Hợp pháp hóa nghiên cứu cần sa ở việt nam

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 2 Luật Phòng chống ma túy 2021, theo đó có thể hiểu rằng chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành. Bên cạnh đó, chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng và chất hướng thần là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

Bên cạnh đó, theo khoản 10 Điều 2 Luật Phòng chống ma túy 2021 thì có thể hiểu rằng người sử dụng trái phép chất ma túy là người có hành vi sử dụng chất ma túy mà không được sự cho phép của người hoặc cơ quan chuyên môn có thẩm quyền và xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể có kết quả dương tính.

Hợp pháp hóa nghiên cứu cần sa ở việt nam

Sử dụng cần sa liệu có bị phạt? Mức xử phạt đối với việc sử dụng cần sa theo quy định của pháp luật?

Cần sa có phải là ma túy không?

Việc sử dụng các chất như cần sa hay cỏ Mỹ (cần sa tổng hợp) đang gây ra những hậu quả đáng lo ngại và hồi chuông báo động cho người sử dụng, gia đình và xã hội. Cỏ Mỹ có hoạt chất chính là XLR-11 (hay còn gọi là 5-fluoro-UR-144) còn hoạt chất chính trong cần sa là THC (viết tắt của delta-9-tetrahydrocannabinol).

Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 73/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất đã ghi nhận XLR-11; cần sa và các chế phẩm từ cần sa là chất ma túy. Trong đó, cần sa thuộc danh mục các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm phải theo quy định đặc biệt của cơ quan của thẩm quyền (Phần Mục lục, Danh mục IA, STT 45).

Vì là những chất cấm sử dụng trong đời sống nên nếu sử dụng những chất này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, người sử dụng có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử lý hành chính đối với việc sử dụng cần sa?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Nghi định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình về “Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy” như sau:

“Điều 23. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
..."

Ngoài ra, căn cứ theo khoản 8 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Nếu người vi phạm là người nước ngoài thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy, hành vi sử dụng trái phép chất ma túy thì bị phạt cảnh cáo và phạt tiền lên đến 2.000.000 đồng và bên cạnh đó còn phải chịu hình phạt bổ sung theo quy định trên.

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với việc sử dụng cần sa?

Đối với việc sử dụng cần sa thì tùy theo tính chất của hành vi mà người sử dụng có thể bị truy cứu trách nhiệm về “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy” hoặc “Tội mua bán trái phép chất ma túy” ,theo đó:

- Đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy thì căn cứ theo quy định tại Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 66 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) theo đó tùy vào tính chất mức độ hành vi của người vi phạm mà mức phạt đối với hành vi này là từ 01 năm tù cho đến mức cao nhất là 20 năm tù. Bên cạnh đó người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

- Đối với tội mua bán trái phép chất ma túy thì căn cứ theo quy định tại Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 68 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), tùy vào tính chất mức độ hành vi của người vi phạm mà mức phạt đối với hành vi này là từ 02 năm tù đến mức cao nhất là chung thân hoặc tử hình. Bên cạnh đó người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, theo các quy định trên thì cần sa thuộc danh mục các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng và việc sử dụng cần sa thì tùy vào tính chất mức độ của hành vi thì có thể bị xử lý hành chính lên đến 2.000.000 đồng hoặc bị xử lý trách nhiệm hình sự.

Cần sa và các chế phẩm từ cần sa đã được Chính phủ liệt kê tại Danh mục I, Nghị định 73/2018/NĐ-CP (cụ thể ở STT 45, Danh mục ID). Theo Nghị định 73/2018/NĐ-CP thì Danh mục I là các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền.

Do đó, cần sa được xem là một loại ma túy bị cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội, nên người sử dụng cần sa sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Sử dụng cần sa bị xử phạt thế nào?

2.1. Sử dụng cần sa bị xử phạt vi phạm hành chính

Vì cần sa được liệt kê là một loại ma túy bị cấm sử dụng trong đời sống nên người có hành vi sử dụng cần sa thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, quy định xử phạt hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy.

Theo quy định này, người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo khoản 8 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

- Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính.

2.2. Sử dụng cần sa bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Như đã phân tích thì cần sa là một loại ma túy bị cấm sử dụng. Bộ luật Hình sự 2015 không quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi sử dụng chất ma túy. Tuy nhiên, khi phát hiện có lưu trữ ma túy trái phép trong người thì tùy vào tính chất, mục đích của hành vi mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo một trong các tội sau:

- Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017): Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp tại điều luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

- Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017): Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, tùy vào hành vi và mức độ vi phạm mà người sử dụng cần sa có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hạnh Nguyên

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].