trong quá trình phấn đấu lên trường chuẩn quốc gia.

Được biết, ngày 22/01/2019, Trường Tiểu học Phú Lâm đã tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I- điều này cho ta thấy được một phần sự thật của vấn đề.

Nếu như em V.B.P. không chuyển trường về thành phố Cần Thơ thì mọi chuyện sẽ trôi vào quên lãng, không ai phát hiện ra hành động gian dối này!

THANH AN

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa: Theo báo cáo của các địa phương, tỷ lệ HS bỏ học đầu năm học 2009-2010 của cả nước và của từng vùng đều giảm so với học kỳ I năm học 2008-2009 và học kỳ I năm học 2007-2008.

Tuy nhiên, ở một số địa phương vùng miền núi khó khăn, địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai lũ lụt, địa bàn cách trở, tỷ lệ học sinh bỏ học vẫn còn cao hơn trung bình cả nước.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh bỏ học, trong đó thường thấy nhất là do đời sống kinh tế gia đình quá khó khăn, các em phải nghỉ học để phụ giúp gia đình. Một số địa phương dịp sau Tết, cũng là mùa giáp hạt nên nhiều em phải nghỉ học một thời gian kiếm việc làm giúp gia đình [thu hoạch đót, làm thuê…] rồi mới đi học trở lại.

- Ngoài những khó khăn về kinh tế, chương trình học được đánh giá là nặng hiện nay có phải cũng góp phần khiến học sinh yếu kém bỏ học?- Một lý do dẫn đến nhiều học sinh bỏ học là học lực yếu kém. Có học sinh học yếu do chưa nhận thức đúng mục đích, động cơ học tập, thiếu ý thức. Một số em do hoàn cảnh khó khăn phải tạm nghỉ, khi quay lại trường không theo kịp chương trình học tập, dẫn đến chán nản bỏ học. Riêng nhiều học sinh dân tộc hạn chế về ngôn ngữ, không tiếp thu được kiến thức nên cũng học yếu...

Năm 2009, Bộ đã tổng rà soát chương trình, sách giáo khoa phổ thông, ban hành tài liệu hướng dẫn giảng dạy theo chuẩn kiến thức... Do vậy, có thể khẳng định chương trình học hiện nay không nặng so với mặt bằng chung.

- Nhằm hạn chế tình trạng học sinh bỏ học hiện nay, Bộ GD-ĐT có đưa giải pháp nào cụ thể không, thưa bà?Việc giúp đỡ học sinh học lực yếu kém, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học là một việc khó khăn, cần phải có quá trình và sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các ngành, các cấp và toàn xã hội.

Bộ GD-ĐT thường xuyên tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học, tình hình triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, định kỳ giao ban các vùng thi đua để triển khai các chủ trương của lãnh đạo Bộ, trong đó đặc biệt quan tâm đến tình hình học sinh bỏ học và các giải pháp khắc phục.

Thời gian qua, bộ GD-ĐT đã phối hợp với các địa phương, các bộ, ngành triển khai nhiều giải pháp như: tuyên truyền nâng cao nhận thức của gia đình và cộng đồng về vai trò của giáo dục đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Vận động các gia đình tạo điều kiện cho con em được đi học và thường xuyên quan tâm đến việc học của con em. Phối hợp chặt chẽ gia đình - nhà trường - xã hội giúp đỡ hoc sinh có học lực yếu kém; nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên.

Bộ GD-ĐT đã nhiều lần chỉ đạo các nhà trường thường xuyên cập nhật, tổng hợp số liệu và phân loại học sinh có nguy cơ bỏ học để có giải pháp khắc phục kịp thời đối với từng trường hợp cụ thể.

Các trường cũng phối hợp với các tổ chức xã hội tại địa phương mở các lớp “Tiếp sức đến trường” ngoài giờ do giáo viên trực tiếp lên lớp, giúp các em có học lực yếu kém có khả năng theo kịp chương trình trên lớp.

Chúng tôi hiện đang tập trung triển khai phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, giúp các em chuẩn bị tốt về thể lực, kỹ năng, tâm thế trước khi vào học phổ thông. Làm tốt việc này chắc chắn sẽ giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, góp phần hạn chế học sinh bỏ học.

Bên cạnh đó, các trường học trong cả nước hiện cũng đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá để nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy. Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt nội dung “3 đủ”: đủ sách vở, đủ ăn, đủ mặc, giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường.

Một giải pháp quan trọng nữa là sự quan tâm chăm lo sự nghiệp giáo dục và đào tạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể các địa phương. Hiện nhiều địa phương đã ban hành các chỉ thị, nghị quyết để huy động các nguồn lực và các lực lượng tích cực vận động học sinh đi học, học sinh bỏ học trở lại trường, hỗ trợ những gia đình khó khăn để con em được đến trường.

Nhiều địa phương đã đề ra nhiều giải pháp hạn chế học sinh bỏ học, như Bạc Liêu tranh thủ những tháng hè tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức cho học sinh yếu kém theo kịp chương trình. Hậu Giang phân công giáo viên nhận đỡ đầu các học sinh có dấu hiệu bỏ học và còn trích quỹ Vì người nghèo để thưởng "nóng" 200.000 đồng cho mỗi học sinh nghèo bỏ học trở lại trường.

Tỉnh Cà Mau có nhiều học sinh bỏ học do thiếu tiền đi đò, năm học 2009-2010, tỉnh hỗ trợ 21 triệu đồng tiền đò cho học sinh. Nhờ vậy, số học sinh bỏ học giảm đáng kể.

Giảm bớt tỉ lệ học sinh bỏ học không thể không kể đến sự quan tâm của nhà nước đối với giáo dục ở các vùng khó khăn, ưu tiên chương trình kiên cố hoá trường học và các dự án xây dựng trường học, phát triển mạng lưới trường lớp thuận lợi cho học sinh đi học, xây dựng hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, cấp đủ sách giáo khoa cho học sinh dân tộc thiểu số; hỗ trợ kinh phí cho học sinh thuộc diện chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn có thêm cơ hội đến trường.

Xin cảm ơn Thứ trưởng.

Chủ Đề