Hướng dẫn cắm ổ ssd vào cpu năm 2024

MKL Quốc Tế

MKL Quốc Tế

Công ty TNHH MTV MKL Quốc Tế (Yêu công nghệ số) - Chuyên cung cấp sản phẩm công nghệ số chính hãng.

Published Jun 1, 2022

Tự lắp đặt ổ cứng SSD cho PC không phải ai cũng biết, vậy cách lắp đặt như thế nào sẽ được Yêu Công Nghệ Số chia sẽ trong bài viết hôm nay.

Mục lục []

Lắp ổ cứng SSD cho PC có thật sự khó?

Việc gắn ổ cứng SSD cho PC là cực kì đơn giản không hề khó khăn như mọi người vẫn hay tưởng tượng. Nhiệm vụ của bạn chỉ là đặt ổ cứng vào trong thùng case của máy tính, sau đó kết nối dây cáp nguồn và cáp dữ liệu rồi phân vùng và định dạng ổ đĩa sử dụng là hoàn thành.

Đối với trường hợp các thùng case ở thế hệ cũ thường sử dụng khay ổ cứng có kích thước 3.5 inch, thoạt nhìn thì vô phương cứu chữa vì hiện nay các ổ cứng SDD cho PC hay Laptop đều được thiết kế nhỏ gọn với kích thước 2.5 inch như Samsung 860 Pro, tuy nhiên các nhà sản xuất hiện nay vẫn có cung cấp một số loại ổ cứng SSD cho PC với kích thước 3.5 inch như Samsung hay SanDisk…, nhưng là những thế hệ sản phẩm tương đối cũ. Vấn đề có vẻ đau đầu này thật ra được giải quyết khá đơn giản, các bạn chỉ cần gắn Cable Sata và dây nguồn vào SSD, sau đó thì PC đã nhận diện và kết nối với SSD, mặc dù có vẻ không được ngăn nắp lắm nhưng mà nó vẫn chẳng ảnh hưởng gì đến quá trình vận hành của các thiết bị. Sử dụng đế chuyển cũng là một cách nếu như bạn muốn gắn SSD cố định và gọn gàng trong case của PC. Tuy nhiên bạn có thể sẽ mất một số phí để mua dụng cụ này nếu hãng sản xuất không cung cấp.

Tuy nhiên có một vài lưu ý mà các bạn nên ghi nhớ trước khi thực hiện lắp ổ cứng SSD cho PC của mình:

1.Xác định khoang gắn ổ cứng SSD cho PC

Vị trí ổ đĩa có trong khoang của các thùng case thường sẽ là nơi gắn ổ cứng SSD cho PC. Tùy theo loại máy mà vị trí của chúng sẽ khác nhau, nhưng thường thì nằm ở phía trước bên dưới nơi gần các máy quạt thông gió, tản nhiệt của PC. Bạn nên gắn lựa chọn vị trí thích hợp để gắn ổ cứng vào để tối ưu hóa luồng không khí và tránh cản trở hiệu suất của các máy quạt tản nhiêt. Một vài thùng máy được thiết kế dành riêng cho người dùng thích “độ máy tính” giúp cho người dùng dễ dàng tháo rời hoặc lắp ráp các khoang ổ cứng một cách dễ dàng. Không cần phải nói thì chắc các bạn cũng biết rằng ốc vít là dụng cụ không thể thiếu để hoàn thành việc lắp ráp này.

2.Tiến hành lắp ổ cứng SSD

Bước tiếp theo các bạn sẽ định vị ổ cứng vào khoang trong thùng máy và tiến hành gắn ốc cho nó. Chỉ cần một chút tỉ mì và cẩn thận thì các bạn có thể hoàn thành bước này một cách nhanh chóng. Ổ cứng càng được cố định chắc chắn và nằm ở những vị trí mát mẻ, thoáng khí có khả năng tản nhiệt cao thì tuổi thọ của nó cũng sẽ được tăng lên đáng kể. Vì vậy mà bước xác định khoang gắn ổ cứng SSD cho PC là rất quan trọng, các bạn hãy cố gắng chọn những vị trí thoáng, để giúp tối đa hóa luồng không khí. Lời khuyên là các bạn có thể chọn những vị trí ở phía trước quạt tản nhiệt

3.Kết nối ổ cứng SSD với cổng giao tiếp SATA

Đại đa số những thiết bị PC hiện nay đều sử dụng cổng giao tiếp SATA, bạn có thể thực chứng qua việc hầu hết tất cả các sản phẩm SSD của Samsung đều được hỗ trợ cổng giao tiếp SATA. Bạn chỉ cần dùng cáp SATA để kết nối ổ cứng SSD cho PC của bạn bằng 2 đầu của dây cáp, Sử dụng công nghệ của SATA không phức tạp như công nghệ cáp IDE trước đó và nó dùng đầu cắm thiết kế đồng nhất trên cả ổ cứng và bo mạch chủ. Các bạn nên sử dụng loại cáp SATA có móc giữ kim loại để giữ cho cáp nối cố định và tránh trường hợp bị rơi ra. Hoàn tất bước này bằng cách gắn cáp nguồn từ bộ nguồn PSU vào ổ cứng.

4. Setup trước khi sử dụng lắp đặt ổ cứng SSD cho PC

Sau khi hoàn tất việc lắp ráp và kết nối, các bạn mở máy lên và truy cập vào BIOS/UEFI hệ thống. Nhấn DEL hoặc F2 và một màn hình hiển thị sẽ hiện lên và xuất hiện dòng thông báo “Press DEL to enter Setup”. Nếu màn hình hiển thị không hiện lên thì bạn cần phải xem lại hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ của bạn để biết cần phải nhấn phím nào.

Tiếp theo, các bạn vào “System Settings” hoặc “Integrated Peripherals” nhấn chọn SATA để kiểm tra xem các bộ điều khiển ổ đĩa có được kích hoạt và hoạt động chưa, chúng sẽ được liệt kê trong BIOS. Trong trường hợp các ổ cứng không được liệt kê trong BIOS, hãy tắt máy tính và kiểm tra lại các kết nối, sau đó khởi động lại và vào BIOS kiểm tra lại lần nữa. Hãy thử thay đổi vị trị ổ cắm cáp dữ liệu SATA vào một cổng khác nếu như sau khi kiểm tra lại các kết nối mà các ổ cứng vẫn không được liệt kê trên BIOS.

Thao tác cuối cùng để chắc chắn rằng viêc lắp ráp ổ cứng SSD cho PC của bạn thành công là kiểm tra Window đã nhận dạng được ổ cứng SSD chưa tại phần Disk Drives trong Device Manager. Nếu khi khởi động Windows bảng thông báo New HardWare Found Wizard hiện là thì có nghĩa là ổ cứng đã kết nối thành công. Phân vùng và định dạng ổ đĩa nữa là ổ cứng SSD đã sẵn sàng để sử dụng.

Những bước lắp ổ cứng SSD cho PC khá đơn giản và không yêu cầu bạn phải là một chuyên gia công nghệ để có thể hoàn thành được chúng. Một số cửa hàng sửa chữa máy tính đã lợi dụng sự ngây thơ của người dùng để yêu cầu một khoản tiền quá mức cho việc lắp ráp và setup ổ cứng SSD cho PC trong khi việc này không hề khó khăn một chút nào. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn tự thực hành và không phải tốn một khoản tiền cho việc này.

Help improve contributions

Mark contributions as unhelpful if you find them irrelevant or not valuable to the article. This feedback is private to you and won’t be shared publicly.