Hướng dẫn học sinh làm các dạng văn biểu cảm

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THCS NHÂN CHÍNH Trưởng ban biên tập: Nguyễn Thị Thanh Vân - Hiệu trưởng

Địa chỉ: Số 17 ngõ 134 Phố Quan Nhân - Phường Nhân Chính - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội

Điện thoại: 024.35571214

Website: http://www.thcsnhanchinh.pgdthanhxuan.edu.vn

Hiện nay rất nhiều học sinh tiểu học sợ môn tập làm văn mỗi khi có tiết học tiếng việt. Đặc biệt là văn biểu cảm. Bởi các em thiếu cảm xúc thật, không biết làm bài văn như thế nào? viết đoạn văn ra sao? Vì vậy, làm thế nào để rèn luyện kĩ năng viết văn biểu cảm cho các em học sinh tiểu học là điều hết sức cần thiết. Sau đây các bạn hãy cùng lắng nghe những chia sẻ bổ ích của gia sư Văn Hà Nội để có phương pháp tốt nhất dạy các bé tiểu học môn tập làm văn nhé!

Hướng dẫn học sinh làm các dạng văn biểu cảm

Phương pháp dạy văn cho học sinh tiểu học cần được chú trọng ngay từ đầu

Với kinh nghiệm giảng dạy lâu năm của thầy cô tại trung tâm gia sư Thăng Long cũng như quá trình dạy học của các bạn gia sư văn của chúng tôi cho biết: “hầu hết học sinh làm văn miêu tả một cách rất máy móc, thụ động. Trong khi đó bản chất của tập làm văn không phải là sự bắt trước máy móc”.

Phần lớn những bài văn của học sinh tiểu học được viết dưới dạng hình thức văn mẫu mà các thầy cô giáo cho tham khảo trên lớp học. Do đó, chỉ cần không đúng “form” thì các em sẽ không thể nào viết được một bài văn hoàn chỉnh mà có cảm xúc. Đây là một vấn đề hết sức nguy hiểm, đáng báo động cho các em học sinh tiểu học nói riêng và học sinh cả nước nói chung trong quá trình học tập. Chính điều đó đã làm các em tiếp cận kiến thức một cách thụ động, ngại tư duy, chỉ đợi “ăn sẵn”.

Bên cạnh đó, một số phụ huynh vẫn chưa chú trọng môn học này cho con em mình. Họ chỉ cho rằng đây là môn học phụ, nên chỉ quan tâm những môn học như toán, tiếng anh,…Từ đó, các em sẽ có khuynh hướng:

♦ Một là: chủ quan, có suy nghĩ lệch lạc và xem đây là một môn học không cần thiết,

♦ Hai là: không chú tâm, bỏ bê trong quá trình học hoặc chỉ học để đối phó với thầy cô.

Hướng dẫn học sinh làm các dạng văn biểu cảm

Gia sư văn sẽ giúp học sinh tiểu học yêu thích môn tập làm văn

Vậy làm thế nào để rèn luyện, nâng cao kĩ năng làm tập làm văn cho học sinh tiểu học, đặc biệt là văn biểu cảm?

1. Rèn luyện kĩ năng quan sát, cảm thụ:

Để làm được một bài văn biểu cảm tốt trước hết người viết phải có cảm xúc, có cảm nhận ban đầu về đối tượng mà đề bài hướng đến. Đối tượng có thể là người, vật, hoặc một đoạn văn, đoạn thơ. Vì vậy khi làm bài gia sư văn cần hướng dẫn cho học sinh đọc kĩ đề bài để sử dụng những ngôn ngữ, phương thức biểu đạt cho phù hợp.

Muốn rèn luyện được kĩ năng này, học sinh cần phải học cách thường xuyên quan sát thế giới xung quanh để có cách nhìn tổng quan nhất. Chẳng hạn đề bài yêu cầu cảm nhận về con người, quê hương đất nước, một con vật mà em yêu thích,… Nếu như không có kỹ năng quan sát, học sinh sẽ không thể làm được dạng bài này. Đặc biệt là các em học sinh thành thị, ít được tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài hơn các em học sinh vùng nông thôn, Vì thế, khả năng tiếp cận, cảm xúc chân thật về đối tượng trên hầu như là không có.

Hơn nữa, học sinh tiểu học có đặc điểm tâm lí là chỉ thích tiếp cận với những gì các em có hứng thú. Vì vậy, việc tạo hứng thú trong quá trình học tập của các em là vô cùng quan trọng. Để làm được điều này, các bậc phụ huynh cần chú trọng các hoạt động ngoại khóa, tạo cho các em tâm lí thoải mái nhất, học mà chơi, chơi mà học. Từ những hoạt động ngoại khóa, vui chơi hàng ngày cũng chính là nền tảng, kiến thức bổ trợ tốt nhất để các em rèn luyện kĩ năng quan sát, cảm nhận về thế giới xung quanh, giúp các em có hứng thú làm bài và đạt chất lượng tốt hơn.

2. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh:

Muốn viết được một bài văn hay thì trước tiên học sinh cần phải viết câu, viết đoạn cho tốt. Khi viết, giáo viên cần chú ý rèn luyện kĩ năng viết câu mở đoạn cho học sinh. Từ đó, có thể triển khai thành một đoạn văn. Do đó, sẽ giúp học sinh viết được một đoạn văn theo trình tự logic nhất định, tránh lặp đi lặp lại một vấn đề, không thoát ý.

Khi viết bài, rất nhiều học sinh mắc lỗi lặp từ (thì, là, và, mà…), lặp ý trong cùng một đoạn văn. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách thay thế từ ngữ cho phù hợp, tránh trùng lặp gây cảm giác nhàm chán. Để các ý không bị trùng lăp, học sinh cần gạch ý rõ ràng (Lập ý) để triển khai theo đúng trình tự. Cần triển khai từng ý một cách chi tiết nhất, tránh trường hợp mới viết được 5-7 câu đã hết bài.

3. Rèn luyện kĩ năng viết cả bài văn biểu cảm:

Dựa trên quá trình viết các đoạn văn, học sinh có thể ghép chúng lại theo bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài theo một trình tự lôgic, thông qua các bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu về đối tượng cần cảm nghĩ.

Bước 2: Tìm ra những nét đặc sắc, nổi bật của đối tượng cảm nghĩ.

Bước 3: Xác định các ý chính cho bài văn (Lập ý).

Bước 4: Tiến hành lập dàn ý.

Hướng dẫn học sinh làm các dạng văn biểu cảm

Học sinh tiểu học cần biết quan sát hiện tượng, sự vật, thiên nhiên thường xuyên

Chẳng hạn, để làm được bài văn biểu cảm về con người, con vật, sự vật học sinh cần làm rõ các nhiệm vụ sau:

♦ Phần mở bài:

Giới thiệu và nêu tình cảm chung về đối tượng trong bài văn biểu cảm

♦ Phần thân bài:

Biểu cảm cụ thể về đối tượng.

Biểu cảm về vẻ đẹp ngoại hình (tính tình, nét tiêu biểu, tài năng).

Biểu cảm về những kỉ niệm sâu sắc với đối tượng biểu cảm.

♦ Phần kết bài:

Khẳng định lại tình cảm yêu quý của mình với đối tượng, liên hệ bản thân.

Văn biểu cảm không thể nói chung chung mà phải rất cụ thể, chỉ ra được sự yêu thích, thú vị ở chỗ nào hay nói cách khác chính là cảm xúc của người viết. Để nắm vững và củng cố kiến thức, kĩ năng về văn biểu cảm, không phải chỉ biết, hiểu mà quan trọng hơn là phải biết làm – biết thực hành – biết sáng tạo. Việc thực hành, luyện tập phải được thực hiện thường xuyên, liên tục.

Quý phụ huynh có nhu cầu tìm gia sư Văn dạy kèm môn Tiếng Việt – Tập Làm Văn cho học sinh tiểu học vui lòng liên hệ: