Hướng dẫn cách làm rượu tỏi

Dùng rượu tỏi để điều trị bệnh thấp khớp là một phương pháp đơn giản, an toàn lại hiệu quả. Bài viết sau sẽ hướng dẫn chi tiết công thức làm rượu tỏi chữa bệnh thấp khớp.

2. Công dụng của rượu tỏi trong điều trị bệnh thấp khớp

Ngoài việc sử dụng thuốc tây và phẫu thuật, sử dụng rượu tỏi để chữa bệnh thấp khớp cũng là lựa chọn của nhiều người. Trong củ tỏi có nhiều thành phần có lợi cho xương khớp, giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh thấp khớp, cụ thể là:

✅ THÀNH PHẦN ⭐ CÔNG DỤNG VỚI XƯƠNG KHỚP ✅ Allicin ⭐ Chống nhiễm khuẩn, giảm đau. ✅ Selen ⭐ Ngăn chặn, ức chế quá trình hình thành phản ứng viêm. ✅ Chất chống oxy hóa ⭐ Bảo vệ sụn khớp, ngăn ngừa tổn thương, chống thoái hóa xương khớp. ✅ Phytoncid ⭐ Kháng khuẩn, giảm đau; ngừa vi khuẩn xâm nhập, tấn công sụn khớp; giảm sưng đau. ✅ Cholesterol tốt ⭐ Cải thiện lưu thông máu, nuôi dưỡng mô xương khớp. ✅ Canxi, Magie, Sắt, Phốt pho, Kali ⭐ Cung cấp dưỡng chất, giúp sụn khớp, xương chắc khỏe, dẻo dai.

3. Công thức làm rượu tỏi chữa bệnh thấp khớp

Bạn có thể sử dụng hai dạng tỏi là tỏi trắng hoặc tỏi đen để điều chế thành rượu chữa bệnh thấp khớp. Tỏi trắng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày khi được sử dụng như một loại gia vị. Tỏi đen là loại tỏi được lên men từ 30 – 45 ngày, có vị ngọt, mềm dẻo. Tỏi đen có tác dụng tốt hơn tỏi trắng.

Công thức cho từng loại như sau:

3.1. Rượu tỏi trắng chữa bệnh thấp khớp

Loại tỏi được sử dụng thường xuyên và phổ biến nhất để chữa các bệnh về xương khớp là tỏi trắng. Bạn có thể dùng tỏi ta có tép nhỏ hoặc tỏi Lý Sơn, tỏi cô đơn đều được. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng loại tỏi đảm bảo chất lượng, không bị óp, thối và tồn dư chất bảo quản.

– Công dụng:

Rượu tỏi trắng giúp giảm các triệu chứng đau do viêm khớp dạng thấp, hạn chế sự tấn công của vi khuẩn gây viêm nhiễm. Bên cạnh đó, rượu tỏi trắng còn giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng sụn khớp.

– Chuẩn bị:

  • Bình thủy tinh sạch
  • 100ml rượu nếp trắng từ 45 – 50 độ
  • 40g tỏi trắng khô bóc vỏ

– Cách thực hiện:

  • Tỏi thái thành từng lát nhỏ cho vào bình ngâm cùng rượu trong vòng 10 ngày.
  • Thỉnh thoảng nên lắc đều bình rượu.
  • Khi ngâm rượu sẽ chuyển từ màu trắng sang màu vàng ngà và cuối cùng là vàng đậm.

Hướng dẫn cách làm rượu tỏi

Khi ngâm rượu tỏi trắng sẽ chuyển từ màu trắng sang màu vàng ngà và cuối cùng là vàng đậm

3.2. Rượu tỏi đen tốt cho xương khớp

Quy trình chế biến tỏi đen khá phức tạp và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, tỏi đen lại có tác dụng vượt trội hơn nhiều so với tỏi trắng tươi. Nếu không tự chế biến được, bạn có thể mua sẵn tỏi đen để ngâm rượu hoặc sử dụng máy để làm.

– Công dụng:

Rượu ngâm tỏi đen có công dụng hỗ trợ tăng cường lưu thông khí huyết, bổ sung các chất cần thiết cho xương, chống oxy hóa các tế bào nói chung và tế bào sụn khớp nói riêng.

– Chuẩn bị:

  • Bình thủy tinh sạch
  • Từ 1 – 1,5 lít rượu nếp nguyên chất từ 30 – 60 độ
  • 200g tỏi đen

– Cách thực hiện:

  • Tỏi bóc vỏ, cho vào bình ngâm cùng rượu
  • Sau 2 – 3 ngày thì lắc đều bình rượu.
  • Sau 4 – 7 ngày ngâm có thể sử dụng rượu. Do tỏi đen đã được lên men nên rượu tỏi đen có thời gian ngâm ngắn hơn rượu tỏi trắng.

Hướng dẫn cách làm rượu tỏi

Tỏi đen có tác dụng tốt hơn tỏi trắng

4. Cách dùng rượu tỏi chữa bệnh thấp khớp

– Cách dùng rượu tỏi trắng:

  • Sử dụng 1 thìa cà phê cho một lần uống.
  • Mỗi ngày uống 2 lần vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Có thể pha thêm với nước ấm cho dễ uống.
  • Thông thường một bình rượu có thể sử dụng trong vòng 20 ngày. Do đó, để sử dụng liên tục bạn nên ngâm gối rượu khi bình rượu trước đã sử dụng được 10 ngày.

– Cách dùng rượu tỏi đen:

  • Uống 1 hoặc 2 chén mắt trâu sau bữa ăn, ngày uống 2 lần.
  • Khi uống hết rượu mà tỏi vẫn còn có màu đen thì có thể đổ rượu vào ngâm tiếp một lần nữa.

Viêm khớp dạng thấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

5. Lưu ý khi sử dụng rượu tỏi

Rượu tỏi có công dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:

Hướng dẫn cách làm rượu tỏi

5.1. Chống chỉ định

  • Người đang sốt, nhiễm trùng chân răng không nên sử dụng rượu tỏi.
  • Người nóng trong, táo bón.
  • Người bị huyết áp thấp nên tránh vì rượu tỏi có tác dụng hạ huyết áp.
  • Người chuẩn bị phẫu thuật không nên sử dụng vì tỏi có khả năng làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống đông máu được chỉ định trong ca mổ.

5.2. Xử lý mùi tỏi

  • Rượu tỏi có mùi cay nồng xộc lên mũi rất khó uống. Do đó người bệnh cần làm quen dần, có thể thử ít một trước khi dùng đúng liều lượng.
  • Để khử mùi tỏi trong miệng sau khi uống, bạn có thể ăn một chút trái cây và vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

5.3. Kết hợp với các phương pháp khác

  • Người bệnh có thể kết hợp xoa bóp hàng ngày, ngâm chân với nước muối ấm hoặc thảo dược mỗi tối trước khi đi ngủ.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, sắt, protein,.. vào thực đơn. Hạn chế các chất kích thích, đồ uống chứa cồn.
  • Giữ chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ ấm cho cơ thể.
  • Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn: Lựa chọn môn thể thao và cường độ tập phù hợp với thể trạng và diễn biến bệnh. Nên dành 30 phút để đi bộ mỗi ngày.
  • Kết hợp sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh thấp khớp như Glucosamine,…
  • Tham vấn ý kiến của bác sỹ khi đang sử dụng đồng thời các biện pháp điều trị khác.

Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã nắm được công thức làm rượu tỏi chữa bệnh thấp khớp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào có liên quan, hãy gọi tới hotline 0865 344 349 để được giải đáp miễn phí!

Tỏi ngâm rượu có tác dụng gì cho sức khỏe?

Tỏi ngâm rượu có tác dụng gì?.

Làm loãng máu (chống đông máu).

Cải thiện lưu thông máu..

Kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, kháng nấm, kháng virus..

Giảm mỡ máu..

Giải độc kim loại nặng như chì, thủy ngân..

Chống oxy hóa, chống lão hóa: loại bỏ và giảm thiểu gốc tự do gây hại..

Những ai không nên dùng rượu tỏi?

Người mắt yếu, đang bị đau mắt đỏ, sưng mắt, nóng trong người, mắc bệnh gan, thận nặng, người bị viêm loét dạ dày hành tá tràng, xuất huyết tiêu hóa không nên dùng rượu tỏi. Trường hợp người đang uống thuốc chống đông máu trước khi sử dụng tỏi chữa bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Uống nước tỏi ngâm mật ong có tác dụng gì?

Tác dụng của tỏi ngâm mật ong và lưu ý khi sử dụng.

Tăng cường hệ miễn dịch, kháng khuẩn, kháng virus..

Chữa bệnh dạ dày..

Chữa viêm xoang, viêm mũi..

Điều trị bệnh tiểu đường..

Điều trị cao huyết áp..

Tăng cường trí nhớ và sức khoẻ não bộ.

Trị mụn trứng cá, trẻ hoá làn da..

Dưỡng tóc và ngăn ngừa rụng tóc..

Rượu tỏi uống bao nhiêu là đủ?

Uống rượu tỏi giúp chữa bệnh về tiêu hóa Việc uống rượu tỏi mỗi ngày có thể chữa được các chứng ợ chua, khó tiêu và viêm loét dạ dày. Nên sử dụng mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn, mỗi lần 1 thìa cà phê, tình trạng khó tiêu hay ợ chua sẽ không còn.