Hướng dẫn chơi cờ tướng cơ bản
Cờ tướng là một bộ môn đang rất phổ biến hiện nay, qua những quân cờ đơn giản nhưng tồn tại các thế cờ tướng cơ bản đến nâng cao khiến cho nhiều kỳ thủ phải đau đầu để suy nghĩ. Bài viết này sẽ hướng bạn cách chơi cờ tướng, luật chơi cờ tướng cơ bản, dễ hiểu. 1. Lược sử về cờ tướng Cờ tướng là một trò chơi trí tuệ dành cho hai người có xuất xứ từ thế kỷ 7. Cờ tướng được phát triển từ loại cờ Saturanga, một loại cờ cổ có xuất xứ từ Ấn Độ từ thế kỷ thứ 5, 6. Sau này phương Tây phát triển loại cờ này thành cờ vua và vào khoảng thế kỷ thứ 7 du nhập vào phương Đông và đổi tên thành cờ tướng. Bắt quân
Chiếu tướng
Chống tướng
Đuổi Quân
Loại trừ các ngoại lệ sau:
Thắng cờ
Thua cờ
Quy định Hòa cờ
Tổng cộng có 32 quân cờ trên bàn cờ chia làm 2 bên, mỗi bên 16 quân với màu sắc đen, đỏ (hoặc trắng). Số lượng quân cờ mỗi bên là: 5 quân Tốt, 2 quân Pháo, 2 quân Xe, 2 quân Mã, 2 quân Tượng, 2 quân Sỹ và 1 quân Tướng. Các bạn hãy sắp xếp các quân cờ theo thứ tự như hình dưới. Khoảng cách ở giữa gọi là Sông, một số quân phòng thủ như Sỹ, Tướng, Tượng không thể qua được Sông. Cách di chuyển của các quân cờ Tướng Quân Tốt: Cũng giống như cờ vua, quân Tốt trong cờ Tướng chỉ có thể di chuyển về phía trước. Tuy nhiên, khi vượt ranh giới Sông thì quân Tốt có thể đi ngang hoặc đi thẳng một bước trong mỗi nước đi. Quân Xe: Là quân mạnh nhất trong cờ Tướng bởi tính đa năng. Quân Xe có thể đi ngang hoặc đi dọc trên bàn cờ miễn là không bị cản đường bởi các quân cùng màu. Quân Pháo: Di chuyển ngang, dọc giống quân Xe. Để ăn được quân đối phương thì Pháo phải nhảy tới chỗ quân cần ăn. Quân Mã: Có thể đi ngang hoặc dọc 2 hay 1 ô mỗi nước đi. Quân Mã chỉ di chuyển được khi không có quân đồng minh cản đường. Quân Tượng: Đây là quân phòng thủ và không được phép qua Sông. Tượng chỉ được phép đi chéo hai ô mỗi nước đi. Quân Sỹ: Quân Sỹ chỉ có thể đi chéo 1 ô mỗi nước đi. Quân Sỹ có nhiệm vụ bảo vệ quân Tướng nên hạn chế để quân Sỹ bị thí mạng một cách vô ích. Quân Tướng: Giống quân Vua trong cờ Vua. Tướng là quân cờ tối cao trong cờ Tướng và nếu bị ăn mất đồng nghĩa với thua cuộc. Tướng chỉ được phép di chuyển ngang dọc 1 ô một lần trong Cung (ô chữ X có hình vuông cỡ 2x2). Phản công Mã hay còn được gọi là Nửa cõi Sơn Hà, Giáp pháo bình phong hay Phản cung Mã,… là một thế cờ phòng thủ nổi tiếng trong làng cờ tướng hiện nay. Bình phong Mã là cho ngay 2 quân Mã lên giữ chốt đầu nhằm bảo vệ chặt chẽ trung lộ. Đây là thế cuộc có khả năng chống pháo đầu tốt nhất và thế trận ổn định nhất. Thế cờ Bình phong Mã này được sử dụng rất nhiều trong các giải đấu lớn hơn bất kỳ thế khai cuộc nào. Thuận pháo hay pháo thuận tức là khi cả hai người chơi đều khai cuộc bằng pháo đầu cùng chiều. Cụ thể, một bên đưa Mã ra giữ chốt thì bên kia đẩy Pháo lên giữa để dụ đối thủ dùng Pháo ăn chốt đầu. Khi nói tới các thế chiếu bí trong cờ tướng thì thế Uyên ương Pháo được áp dụng rất nhiều. Đây là thế cờ có bắt nguồn từ Tây Tạng, cho nên đây cũng là một thế cờ khá võ học. Khi đã bắt đầu gặp thế cờ này thì người chơi sẽ di chuyển quân Xe lên hai nước để hỗ trợ một Pháo, tiếp đến sẽ kéo thêm một quân Pháo kia sang đứng cạnh nhau để cùng ép quân Xe tiên làm cho đối thủ không thể xuất ra. |